Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế dự báo có thể xuất hiện các chùm ca bệnh tại cộng đồng
Bộ Y tế đề nghị các địa phương nâng cao năng lực xét nghiệm, chuẩn bị sẵn sàng chống dịch, tránh tâm thế trông chờ, thụ động.
Chiều 19/8, tại cuộc giao ban phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế với Sở Y tế các tỉnh thành, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, các ổ dịch tại Đà Nẵng, Quảng Nam và một số địa phương khác đang được kiểm soát, tuy nhiên, dịch bệnh sẽ còn kéo dài.
Ông Long dự báo, thời gian tới có thể xuất hiện các chùm ca bệnh và ca bệnh tại cộng đồng, do đó các địa phương phải nâng mức cảnh giác ở mức cao nhất để phát hiện sớm và kịp thời cách ly, khoanh vùng, dập dịch để tránh dịch bệnh lây lan ra cộng đồng.
Bộ Y tế đề nghị các địa phương chuẩn bị cả kịch bản “phong tỏa” để sẵn sàng ứng phó Covid-19.
Về tình hình dịch tại tỉnh Hải Dương, Bộ Y tế xác định khả năng nguồn bệnh xâm nhập vào quán ăn “ Thế giới bò tươi” – nơi có ca bệnh 867- trong khoảng ngày 25-27/7. Hiện đã ghi nhận tổng số 12 ca mắc Covid-19 sau BN867.
Video đang HOT
Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhận định tới đây vẫn sẽ tiếp tục có mầm bệnh lây lan trong cộng đồng trên cả nước, “đó là điều chúng ta cần để ý”, trong đó việc làm thế nào để kiểm soát Covid-19 tại các cơ sở y tế luôn được ngành y tế quán triệt chỉ đạo thực hiện nghiêm ngặt.
“Từ bài học của Đà Nẵng, Quảng Nam và Hải Dương, vấn đề đặt ra là các địa phương cần phải làm gì khi dịch bệnh xảy ra. Thực tế cho thấy nhiều địa phương vẫn còn lúng túng trong cách xử lý. Đó là lý do tại sao Bộ Y tế phải thường xuyên điều chuyên gia Trung ương đến hỗ trợ các địa phương. Đà Nẵng là một ví dụ về vấn đề con người, cơ sở cấp cứu, dù chúng ta đã nỗ lực nhưng không thể cấp cứu mà phải huy động tổng lực từ Trung ương đến hỗ trợ. Vậy nếu dịch xảy ra tại một tình miền núi thì sẽ càng khó khăn hơn. Chúng ta phải xác định từ nay trở đi sẽ không có lúc nào bình yên mà sẵn sàng có dịch” – ông Nguyễn Thanh Long thẳng thắn nói.
Tại cuộc giao ban, Sở Y tế tỉnh Kiên Giang đã đề xuất được hỗ trợ của Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh về năng lực xét nghiệm nếu có dịch bệnh xảy ra. Theo đó, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho hay, nếu như trên địa bàn của một địa phương xảy ra dịch thì Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh có thể sẵn sàng hỗ trợ, tuy nhiên, nếu như các địa phương của khu vực miền Tây đều đồng loạt xảy ra dịch bệnh thì lực lượng của Viện Pasteur sẽ phải chia sẻ.
“Do đó, tôi đề nghị không riêng gì Kiên Giang mà các địa phương trong cả nước cần phải chủ động, thực hiện chống dịch theo phương châm “4 tại chỗ”, trong trường hợp cần thiết thực sự mới cần đến Trung ương hỗ trợ” – Quyền Bộ trưởng nhấn mạnh và đề nghị các địa phương chủ động trong mua sắm trang thiết bị, sinh phẩm y tế và thực hiện sàng lọc những trường hợp theo đúng quy định.
Ông Nguyễn Thanh Long đề nghị các địa phương rà soát lại tất cả các kịch bản ứng phó phòng chống dịch trên nhiều cấp độ. Theo đó, bài học tiếp theo của đợt chống dịch lần này là phải phản ứng mạnh mẽ, thần tốc để truy tìm, cách ly thật nhanh để đưa mầm bệnh ra khỏi cộng đồng.
Đặc biệt, các cơ sở y tế phải có kế hoạch ứng phó chủ động và nhịp nhàng, tránh trường hợp nếu một loạt các bệnh viện bị phong toả thì sẽ khó khăn trong khám chữa bệnh cho bệnh nhân cần cấp cứu. Các cơ sở y tế phải rà soát lại các kịch bản để chuẩn bị cho tình huống xấu nhất là bị phong toả; có nhiều bệnh nhân và nhiều cán bộ y tế dương tính với SARS-CoV-2./.
Bộ Y tế huy động lực lượng y tế tư nhân tham gia xét nhiệm Covid-19
Bô Y tê vưa có công văn đê nghi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương huy động các đơn vị y tế tư nhân đủ năng lực tham gia xét nghiệm virus SARS-CoV-2.
Huy đông y tê tư nhân đu năng lưc tham gia xet nghiêm SARS-CoV-2.
GS.TS Nguyễn Thanh Long, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế vừa ký công văn khẩn số 4109/BYT-DP gửi UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện xét nghiệm Covid-19.
Theo đó, để tăng cường thực hiện xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh tiếp tục chỉ đạo đơn trị trực thuộc trong và ngoài ngành y tế đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, nhân lực, sinh phẩm cho các phòng xét nghiệm trên địa bàn để đảm bảo xét nghiệm chẩn đoán virus SARS-CoV-2 tại chỗ; đồng thời sẵn sàng hỗ trợ các địa phương khác thực hiện xét nghiệm.
UBND các tỉnh chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn quản lý phối hợp với các đơn vị y tế thuộc tuyến Trung ương, các bộ ngành khác để lấy mẫu, tiến hành xét nghiệm SARS-CoV-2. Đồng thời huy động các đơn vị y tế tư nhân đủ năng lực xét nghiệm tiến hành xét nghiệm virus SARS-CoV-2.
Việc xét nghiệm SARS-CoV-2 được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Các đơn vị có đủ năng lực phải thực hiện xét nghiệm mà không chờ các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur đánh giá, thẩm định.
Công văn của Bộ Y tế cũng nêu rõ, các đơn vị muốn thực hiện xét nghiệm khẳng định liên hệ các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur để được đánh giá, xác nhận.
Đối với các phòng xét nghiệm đã được Bộ Y tế hoặc Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur xác nhận đủ năng lực xét nghiệm khẳng định không cần gửi mẫu đến các phòng xét nghiệm khác để khẳng định lại trong trường hợp kết quả dương tính.
Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện Việt Nam đã ghi nhận 590 ca mắc COVID-19; 3 ca tử vong; số ca điều trị khỏi là 373 ca, còn 217 ca bệnh đang được điều trị.
Các địa phương phải tăng tốc mở rộng xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 Sáng 2-8, Bộ Y tế phối hợp cùng Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức họp giao ban với Giám đốc Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đây là hoạt động định kỳ, sẽ tiến hành 3 lần/tuần để tăng cường các biện pháp ứng phó, phòng dịch Covid-19. Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh...