Quyền Bộ trưởng Y tế: Càng để F1 đẻ ra nhiều F2, khi F1 thành F0 thì càng vất vả
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng, càng để F1 đẻ ra nhiều F2, khi F1 thành F0 thì sẽ càng vất vả, khó khăn hơn trong công tác chống dịch.
Chiều 7/8, GS. TS Nguyễn Thanh Long – Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì buổi giao ban trực tuyến với Bộ Chỉ huy tiền phương – Đơn vị thường trực đặc biệt chống COVID-19 tại tâm dịch Đà Nẵng do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn chỉ đạo.
Tại buổi giao ban, Quyền Bộ trưởng Y tế chia sẻ với những nỗ lực của Bộ Chỉ huy tiền phương. Đồng thời nhấn mạnh diễn biến dịch của đợt này khá nhanh, tốc độ lây nhiễm khá phức tạp, nên quan điểm của Bộ Y tế là quyết liệt, quyết tâm, thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng là thần tốc, làm sao sớm dập tắt được dịch bệnh.
Ông Long cho rằng, để làm được việc đó, vấn đề cách ly, Bộ Y tế kiên quyết phải cách ly tập trung với các trường hợp F1. Vì càng để F1 “đẻ” ra nhiều F2, khi F1 thành F0 thì sẽ càng vất vả, khó khăn hơn trong công tác chống dịch.
GS. TS Nguyễn Thanh Long – Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế. (Ảnh: Trần Minh)
Theo Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, công tác chống dịch COVID-19 không chỉ riêng của Đà Nẵng mà của tất cả 63 tỉnh/thành phố. Trước tình hình như hiện nay, Bộ Y tế yêu cầu tất cả các địa phương cần chuẩn bị phương án chống dịch ở mức độ xấu, rà soát lại toàn bộ cơ sở vật chất, đặc biệt là về nhân lực.
“Bài học của Đà Nẵng để chúng ta thấy điều phối về nhân lực đối với các địa phương khi xảy ra dịch bệnh COVID-19 trên diện rộng là rất quan trọng”, ông Long nhấn mạnh.
Với 2 địa phương Đà Nẵng và Quảng Nam, người đứng đầu Bộ Y tế yêu cầu Bộ Chỉ huy tiền phương, cụ thể là Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn phải có sự điều phối về nhân lực để phát huy tối đa hiệu quả nguồn lực đã huy động, cũng như tránh sự chồng chéo.
“Ví dụ, trong vấn đề thận nhân tạo, hiện nay Bệnh viện Bạch Mai sẵn sàng hỗ trợ cho Trung tâm Y tế Hoà Vang (Đà Nẵng) để nâng công suất chạy thận nhân tạo tại đây lên. Tuy nhiên, nếu trên thực tế vẫn cần điều thêm nhân lực về thận nhân tạo của Bệnh viện Bạch Mai thì Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn tại chỗ chủ động điều động”, ông Long nói.
Trước đề xuất tăng cường thêm máy chạy thận nhân tạo của Bộ Chỉ huy tiền phương cho Trung tâm Y tế Hòa Vang, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết đã giao cho Bệnh viện K thuê hoặc mua máy chạy thận nhân tạo chậm, kể cả máy ECMO… trong trường hợp nếu thiếu bao nhiêu thì Bộ Y tế sẽ điều động tạo điều kiện tối đa để làm sao đảm bảo công suất, phục vụ bệnh nhân chạy thận, cũng như công tác điều trị.
Về phương án hoạt động của các bệnh viện dã chiến, ông Long thông tin, Bộ sẽ báo cáo Thủ tướng để Bộ Chỉ huy tiền phương, cụ thể là Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn lập tổ thẩm định tại chỗ. Nếu công tác thẩm định hoàn thành, đạt yêu cầu, ông Sơn sẽ sắp xếp làm việc với địa phương để có thể sớm ra quyết định đưa bệnh viện vào hoạt động.
Bộ cũng đang lên phương án giao một số địa phương như Quảng Nam, Quảng Ngãi và Huế chuẩn bị cơ sở vật chất để thành lập bệnh viện dã chiến, sẵn sàng phục vụ chống dịch.
Trước đề xuất của Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn về vấn đề chuẩn bị sẵn nhân lực để lấy mẫu xét nghiệm, ông Long cho biết đã chỉ đạo chỉ đạo Cục Khoa học Công nghệ yêu cầu các trường y dược trên toàn quốc phải tập huấn về cách thức lấy mẫu và phương thức dự phòng lây nhiễm.
Đồng thời, lãnh đạo Bộ cũng yêu cầu Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương phải nhanh chóng tập huấn trực tuyến toàn quốc cả về cách thức lấy mẫu xét nghiệm và phương thức dự phòng lây nhiễm cũng như việc trộn mẫu đúng quy trình. “Vì nếu không có lực lượng lấy mẫu thì sẽ không làm nhanh được”, ông Long nhấn mạnh.
Tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam ghi nhận 784 trường hợp mắc COVID-19.
Theo Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, có 178.451 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch được cách ly tại nước ta.
Trong đó, 5.870 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 24.106 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 148.475 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú. Cả nước có 314 ca mắc COVID-19 nhập cảnh được cách ly ngay.
Tiểu ban Điều trị – Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, đến thời điểm này có 395 /784 bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh, chiếm 50,4%.
Trong số các bệnh nhân còn lại, 19 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính 1 lần, 14 bệnh nhân âm tính lần 2 với nCoV. Cả nước hiện còn 346 người dương tính với virus corona, 10 bệnh nhân tử vong.
Video: Làm sao để phá vỡ chuỗi lây truyền của COVID-19?
Quyền Bộ trưởng Y tế: Hạn chế thăm nuôi, đừng để vì 1 ca mà phong tỏa cả viện
Quyền Bộ trưởng Y tế khuyến cáo người dân hạn chế thăm nuôi, hạn chế khám chữa bệnh định kỳ, đừng để vì 1 ca nhiễm virus corona mà phong tỏa cả bệnh viện.
Ngày 5/8, tại cuộc họp giao ban định kỳ với Giám đốc Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, GS. TS Nguyễn Thanh Long cảnh báo, dịch lần này khó khăn hơn nhiều so với những lần trước, do tốc độ lây lan nhanh hơn và xuất hiện nhiều ca bệnh tại cộng đồng, gia đình.
Đây chính là thử thách lớn đòi hỏi công tác phòng, chống dịch phải khẩn trương, quyết liệt và nhanh chóng, hạn chế tối đa những ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội. Một trong những lĩnh vực cần đặc biệt quan tâm lúc này đó là kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm trong cơ sở y tế.
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, GS.TS Nguyễn Thanh Long. (Ảnh: Bộ Y tế).
Từ tình hình trên, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế trên toàn quốc khuyến cáo người dân hạn chế thăm nuôi, hạn chế khám chữa bệnh định kỳ mà có thể chuyển về y tế cơ sở. Để làm được điều này, các cơ sở y tế cũng phải thực hiện được phân luồng phân tuyến trong cơ sở khám chữa bệnh.
"Đừng để chỉ một bệnh nhân mà phải phong toả cả bệnh viện. Phải phân luồng phân tuyến thì lúc đó, chỉ có khu vực đó mới áp dụng triệt để biện pháp phòng lây nhiễm", ông Long nhấn mạnh.
Ngoài ra, các đơn vị y tế cũng cần bảo vệ những điểm yếu nhất trong cơ sở y tế như: khoa Hồi sức tích cực, Cấp cứu, Thận nhân tạo, các khoa can thiệp hay các trường hợp ung thư giai đoạn cuối... Các cơ sở y tế phải coi đây là điểm bảo vệ cốt tử. Bởi nếu dịch lây lan vào những điểm này, trường hợp người bệnh bị tử vong sẽ cao.
Người đứng đầu ngành Y tế cũng yêu cầu các cơ sở y tế thiết lập nhiều vòng bảo vệ. Trong đó, quan trọng nhất là phải bảo vệ được các khoa, phòng như trên. Tại các khu vực đó, không cho thăm nuôi, phải chăm sóc bệnh nhân toàn diện.
Tại buổi giao ban, GS.TS Nguyễn Thanh Long cũng lưu ý các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ cần rà soát xem có bao nhiêu cơ sở y tế có năng lực xét nghiệm, đặc biệt là phương pháp PCR.
"Tôi yêu cầu Viện Pastuer TP.HCM hỗ trợ các tỉnh miền Tây Nam Bộ trong công tác xét nghiệm, tăng cường tập huấn cho đội ngũ làm công tác xét nghiệm, lấy mẫu.
Ngoài ra lưu ý các địa phương không chờ thẩm định về năng lực xét nghiệm. Các đơn vị có con người, có trang thiết bị và đủ tiêu chuẩn phòng an toàn sinh học cấp 2, chỉ cần thẩm định trong trường hợp đơn vị đó muốn công bố ca dương tính", ông Long nhấn mạnh.
Video: Kịch bản nào cho cuộc chiến chống COVID-19 mới?
Thứ trưởng Bộ Y tế: Những ca dương tính ở Đà Nẵng rất đặc biệt Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho hay, những ca dương tính nCov ở Đà Nẵng rất đặc biệt nên việc truy vết trong cộng đồng cần sự tham gia của nhiều chuyên gia. Ngày 5/8, tại buổi kiểm tra công tác phòng chống COVID-19 ở Bệnh viện 199 Bộ Công an, ông Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, trong...