Quyền của người bản địa Australia
Sau hàng chục năm bị quên lãng, người bản địa Australia ngày càng có tiếng nói quan trọng hơn trong xã hội.
Ông Ken Wyatt phát biểu trước quốc hội
Diễn biến mới nhất trong tuần này là Thủ tướng vừa tái đắc cử Scott Morrison lần đầu bổ nhiệm nghị sĩ 66 tuổi Ken Wyatt – người bản địa, làm Bộ trưởng phụ trách người bản địa Australia. Nhiều người Australia bản địa vui mừng trước sự thăng tiến của ông Ken Wyatt, dù cho công việc mới mẻ của ông còn đầy thách thức khi Australia đang đầy tranh cãi về quyền bình đẳng dành cho người bản địa. Năm 2010, ông Ken Wyatt trở thành người bản địa đầu tiên được bầu vào Hạ viện Australia.
Trong bài phát biểu đầu tiên trên cương vị nghị sĩ, ông đã mặc trang phục của người bản địa. Đó là một chiếc áo khoác da kangaroo, được trang trí bằng lông con vẹt đen đuôi đỏ, được biết đến như một biểu tượng của tầng lớp thủ lĩnh người bản địa cao tuổi. Sau đó, ông trở thành người phụ trách sức khỏe người bản địa, một vị trí không có trong nội các.
Trước khi tham gia chính trường, ông là giáo viên tiểu học, là quan chức y tế công cộng kỳ cựu. Tại quốc hội, ông Wyatt giành được sự tôn trọng vì đã gắn bó với bản sắc của mình, thậm chí đôi khi ông đe dọa bỏ phiếu chống lại chính đảng của mình (đảng Tự do) về các vấn đề đi ngược lại lợi ích của người bản địa. Australia chỉ mới có 10 nghị sĩ bản địa ở Quốc hội liên bang trong khoảng 10 năm qua. Mẹ ông, bà Mona Abdullah, là một trong những “thế hệ bị đánh cắp”, là các thổ dân bị buộc rời khỏi cha mẹ theo chính sách đồng hóa của những Chính phủ Australia trước đây.
Video đang HOT
Người bản địa Australia bị phân biệt đối xử trong nhiều lĩnh vực, từ giáo dục đến việc làm. Mãi đến năm 1962, người bản địa mới có quyền bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử liên bang. Vì thế, Thủ tướng Australia năm 2008, Kevin Rudd, đã xin lỗi người bản địa về tình trạng phân biệt chủng tộc và sau đó các chính phủ kế nhiệm đến nay khôi phục dần quyền bình đẳng của người bản địa. Người bản địa chiếm khoảng 3% dân số Australia, nhưng các chuyên gia nói rằng điều đó không thể làm giảm tiếng nói của họ trong các cơ quan công quyền.
GIA BẢO
Theo SGGP
Australia cáo buộc chính phủ nước ngoài đứng sau vụ tin tặc tấn công mạng
Ngày 18/2, Thủ tướng Australia thông báo với Quốc hội là mạng máy tính của các đảng chính trị lớn và quốc hội đã trở thành mục tiêu tấn công của tin tặc được sự hỗ trợ của chính phủ nước ngoài.
Thủ tướng Australia Scott Morrison. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, thông báo về tình hình an ninh quốc gia trước Hạ viện Australia, Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết Trung tâm an ninh mạng Australia đã xác định được một vụ xâm nhập độc hại vào mạng máy tính của Quốc hội liên bang hồi đầu tháng 2 này.
Công tác điều tra còn phát hiện các mạng máy tính của một số đảng chính trị lớn ở Australia trong đó có đảng Tự do, Công đảng bị ảnh hưởng.
Các cơ quan an ninh của Australia đã phát hiện và ngăn chặn vụ tấn công nói trên và cho rằng có bàn tay hậu thuẫn "tinh vi" của một chính phủ nước ngoài trong vụ việc, tuy nhiên chưa rõ nước nào đứng sau vụ tấn công và động cơ tiến hành vụ việc.
Lực lượng chức năng Australia chưa xác định được có tài liệu nào bị đánh cắp trong các vụ tấn công này hay không, cũng như hành động xâm nhập kéo dài trong bao lâu và có khả năng một số nhân vật chính trị bị tống tiền hay không.
Đầu tháng 2 này, Australia thông báo phát hiện một vụ xâm nhập hệ thống máy tính của Quốc hội liên bang, buộc người dùng, trong đó có Thủ tướng Morrison và các thành viên trong Nội các, phải thay đổi mật khẩu và áp dụng các biện pháp an ninh.
Các cuộc tấn công mạng nói trên diễn ra chỉ vài tháng trước khi Australia dự kiến tiến hành bầu cử vào giữa tháng 5 tới, do đó làm dấy lên quan ngại về nguy cơ tin tặc can thiệp bầu cử.
Tuy nhiên, Thủ tướng Morrison nêu rõ không có bằng chứng nào cho thấy các vụ tấn công này dẫn đến can thiệp bầu cử. Ủy ban Bầu cử Australia đã được cảnh báo và bất kỳ đảng chính trị nào cũng sẽ được hỗ trợ cần thiết để bảo vệ mạng máy tính của mình.
Australia từng cáo buộc một số nước trong đó có Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công mạng. Tuy nhiên, tuần trước, Bắc Kinh đã bác bỏ cáo buộc Trung Quốc đứng sau vụ tấn công mạng của Quốc hội liên bang Australia.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nêu rõ cáo buộc tin tặc được Chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn là "một phần của chiến dịch bôi nhọ" nước này.
Theo bà, Trung Quốc luôn khẳng định tất cả thành viên của cộng đồng quốc tế cần đảm bảo an ninh mạng do đây là vấn đề toàn cầu liên quan đến lợi ích chung của tất cả các nước./.
Theo Nguyễn Minh - Ngọc Hà/TTXVN
Australia thành lập Cơ quan chống tham nhũng mới Chính phủ Australia thành lập Cơ quan chống tham nhũng mới sau khi chịu nhiều sức ép về việc tăng cường tính liêm chính của bộ máy công quyền. Ngày 13/12, Thủ tướng Australia Scott Morrison tuyên bố thành lập Cơ quan chống tham nhũng mới nhằm giúp phát hiện và điều tra các hành vi phạm tội của cá nhân làm việc...