Quyền con người và quyền công dân trong Tuyên ngôn độc lập
Là một áng văn lập quốc ngắn gọn, súc tích, Tuyên ngôn độc lập do Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội tuyên bố trước quốc dân và thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không chỉ là một văn bản pháp lý hiện đại, khai sinh một nước Việt Nam mới, mở ra một kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam mà còn khẳng định quyền con người – một giá trị phổ quát của nhân loại và quyền công dân đã, đang và sẽ được thực thi ở cả phương diện lý luận cũng như trong thực tiễn.
Bản Tuyên ngôn Độc lập bằng 3 thứ tiếng Việt – Anh – Pháp do VNTTX phát đi ngày 15/9/1945, thông báo với toàn thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam mới. Đây là bản tin phát sóng đầu tiên của VNTTX
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP VÀ VẤN ĐỀ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN
“Quyên con ngươi là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người”[1]. Hiểu một cách khái quát thì đó là “những quyền bẩm sinh, vốn có của con người mà nếu không được hưởng thì chúng ta sẽ không thể sống như một con người”[2]. Với ý nghĩa đó, quyên con ngươi là tự nhiên, vốn có, không do chủ thể nào ban phát; đươc ap dung binh đăng vơi tât ca moi ngươi thuôc moi dân tôc, trong mọi hoàn cảnh, không thay đổi theo thời gian và không phu thuôc vao biên giơi quôc gia, lãnh thổ hay tư cach ca nhân, môi trương sông cua họ.
Quyên con ngươi “được thể hiện và bảo đảm bằng các quy định của pháp luật, dưới các hình thức điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, nguyên tắc pháp luật chung và các nguồn khác của luật quốc tế”[3]. Quan niệm này cho thấy tính nhân đạo, nhân văn vì con người; đồng thời, cũng là cơ sở để con người có thể đấu tranh với những biểu hiện vi phạm về quyền con người ở nơi này hay nơi khác, quốc gia này hay quốc gia khác.
Gần gũi với khái niệm quyền con người, nhưng quyền công dân có nội dung “thu hẹp” hơn quyền con người và gắn liền với nhà nước (nhà nước pháp điển hóa các quyền tự nhiên của con người dưới hình thức các quyền công dân). Đó là “tập hợp những quyền tự nhiên được pháp luật của một nước ghi nhận và bảo đảm, nhưng chủ yếu dành cho những người có quốc tịch của nước đó”[4]. Vì thế, quyền công dân không áp dụng chung cho tất cả các quốc gia mà là được áp dụng trong một quốc gia nhất định; và đi lền cùng đó là các quốc gia khác nhau có hệ thống quyền công dân khác nhau.
Thực tế, quyền công dân chỉ la nhưng quyên con ngươi đươc cac nha nươc thưa nhân, ap dung cho riêng công dân cua minh; thể hiện vị thế của mỗi cá nhân trong quan hệ với quốc gia mà cá nhân đó là công dân và có nội hàm hẹp hơn so với quyền con người; đồng thời, chỉ được áp dụng trong lãnh thổ quốc gia và có thể bị thay đổi theo thời gian.
Về bản chất, cả quyền con người và quyền công dân đều là những gì mà một cá nhân con người được phép làm và được thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ bởi các chủ thể khác; đều biểu thị mối quan hệ của cá nhân con người với cộng đồng nhân loại (quyền con người) và với quốc gia nơi mà người đó có quốc tịch (quyền công dân); đều xoay quanh một chủ thể chung (của quyền), đó chính là con người và một chủ thể chung (có nghĩa vụ) chính là là cộng đồng nhân loại mà thể chế chính trị – pháp lý trung tâm là nhà nước.
Lịch sử nhân loại kể từ khi xã hội có sự phân chia giai cấp và nhà nước, có bóc lột và bị bóc lột, có áp bức và bị áp bức thì cũng đã có những cuộc đấu tranh cho quyền tự do, bình đẳng của con người và công bằng trong xã hội. Tư tưởng về giải phóng con người, thực hiện quyền con người được hình thành và phát triển qua các giai đoạn lịch sử của nhân loại, gắn liền với từng quốc gia, dân tộc. Đấu tranh cho quyền con người luôn là tâm điểm của các cuộc đấu tranh dân tộc, giai cấp; gắn liền với các cuộc đấu tranh để giải phóng dân tộc, giai cấp, con người và diễn ra trên mọi phương diện chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội…
Chủ nghĩa Mác – Lênin khi bàn về quyền con người đã thể hiện rõ sự thống nhất trong tư tưởng của các ông về con người và về quyền của con người; về tự do và dân chủ; về con đường đấu tranh để giải phóng con người và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội[5]. Con người theo C.Mác “là tổng hòa những quan hệ xã hội”[6] và “tự do là cái vốn có của con người đến mức mà ngay cả những kẻ thù của tự do; cũng thực hiện tự do, trong khi chống lại việc thực hiện đó, chúng muốn chiếm lấy, với tư cách là vật trang sức quý giá nhất, cái mà họ đã bác bỏ, với tư cách là vật trang sức của bản tính loài người”[7]… Hơn nữa, “cái quan niệm cho rằng tất cả mọi người, với tư cách là con người, đều có một cais gì chung, rằng trong phạm vi cái chung đó mọi người đều bình đẳng, dĩ nhiên là một quan niệm rất cũ rồi”[8], bởi rằng, con người là sản phẩm của xã hội, của những quan hệ xã hội mà xã hội thì luôn vận động, cho nên con người và quyền con người cũng thay đổi, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh.
Nói thế để thấy rằng, quyền tự do và bình đẳng là quyền cốt lõi nhất của con người, nhưng các quyền đó không thể và không được thực thi trong một xã hội/quốc gia/dân tộc đang bất bình đẳng – đang chịu sự bất bình đẳng – đang bị thống trị bởi một quốc gia khác. Nói thế cũng để thấy rằng, Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên khi đất nước đang đắm chìm trong đêm trường nô lệ dưới ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp; khi mà ở nơi đó, mọi quyền sống của con người và quyền dân tộc đều không được thực thi, nên Người nhận thức sâu sắc rằng, ở nơi đó những người dân bị mất nước không có quyền con người và càng không có quyền công dân.
Yêu nước và thương dân, nguyện vọng thiết tha của Hồ Chí Minh là: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”[9] và “Cái mà tôi cần nhất trên đời là: Đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập”[10]. Vì thế, Hồ Chí Minh đã rời Tổ quốc ra đi tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân mình khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân.
Trong hành trình bôn ba, trải nghiệm và khảo cứu tình hình, đời sống chính trị của các quốc gia ở nhiều châu lục, Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc rằng, quyền con người nói chung, quyền công dân nói riêng và quyền tự quyết của mỗi dân tộc chỉ có thể có được/được thực thi khi đất nước được độc lập, tự do, khi người dân là chủ/được làm chủ. Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, quyền con người, quyền công dân và quyền dân tộc chỉ có thể trở thành hiện thực thông qua một cuộc “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”[11]; trong đó, về phương diện xã hội thì: “a) Dân chúng được tự do tổ chức. b) Nam nữ bình quyền,v.v.. c) Phổ thông giáo dục theo công nông hóa”[12]; về phương diện chính trị thì: a) Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. b) Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập…; về phương diện kinh tế thì: “a) Thủ tiêu hết các thứ quốc trái…c) Thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo…f) Thi hành luật ngày làm 8 giờ”[13].
Xuất phát từ điều kiện cụ thể của đất nước và kế thừa có chọn lọc những nội dung hợp lý của tư tưởng nhân quyền hiện đại, tiến bộ của nhân loại, đặc biệt là vận dụng sáng tạo tư tưởng giải phóng con người, giải phóng xã hội của chủ nghĩa Mác – Lênin, những nội dung quan trọng nêu trên được khẳng định trong Chánh cương vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được chính Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân Việt Nam kiên cường đấu tranh và giành lại bằng cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945.
Tuyên ngôn độc lập do Hồ Chí Minh soạn thảo và tuyên bố ngày 2/9/1945 trước toàn dân và thế giới không chỉ tuyên bố sáng lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khẳng định tính hợp pháp của nước đó và Chính phủ lâm thời do Người đứng đầu mà còn mang một giá trị đặc biệt khi diễn ra đúng thời điểm chiến tranh thế giới thứ hai vừa kết thúc.
Video đang HOT
Theo Hồ Chí Minh, đây là những quyền tự nhiên vốn có của con người, là “những lẽ phải không ai chối cãi được”[16] và những quyền chính đáng ấy của con người cũng hoàn toàn chính đáng/được áp dụng đối với mọi người dân Việt Nam, đang sống trên đất nước Việt Nam. Và đã là quyền chính đáng – quyền của con người, thì bất cứ ai, tổ chức nào, quốc gia nào cũng không thể/không có quyền cướp đoạt/tước đoạt nó đi, cũng như không ai/không dân tộc nào lại cam chịu, khuất phục để bị cướp mất. Vì thế, Tuyên ngôn độc lập không chỉ tuyên bố đanh thép: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”[17] mà còn đi đến khẳng định rằng, “nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”[18]…
Thực tế là, khi Hồ Chí Minh trích dẫn Tuyên ngôn độc lập 1776 của Hoa Kỳ về quyền của con người và tuyên bố nó trước nhân dân Việt Nam và thế giới ngày 2/9/1945 để thực thi tại Việt Nam, thì chữ men (trong All men) trong Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ có nghĩa là những người đàn ông da trắng có sở hữu, sự sở hữu này nhiều khi gồm cả những người nô lệ da đen. Năm 1870, Hiến pháp bổ sung của Hoa Kỳ mới công nhận quyền bầu cử của người Mỹ da đen; trong đó, Điều XV, khoản 1 ghi rõ: “Quyền bầu cử của công dân Hoa Kỳ sẽ không bị phủ nhận hoặc hạn chế, dựa vào lý do chủng tộc, màu da, hay tình trạng nô lệ trước đây”[19]. Còn phụ nữ Mỹ thì 144 năm sau mới được Điều XIX Hiến pháp bổ sung của Mỹ phê chuẩn ngày 18/8/1920 ghi nhận: “Quyền bầu cử của công dân Hoa Kỳ sẽ không bị phủ nhận hoặc hạn chế bởi Liên bang hay bất cứ bang nào với lý do giới tính”[20].
Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam do Hồ Chí Minh đọc ngày 2/9/1945 nhưng ngày 10/12/1948, Đại hội đồng Liên hợp quốc mới thông qua Tuyên ngôn về quyền con người (30 điều). Đó cũng chính là nhiệm vụ mà tất cả các dân tộc và tất cả các quốc gia trên thế giới đều cần phải thực hiện. Với Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh đã thêm một lần khẳng định quyền cơ bản của con người và tuyên bố về quyền của dân tộc Việt Nam – với tư cách là một quốc gia độc lập trong cộng đồng các dân tộc trên thế giới; đồng thời cho thấy các quyền cơ bản của con người và quyền công dân sẽ được thực thi tại một nước Việt Nam độc lập.
HIỆN THỰC HÓA QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN Ở VIỆT NAM
Bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam không dài, chỉ có 49 câu, với hơn một ngàn chữ, song lại chứa đựng những nội dung vô cùng lớn, ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Không chỉ khai sinh một nhà nước Việt Nam mới, đưa dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, Tuyên ngôn độc lập còn là bản tuyên ngôn về nhân quyền, về thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì quyền bình đẳng thiêng liêng giữa các dân tộc và mỗi con người dưới sự lãnh đạo của Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Với ý nghĩa đó, quyền dân tộc tự quyết của Việt Nam là chính đáng; quyền con người mà nhân dân Việt Nam được thụ hưởng cũng là chính đáng và đương nhiên quyền công dân của mỗi người dân/công dân Việt Nam được thực thi ở một nước Việt Nam độc lập, tự do cũng là tất yếu.
Tuy nhiên, cũng theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc là yếu tố khởi đầu/cần thiết để thực thi quyền con người, quyền công dân, song đó không phải là yếu tố duy nhất bảo đảm để 2 quyền này trở thành hiện thực, bởi: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”[21]. Những giá trị về quyền con người do Hồ Chí Minh trích dẫn, khẳng định trong Tuyên ngôn độc lập là những giá trị bất hủ và đã, đang và sẽ thực hiện trong cộng đồng các dân tộc, trong đó có Việt Nam.
Sau bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 của Việt Nam, lần đầu tiên, cộng đồng quốc tế biết đến tư tưởng quyền con người hiện đại từ Hiến chương của Liên hợp quốc (ký ngày 26/6/1945 tại San Francisco; có hiệu lực ngày 24/10/1945) và “Tuyên ngôn thế giới về quyền con người” của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 10/2/1948. Song trong cả 2 văn kiện quan trọng này, khái niệm quyền con người mới chỉ dừng ở các quyền của cá nhân mà chưa tính đến các điều kiện chính trị, xã hội, lịch sử, văn hóa,v.v.. của mỗi dân tộc, trong đó có quyền dân tộc tự quyết. Sau đó, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (1966); Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (1966) được coi là bộ luật Quyền con người quốc tế; Tuyên bố Viên và Chương trình hành động của Liên hợp quốc (1993) đã xác định quyền dân tộc tự quyết là một quyền con người – quyền tập thể của quyền con người. Trong đó, Điều 1 của hai công ước trên đã khẳng định: “Tất cả các dân tộc đều có quyền dân tộc tự quyết” và Tuyên bố Viên và Chương trình hành động đã nhấn mạnh: “Việc khước từ quyền dân tộc tự quyết là sự vi phạm nhân quyền”. Như vậy, rõ ràng, tư tưởng về quyền dân tộc tự quyết – quyền tập thể của quyền con người trong Tuyên ngôn độc lập 1945 của Việt Nam không chỉ được Hồ Chí Minh phát triển sáng tạo, đứng vững qua thử thách của thời gian mà còn đi trước nhận thức chung của Liên hợp quốc hơn 20 năm.
Đối với cộng đồng các dân tộc, dù quy định theo cách nào thì quyền con người, quyền công dân cũng là một nội dung quan trọng, có tính xuyên suốt trong Hiến pháp của các quốc gia. Bởi thực tế, trong lịch sử nhân loại, kể từ khi xã hội có sự phân chia thành giai cấp, có bóc lột và bị bóc lột, có áp bức và bị áp bức thì những tư tưởng về quyền tự do, bình đẳng đã hình thành và theo đó, cùng với sự phát triển của lịch sử, đấu tranh cho tự do của con người, công bằng trong xã hội luôn là mục tiêu, lý tưởng của nhân loại.
Ở Việt Nam, sau Tuyên ngôn độc lập, ngày 3/9/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Hồ Chí Minh đã nêu 6 nhiệm vụ cấp bách phải thực thi; trong đó, có nhiệm vụ xây dựng và ban hành Hiến pháp dân chủ để chế định quyền của nhân dân/công dân Việt Nam. Người đồng thời yêu cầu sớm tổ chức Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu; trong đó, các sắc lệnh về tổ chức Tổng tuyển cử: Sắc lệnh số 14-SL ngày 8/9/1945 quy định sẽ mở cuộc Tổng tuyển cử để bầu Quốc hội, quy định tất cả công dân trai gái đủ 18 tuổi trở lên đều được quyền ứng cử và bâu cử theo luật định không phân biệt giau nghèo, dân tôc, tôn giáo và giống nòi; Sắc lệnh số 39-SL ngày 26/9/1945 về thành lập Uỷ ban dự thảo thể lệ cuộc Tổng tuyển cử; Sắc lệnh số 51-SL ngày 17/10/1945 quy định thể lệ cuộc Tổng tuyển cử phải thực hiện theo lối phổ thông đầu phiếu, bầu cử trực tiếp và bỏ phiếu kín; Sắc lệnh số 71-SL ngày 2/12/1945 bổ khuyết Điều 11 chương V của Sắc lệnh số 51 nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người ứng cử… được ban hành đã thể hiện rõ sự hiện thực hóa quyền con người, quyền công dân của mỗi người dân/công dân tại nước Việt Nam độc lập.
Theo đó, tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: Chính trị, kinh tế, văn hóa (Điều 6). Công dân Việt Nam đều được bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tùy theo tài năng và đức hạnh của mình (Điều 7). Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện (Điều 9). Công dân Việt Nam có quyền: Tự do ngôn luận, tự do xuất bản; tự do tổ chức và hội họp; tự do tín ngưỡng; tự do cư trú đi lại trong nước và nước ngoài (Điều 10). Tư pháp chưa quyết định thì không được bắt bớ và giam cầm người công dân Việt Nam, không ai được xâm phạm một cách trái luật (Điều 11). Quyền tư hữu của công dân Việt Nam được bảo đảm (Điều 13). Chế độ bầu cử là phổ thông đầu phiếu (Điều 17). Tất cả công dân từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt trai gái đều có quyền bầu cử trừ những người mất trí và những người mất quyền công dân. Người ứng cử phải là những người có quyền bầu cử (Điều 18). Nhân dân có quyền bãi miễn các đại biểu mà mình đã bầu ra (Điều 20). Người dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia (Điều 21)…
Cùng với thời gian, Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng có thay đổi và đi liền cùng đó, trong Hiến pháp sửa đổi năm 1959, quyền con người, quyền công dân được chế định trong chương III: Quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng được mở rộng dân so với Hiến pháp 1946 ở một số quyền của công dân như quyền nhà ở, quyền làm việc, quyền nghỉ ngơi, quyền học tập và tự do nghiên cứu khoa học, hoạt động văn hoá, quyền khiếu nại tố cáo…
Trong Hiến pháp 1992, chương V: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, Điều 50 ghi rõ: Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật – thừa nhận cả hai khái niệm quyền con người, quyền công dân…
Trong Hiến pháp năm 2013, Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân từ Chương V trong Hiến pháp năm 1992 đã chuyển về Chương II: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (giống Chương II, Hiến pháp năm 1946). Trong đó, có sự phân biệt giữa quyền con người và quyền công dân. Cụ thể như: Quyền bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trước pháp luật (Điều 16). Quyền không bị trục xuất, giao nộp cho nước khác (Khoản 2, Điều 17). Không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm (Khoản 1, Điều 20). Quyền bảo vệ đời tư (Điều 21). Quyền có nơi ở hợp pháp (Điều 22). Quyền tiếp cận thông tin (Điều 25); quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội (Điều 28). Quyền bình đẳng giới (Điều 26). Quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân (Điều 29). Quyền được xét xử công bằng, công khai và không bị coi là có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án (Điều 31). Quyền sở hữu tài sản tư nhân (Điều 32). Quyền bảo đảm an sinh xã hội (Điều 34). Quyền có việc làm (Điều 35). Quyền được sống trong môi trường trong lành (Điều 43)… Các điều này đáp ứng đầy đủ nhu cầu chính đáng và ngày càng tăng về quyền con người, quyền công dân đã được nêu ra trong Hiến chương Liên hợp quốc và Tuyên ngôn thế giới về quyền con người.
Có thể thấy, quyền con người, quyền công dân, mối quan hệ giữa quyền con người và quyền công dân Hồ Chí Minh đã nêu ra/thể hiện trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945 không chỉ được thực thi tại Việt Nam mà còn ngày càng được điều chỉnh, bổ sung, mở rộng, quy định rõ ràng và hoàn thiện hơn trong các bản Hiến pháp; trong chủ trương, chính sách của Đảng và hệ thống pháp luật của Nhà nước. Trong thực tế, thể chế hóa Hiến pháp năm 2013 và thực thi các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã gia nhập, ký kết, Việt Nam đã bổ sung, sửa đổi và ban hành nhiều văn bản luật, pháp lệnh liên quan đến quyền con người, quyền công dân, phù hợp với Hiến pháp năm 2013. Trong đó, phải kể đến Luật đầu tư 2014, Luật doanh nghiệp 2014, Luật trưng cầu dân ý 2015, Luật quy hoạch 2017, Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017, Luật tiếp cận thông tin 2018…
Có thể nói, 75 năm trôi qua kể từ khi Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã nỗ lực để hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, quyền công dân; từng bước chế định, hoàn thiện, xác định và quy định rõ ràng hơn về quyền con người và quyền công dân. Việc thực thi 2 quyền này ở Việt Nam chính là nhằm để mỗi người dân/công dân Việt Nam ngày càng được thụ hưởng tốt hơn quyền con người, quyền công dân gắn với quá trình xây dựng và bảo vệ, phát triển đất nước, nhất là trong 35 năm đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng. Minh chứng sinh động này cũng cho thấy, không chỉ dừng chỉ ở đó mà Việt Nam còn đóng góp tích cực vào hoạt động của Hội đồng Bảo an, Hội đồng Nhân quyền, Hội đồng Kinh tế – xã hội, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021,v.v.. và là thành viên có trách nhiệm với Liên hợp quốc để hiện thực hóa quyền con người, quyền công dân trong cộng đồng các quốc gia trên thế giới./.
Lãnh đạo các nước tiếp tục gửi Điện, Thư mừng nhân dịp kỷ niệm 75 năm Quốc khánh nước ta
Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2020), lãnh đạo các nước Singapore, Ukraina, Cộng hòa Bolivariana Venezuela, Cộng hòa Azerbaijan, Cộng hòa Armenia, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Estonia, Hungary, Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, Rumani đã có Điện và Thư mừng gửi Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Quảng trường Ba Đình rực rỡ trong ngày Quốc khánh 2/9. Ảnh: TTXVN
Tổng thống Singapore Halimah Yacob đã gửi Thư mừng tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Trong thư, Tổng thống Halimah Yacob đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội cũng như thành công của Việt Nam trong việc kiểm soát đại dịch COVID-19; khẳng định ủng hộ Việt Nam đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN 2020; mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược trên cơ sở hợp tác nhiều mặt và gắn bó giữa lãnh đạo, doanh nghiệp và nhân dân hai nước, cùng nhau vượt qua những thách thức hiện nay. Trước đó, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã gửi Thư mừng đến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Tổng thống Ukraina, Volodymyr Zelensky đã gửi Điện mừng tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; Thủ tướng Ukraina Denis Shmygal đã gửi Điện mừng tới Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Trong điện, Các lãnh đạo Ukraina đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế những năm qua; khẳng định mong muốn tăng cường đối thoại và hợp tác hiệu quả giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực; bày tỏ tin tưởng rằng, quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác toàn diện giữa Ukraina và Việt Nam ngày càng phát triển, vì lợi ích nhân dân hai nước.
Tổng thống Cộng hòa Bolivariana Venezuela Nicolas Maduro Moros và Phó Chủ tịch thứ nhất Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Venezuela Diosdado Cabello Rondon đã gửi Điện mừng tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Trong điện, các lãnh đạo Venezuela gửi tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lời chúc mừng chân thành nhất, bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với những thành tựu mang tính lịch sử của dân tộc Việt Nam trong suốt 75 năm qua và tái khẳng định cam kết tăng cường mối quan hệ Đối tác toàn diện Venezuela -Việt Nam.
Tổng thống Cộng hòa Azerbaijan Ilham Aliyev đã gửi Điện mừng tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; Thủ tướng Azerbaijan Ali Asadov đã gửi Điện mừng đến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Tổng thống Armenia Armen Sarkissian đã gửi Điện mừng đến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan gửi Điện mừng đến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev đã gửi Điện mừng tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Tổng thống Cộng hòa Ba Lan Andrzej Duda đã gửi Điện mừng tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Tổng thống Cộng hòa Estonia Kersti Kaljulaid đã gửi Thư mừng tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Tổng thống Hungary Áder János đã gửi Điện mừng đến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch Quốc hội Hungary Kvér László đã gửi Thư mừng tới Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Tổng thống Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã gửi Điện mừng tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Thủ tướng Rumani Ludovic Orban đã gửi Điện mừng tới Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
* Nhân dịp này, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan, Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu, Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Angola Téte António, Bộ trưởng Ngoại giao Azerbaijan Jeyhun Bairamov, Bộ trưởng Ngoại giao Rumani Bogdan Aurescu đã gửi Điện, Thư mừng tới Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Cái "đuôi cáo" của một số người núp bóng "thần linh pháp quyền" Những ngày này, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang phấn khởi chào mừng kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh (2-9). Ngày mà Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Đảng, Chính phủ Lâm thời và quốc dân đồng bào đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, đánh dấu một sự kiện vĩ đại trong lịch sử...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Kỳ lạ 1km đường có... 23 biển báo cấm đỗ xe

Tai nạn 6 người chết: Phần đuôi xe khách văng vào ô tô đầu kéo đi chiều ngược lại

Hiện trường vụ tai nạn giữa xe khách và xe đầu kéo khiến 6 người tử vong

Chủ shop "đau đầu" vì thông tin khách bị lộ, giả shipper lừa đảo tràn lan

Xác minh clip 2 tài xế ô tô cầm kiếm dọa chém nhau giữa đường ở TPHCM

Giải cứu cụ ông 78 tuổi khỏi căn nhà đang cháy ở Hà Nội

Hai đèn đỏ bất hợp lý liền nhau, cả ngã tư đứng im

Em gái mượn tên để đăng ký kết hôn, người chị bỗng có '2 chồng'

Ô tô 5 chỗ bị ép chặt giữa 2 xe container trên cầu Phú Mỹ, giao thông ùn ứ 2 giờ

Một công dân Thanh Hóa bị khống chế, cưỡng bức lao động tại Campuchia

Vụ công nhân muốn viết di chúc nhờ nhận tiền thôi việc: Đề xuất bất ngờ

Tàu chở 6 người bị sóng lớn đánh chìm trên biển Nha Trang
Có thể bạn quan tâm

Hồ Ngọc Hà mượn trang sức 30 tỷ, tranh cãi khi catwalk cùng Pia, Mai Davika
Sao việt
14:25:07 22/02/2025
Phát triển du lịch sinh thái rừng bền vững
Du lịch
14:23:58 22/02/2025
Tổng thống Trump bình luận việc đến Nga dự lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng
Thế giới
14:11:40 22/02/2025
Chọc ghẹo cô gái giữa phố, hai thanh niên bị đánh nhập viện
Pháp luật
13:47:42 22/02/2025
Xem lại ảnh thời thơ ấu của chồng, người vợ nhận ra sự thật bất ngờ từ nhiều năm trước
Netizen
13:06:22 22/02/2025
Nên duyên vợ chồng sau tai nạn ô tô
Lạ vui
13:05:45 22/02/2025
Khán giả thực sự nói gì về Nữ Tu Bóng Tối: Một cái tên diễn hay hơn cả Song Hye Kyo?
Hậu trường phim
12:54:00 22/02/2025
Nóng: Thành viên Wonder Girls bị tố lừa đảo
Sao châu á
12:50:44 22/02/2025
Nữ rapper vừa "phá đảo" cùng Jennie: Quá khứ thất nghiệp, nghiện chất cấm nay là chủ nhân Grammy ở tuổi 27
Nhạc quốc tế
12:43:55 22/02/2025
Binz bị "bóc trần" điểm yếu theo cách không ngờ tới
Nhạc việt
12:05:22 22/02/2025