Quyền Bộ trưởng Y tế: Từng gia đình đều có thể trở thành ổ dịch COVID-19
Quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cảnh báo dịch COVID-19 đang lây lan nhanh, diễn biến phức tạp, từng gia đình đều có thể trở thành ổ dịch.
“Lần này chúng ta xác định dịch COVID-19 đang có diễn biến phức tạp, các địa phương cần nâng cao cảnh giác. Có thể sẽ xuất hiện chùm ca bệnh, ca bệnh tại cộng đồng vì tốc độ lây lan của dịch khá nhanh. Lần trước chỉ có khoảng 40 ổ dịch, còn lần này lan khoảng 150 ổ. Từng gia đình đều có thể trở thành ổ dịch”, Quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh trong cuộc họp giao ban trực tuyến về công tác phòng chống dịch COVID-19 với các Sở Y tế các địa phương chiều 19/8.
Từ bài học của Đà Nẵng, Quảng Nam và Hải Dương, quyền Bộ trưởng nhận thấy, nhiều địa phương hiện còn lúng túng trong cách xử lý, đó là lý do vì sao Bộ Y tế thường xuyên điều chuyên gia từ trung ương đến hỗ trợ. Các địa phương phải chuẩn bị cho tâm thế dịch sẽ kéo dài, nếu như không có vắc xin cuộc chiến chống dịch sẽ rất khó khăn. Chúng ta phải xác định từ nay trở đi sẽ không có lúc nào bình yên, phải luôn sẵn sàng khi có dịch.
Theo đánh giá của người đứng đầu ngành Y tế, trong gần 1 tháng qua, Bộ cùng các địa phương triển khai tất cả các biện pháp chống dịch COVID-19 quyết liệt. Chưa bao giờ Bộ Y tế huy động các chuyên gia đầu ngành đông đảo, tinh nhuệ về hỗ trợ Đà Nẵng, Quảng Nam kiểm soát dịch bệnh.
Tuy đội ngũ y bác sĩ ngăn chặn được nguồn lây nhiễm, điều trị khỏi cho nhiều bệnh nhân nhưng vẫn có 25 trường hợp mắc COVID-19 tử vong. Đa phần các bệnh nhân tử vong đều có bệnh lý nền nặng như ung thư máu, chạy thận nhân tạo, bệnh tim mạc…, ông Long cho hay.
Về tình hình dịch tại tỉnh Hải Dương, Bộ Y tế xác định khả năng nguồn bệnh xâm nhập vào quán ăn “ Thế giới bò tươi” – nơi có ca bệnh 867 từ ngày 25 đến 27/7. Hiện địa phương ghi nhận tổng số 11 trường hợp mắc COVID-19 có liên quan. Trong những ngày tới có thể có thêm ca nhiễm mới. Do đó, Bộ Y tế tiếp tục phối hợp cùng Hải Dương khẩn trương truy vết thật nhanh, xét nghiệm thật nhanh để khoanh vùng dập dịch.
GS.TS Nguyễn Thanh Long, quyền Bộ trưởng Bộ Y chủ trì cuộc họp. (Ảnh: Suckhoedoisong)
Liên quan đến vấn đề vắc xin ngừa COVID-19, quyền Bộ trưởng cho rằng, Bộ Y tế đang tìm mọi phương pháp, dưới mọi góc độ để tiếp cận vắc xin nhưng không thể sớm hơn được. Ít nhất cũng phải 6 tháng cuối năm 2021, từ nay đến lúc đó, chúng ta phải sẵn sàng “chiến đấu với giặc”.
Do vậy, các địa phương cố gắng bằng mọi cách nâng cao công suất xét nghiệm bằng PCR. Đặc biệt tỉnh Khánh Hoà cần tối thiểu đạt 2.000 mẫu/ ngày vì đây là địa phương có nhiều khách du lịch, sẵn sàng trong tình huống dịch bệnh bùng phát diện rộng.
Ông đề nghị các cơ sở y tế phải có kế hoạch ứng phó chủ động và nhịp nhàng để tránh trường hợp nếu chúng ta phong toả một loạt các bệnh viện thì sẽ khó khăn trong khám chữa bệnh cho bệnh nhân cần cấp cứu. Các địa phương phải lên kịch bản sẵn về việc các bệnh viện sẽ sẵn sàng hỗ trợ, tiếp nhận bệnh nhân trong trường hợp trên địa bàn có cơ sở y tế bị “đóng băng”.
Video đang HOT
Các địa phương phải nâng cao năng lực xét nghiệm, chuẩn bị tâm thế có dịch, tránh tâm thế trông chờ, thụ động. Phải chủ động trong các tình huống ca bệnh tăng để huy động năng lực xét nghiệm. Xét nghiệm rất quan trọng, từ xét nghiệm chúng ta mới có thể nhanh chóng truy vết, giám sát, cách ly, khoanh vùng, dập dịch, quyền Bộ trưởng nhấn mạnh.
Rút nhóm chuyên gia xét nghiệm trong Đà Nẵng ra hỗ trợ Hà Nội
Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Hà Nội sáng nay (8/8) có cuộc họp với đoàn công tác Bộ Y tế dưới sự chủ trì của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung và Quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long.
4 đơn vị sẵn sàng hỗ trợ Hà Nội xét nghiệm PCR
Thông tin về phương án hỗ trợ Hà Nội, Giám đốc BV Bạch Mai Nguyễn Quang Tuấn cho biết, BV đã chuẩn bị tương đối đủ các sinh phẩm, thiết bị xét nghiệm và sẵn sàng hỗ trợ Hà Nội để xét nghiệm ngay. Thống nhất gộp 5 mẫu để xét nghiệm 1 lần.
BV Bạch Mai cũng chuẩn bị 500 giường bệnh để phục vụ công tác điều trị trong trường hợp xấu nhất nếu số lượng người mắc ở Hà Nội tăng vọt.
"Đảm bảo đủ các phương tiện phòng hộ, máy xét nghiệm, máy thở và mua sắm, sẵn sàng xung trận đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thủ đô", ông Tuấn nói.
Giám đốc BV Bạch Mai kiến nghị Hà Nội nghiên cứu sử dụng phương pháp xét nghiệm nhóm theo tham khảo các phương án của Tổ chức Y tế thế giới. Việc gộp 5 mẫu trong 1 lần xét nghiệm vẫn đảm bảo chính xác.
"Nếu 5 mẫu có 1 mẫu dương thì xét nghiệm lại cả 5 mẫu, còn nếu âm tính thì bỏ đi luôn, có thể ứng dụng xét nghiệm tại các cơ sở của Hà Nội và của Bộ Y tế", ông Tuấn nói.
Quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long
Về vấn đề này, quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long thông tin, Bộ vừa ban hành quyết định công nhận phương án xét nghiệm này. Như vậy, với năng suất ở một số đơn vị là 1.000 mẫu/ngày có thể tăng lên 5.000 mẫu/ngày mà vẫn đảm bảo chính xác, giúp tăng tốc độ xét nghiệm cho Hà Nội.
"Về sinh phẩm, Bộ có thể đảm bảo đủ sinh phẩm để Hà Nội xét nghiệm PCR, bao nhiêu sinh phẩm cũng có", ông Long cam kết.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung thống nhất với ý kiến của Bộ Y tế. Song, ông đề nghị Bộ Y tế hướng dẫn giúp CDC Hà Nội mua sắm các thiết bị phù hợp để xét nghiệm theo phương pháp này.
Ông Tạ Thành Văn, Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội cho biết đã triển khai các đội xét nghiệm, lấy mẫu hỗ trợ CDC Hà Nội 24/24. Ông Văn cam kết có thể giúp Hà Nội xét nghiệm PCR với 1.000 mẫu/ngày đêm và trả kết quả sau 24h.
Bên cạnh đó, ông đề nghị cơ sở y tế Hà Nội chú trọng đến công đoạn, tách, chiết, bởi nếu đủ máy xét nghiệm mà không có máy tách, chiết thì cũng không đảm bảo công suất, năng lực và làm thủ công rất mất thời gian.
Phó Giám đốc BV Nhi T.Ư Trần Minh Điển cho biết, BV có khả năng hỗ trợ Hà Nội tối đa 500 mẫu xét nghiệm PCR/ngày. Đồng thời có khả năng hỗ trợ Hà Nội 200 giường bệnh để điều trị bệnh nhân Covid-19 nếu các bệnh viện tuyến T.Ư và thành phố quá tải.
Có thể xét nghiệm cho 75.000 người Hà Nội từ Đà Nẵng về trong 3 ngày
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho hay hiện nay, ống vận chuyển lấy mẫu của Hà Nội chỉ vận chuyển được 1 - 2 mẫu. Nếu vận chuyển 5 mẫu để trộn chung, làm xét nghiệm theo hướng dẫn mới thì không vận chuyển được.
Bộ cần có hướng dẫn để Hà Nội mua các trang thiết bị phù hợp, làm việc với các đơn vị cung ứng để thống nhất một khung.
Hà Nội kiến nghị đẩy nhanh thủ tục mua vật tư phục vụ xét nghiệm PCR
Theo quyết định của Bộ Y tế, có 4 đơn vị gồm BV Bạch Mai, BV Nhi T.Ư, Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, Bệnh viện Phổi T.Ư sẽ hỗ trợ Hà Nội xét nghiệm PCR nên ngay từ chiều nay, thành phố sẽ vận chuyển các mẫu đến các bệnh viện này để xét nghiệm ngay.
Lãnh đạo TP cũng cho rằng, tính ra, Hà Nội đã có 6 ca dương tính với SARS-CoV-2, vì ca bệnh công bố ở Hải Dương chủ yếu ở Hà Nội là chính.
Ông Chung cho biết, Hà Nội chốt việc xét nghiệm PCR cho 75.000 người trở về từ Đà Nẵng từ 15 - 29/7. Những trường hợp này có nguy cơ cao, vì qua phát hiện, có những trường hợp đi Đà Nẵng từ ngày 14 - 17/7 nhưng qua xét nghiệm vẫn dương tính.
Về kinh phí xét nghiệm, lãnh đạo Hà Nội thông tin, sẽ tính vào kinh phí của Bộ Y tế để không phải ký hợp đồng giữa thành phố với các bệnh viện, vì sau này, chi phí xét nghiệm đều được bảo hiểm chi trả.
Liên quan đến công tác chữa bệnh, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý đề xuất các trường hợp ca bệnh của Hà Nội được tiếp tục chữa trị tại Bệnh viện Nhiệt đới T.Ư cơ sở 2.
Nếu Bệnh viện Nhiệt đới T.Ư cơ sở 2 quá tải, thành phố sẽ tính đến phương án Bệnh viện Đa khoa Thăng Long, Bệnh viện dã chiến ở Mê Linh...
Tại cuộc họp, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, phải coi xét nghiệm là mấu chốt kiểm soát dịch bệnh, phát hiện ca bệnh nhanh, khoanh vùng, dập dịch.
Thành phố Hà Nội là địa bàn có nguy cơ cao, bởi có nhiều người từ Đà Nẵng trở về. Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, Bộ đã giao cho 4 đơn vị xét nghiệm PCR cho Hà Nội. Trong đó, Bệnh viện Bạch Mai khoảng 40.000 mẫu, Bệnh viện Nhi T.Ư 10.000 mẫu, Bệnh viện Phổi T.Ư 10.000 mẫu, Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư 10.000 mẫu.
"Việc xét nghiệm tiến hành ngay chiều nay. Việc xét nghiệm thì nhanh, nhưng phụ thuộc vào tốc độ lấy mẫu. Sở Y tế cần phối hợp với các đơn vị của Bộ để lấy mẫu", ông Long nói.
Bộ Y tế hỗ trợ Hà Nội xét nghiệm PCR ngay từ chiều 8/8
Theo ông Long, với các trường hợp từ Đà Nẵng trở về từ ngày 7 - 15/7, phương án đưa ra là lấy mẫu máu để xét nghiệm miễn dịch hấp thụ liên kết với Enzyme (ELISA). Việt Nam là 1 trong 5 nước triển khai xét nghiệm này, độ chính xác cao.
"T.Ư đảm nhận cho Hà Nội xét nghiệm này", ông Long nói.
Theo Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, thành phố cần chuẩn bị cơ sở vật chất, tiến hành xét nghiệm tất cả các trường hợp nghi ngờ khác, là các bệnh nhân, nhân viên y tế có tiếp xúc với nguy cơ lây nhiễm.
Ông Long thống nhất việc T.Ư tiếp tục điều trị cho các bệnh nhân của Hà Nội. Nếu có tăng thêm thì cần có kịch bản tiếp theo. "Quan điểm là giữ cho Thủ đô, nếu Thủ đô bị ảnh hưởng thì cũng ảnh hưởng đến các cơ quan T.Ư", Quyền Bộ trưởng Y tế nói.
Ông cũng cho biết, đã rút các chuyên gia kỳ cựu về xét nghiệm từ Đà Nẵng ra để tăng cường cho Hà Nội. Việc xét nghiệm sẽ được thanh toán qua bảo hiểm y tế, đảm bảo tính đúng, tính đủ. Còn việc mua sắm sẽ có hướng dẫn, căn cứ theo các quy định của pháp luật.
Covid-19 lan 11 tỉnh, cả nước sẵn sàng tình huống dịch lan rộng Chỉ trong 10 ngày, dịch Covid-19 đã lan tới 11 tỉnh. Bộ Y tế yêu cầu tất cả các địa phương kích hoạt các kịch bản cho tình huống dịch lan rộng. Ngày 5/8, tại cuộc giao ban định kỳ với Giám đốc Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố, GS Nguyễn Thanh Long, quyền Bộ trưởng Y tế cảnh báo, đợt dịch...