Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế: Đà Nẵng truy tìm F0 rất khó, có thể phát hiện ca bệnh mới ở Hà Nội, TP.HCM
“Câu chuyện của Đà Nẵng không chỉ dừng lại ở Đà Nẵng mà có xu hướng lan ra một số tỉnh khác”, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế nhận định.
Tại Hội nghị trực tuyến nâng cao năng lực chuyên môn cho các cơ sở khám chữa bệnh trong công tác tiếp nhận, quản lý và điều trị COVID-19, diễn ra tại Hà Nội ngày 1/8, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế nhận định: Dịch bệnh lần này diễn biến phức tạp hơn lần trước, với nhiều yếu tố tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch ra cộng đồng vì thế cần ứng phó nhanh hơn, khẩn trương hơn.
GS.TS Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế. (Ảnh: Trần Minh- SKĐS).
Ổ dịch lớn nhất phần lớn ở khu vực của 3 bệnh viện: Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Phục hồi chức năng Đà Nẵng (hiện đã được phong tỏa). Ngành y tế đã tung lực lượng rất lớn vào Đà Nẵng để bao vây chặt chẽ vùng dịch này. Đà Nẵng đã trải qua 4-5 chu kỳ lây nhiễm, việc truy tìm F0 rất khó.
“Thời gian tới dịch còn tiếp tục diễn biến phức tạp, chúng ta cần cùng nhau cố gắng. Câu chuyện của Đà Nẵng không chỉ dừng lại ở Đà Nẵng mà có xu hướng lan ra một số tỉnh khác như Quảng Nam nguy cơ rất cao, địa phương này đã thực hiện việc giãn cách xã hội với một khu số vực. Có thể phát hiện thêm ca bệnh ở Quảng Nam, Hà Nội, Huế, TP.HCM cũng thuộc nhóm nguy cơ cao trong đợt dịch này”, GS Long nhận định.
Theo GS Long, thời gian qua chúng ta đã làm rất tốt các công tác phòng, chống dịch, sắp tới chúng ta cần làm tốt hơn vấn đề phân luồng, phân tuyến kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện, mở rộng xét nghiệm.
Quyền Bộ trưởng đề nghị các địa phương chuẩn bị các kịch bản. Đầu tiên phải điều tra, kiểm soát tất cả những người trở về từ Đà Nẵng – khai báo y tế, những người đến các địa điểm đã được Bộ Y tế cảnh báo thì phải xét nghiệm.
Số lượng người đi đến Đà Nẵng trong thời gian qua rất đông. Cơ quan chức năng đã lập danh sách toàn bộ gần 800.000 người đã đi đến Đà Nẵng từ ngày 1/7, yêu cầu những người này liên hệ với cơ quan chuyên môn y tế. Đồng thời lập danh sách 41.000 người từng đến khám chữa bệnh, thăm người thân tại Bệnh viện Đà Nẵng.
Về vấn điều trị, quyền Bộ trưởng Y tế đề nghị các cơ sở lưu ý phân luồng, phân tuyến đảm bảo kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt theo chỉ đạo của Bộ Y tế. Với y tế cơ sở cần thực hiện phương châm đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng, không được bỏ sót.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đã huy động khoảng 1.000 sinh viên trường Y và quân đội phục vụ công tác phòng, chống dịch của Đà Nẵng. Mục đích ngăn bằng được, chặn bằng được dịch tại Đà Nẵng càng sớm càng tốt, hạn chế tối đa tử vong khu vực này.
Video đang HOT
Chia sẻ tại hội nghị, GS.TS Nguyễn Thanh Long đã chuyển lời động viên, chia sẻ của Thủ tướng Chính phủ tới cán bộ, nhân viên y tế trong toàn quốc trong cuộc chiến chống dịch COVID-19.
“Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc liên tục có điện, gửi lời động viên cho nhân viên y tế toàn ngành. Thủ tướng nói rằng làm thế nào để lần này toàn ngành cùng nhau hành động, cùng nhau phấn đấu, cùng nhau quyết tâm và cùng nhau chiến thắng. Trưởng Ban chỉ đạo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng liên tục gửi lời động viên tới anh em – những chiến sĩ trên tuyến đầu mặt trận chống dịch COVID-19″, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long chia sẻ.
Gửi thông điệp tới toàn thể nhân viên y tế, cán bộ làm ngành Y trên cả nước, GS.TS Nguyễn Thanh Long cho hay, thời gian qua, sự vào cuộc cả hệ thống chính trị của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, với sự nỗ lực lớn của ngành y tế, chúng ta đã chiến thắng trận đầu COVID-19.
“Chúng tôi tin rằng chúng ta sẽ chiến thắng”, quyền Bộ trưởng nói.
Chiến sĩ áo trắng nơi tuyến đầu tâm dịch
Sẵn sàng xông pha nơi tuyến đầu tâm dịch, các chiến sĩ áo trắng không quản khó khăn, hiểm nguy mà chỉ biết chạy đua với thời gian giành giật sự sống cho bệnh nhân nhiễm bệnh, góp phần ngăn chặn đại dịch Covid-19.
Các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện Đà Nẵng) thể hiện quyết tâm chống dịch và cổ vũ người thân ẢNH: H.H
Theo PGS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), để hỗ trợ cho Đà Nẵng, trực tiếp là Bệnh viện (BV) C Đà Nẵng, BV Đà Nẵng và BV đa khoa T.Ư Quảng Nam, kíp chuyên gia của BV Bạch Mai đã đến Đà Nẵng, Quảng Nam từ ngày 28 - 29.7, mới nhất là một kíp tăng cường ngày 30.7. Hiện có 7 kíp hỗ trợ với 30 bác sĩ (BS), điều dưỡng, kỹ thuật viên của BV Bạch Mai đã có mặt tại Đà Nẵng và Quảng Nam. Trước đó, kíp BS của BV Chợ Rẫy (TP.HCM) cũng đã ra Đà Nẵng, trực tiếp tham gia điều trị bệnh nhân (BN) Covid-19 nặng. Trong đó, BV đa khoa T.Ư Quảng Nam có vai trò tiếp nhận các BN từ Đà Nẵng chuyển ra, cần được nâng cao năng lực chuyên môn.
Đoàn công tác của Bệnh viện Bạch Mai tại buổi hội chẩn điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng ẢNH: TẠ TOÀN
Khẩu trang như có thể vắt ra nước vì mồ hôi
Để ghi nhận hoạt động bên trong của tuyến đầu tâm dịch, PV Thanh Niên gặp không ít khó khăn bởi y BS của Đà Nẵng, cũng như các ê kíp y BS từ TP.HCM và Hà Nội tiếp viện, đang chạy đua với thời gian để chữa trị kịp thời cho BN.
Ngành y tế tập trung lực lượng tinh nhuệ để dập dịch ở Đà Nẵng
Tối 30.7, Bộ Y tế quyết định tăng cường chi viện nhân lực phòng chống dịch tới Đà Nẵng để giúp địa phương này ứng phó tốt hơn với dịch Covid-19. Thành phần chi viện bao gồm các chuyên gia từ Cục Y tế dự phòng; Cục Quản lý môi trường y tế; Cục Phòng, chống HIV/AIDS; Viện Pasteur Nha Trang; Viện Pasteur TP.HCM.
"Chúng tôi sẽ phối hợp với 3 tổ công tác đặc biệt về giám sát dịch, xét nghiệm và điều trị mà Bộ Y tế cử đến Đà Nẵng từ ngày 25.7. Toàn bộ lực lượng này sẽ được đặt dưới sự chỉ đạo của PGS-TS Trần Như Dương, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư", thành viên của đoàn công tác chia sẻ.
"Ngành y tế tập trung tối đa lực lượng tinh nhuệ nhất để khoanh vùng, dập dịch ở Đà Nẵng. Ngoài các lực lượng của Bộ Y tế đang ở Đà Nẵng, Bộ Y tế sẽ tiếp tục cử các chuyên gia ở các BV đầu ngành đến Đà Nẵng hỗ trợ địa phương này chống dịch. Bộ Y tế cũng thành lập đội thường trực đặc biệt chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế tại Đà Nẵng", GS-TS Nguyễn Thanh Long, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, nhấn mạnh.
Liên Châu - Lê Hảo
"Khó khăn chung trong quá trình điều trị, chăm sóc BN là thời tiết tại Đà Nẵng đang nóng, trong khi phòng bệnh phải mở cửa, không thể chạy điều hòa để đảm bảo không khí thông thoáng, kiểm soát lây nhiễm chéo. Quạt cũng không thấm gì so với sức nóng được "tăng cường" do bộ bảo hộ phòng dịch mà các nhân viên y tế mặc hằng ngày", một BS chia sẻ.
"Có khi bỏ được bộ bảo hộ, đầu tóc ướt sũng như đi lặn, còn khẩu trang tưởng như có thể vắt ra nước vì mồ hôi. Có lẽ, cả người không chỗ nào khô do mồ hôi ngưng đọng sau nhiều giờ trong trang phục bảo hộ", một BS đang được tăng cường tại Đà Nẵng cho hay. Dù vất vả, nhưng các BS vẫn khẳng định: "Các BS của y tế Đà Nẵng cũng như tất cả chúng tôi luôn động viên nhau hoàn thành tốt công việc chuyên môn, sát sao theo dõi sức khỏe các BN".
BS Trần Thanh Linh, Phó khoa Hồi sức tích cực, BV Chợ Rẫy, cũng là BS đã tham gia điều trị cho BN Covid-19 thứ 91 (phi công người Anh), là đội trưởng đội phản ứng nhanh số 1, đã có mặt tại BV Đà Nẵng ngay từ ngày 24.7. Một tuần qua, anh vẫn tiếp tục chung sức cùng các đồng nghiệp ở tuyến đầu điều trị cho BN Covid-19 tại BV Đà Nẵng.
Vừa nhận cuộc gọi của PV Thanh Niên, BS Linh nói nhanh: "Hiện giờ, tụi anh không có thời gian để nói chuyện điện thoại đâu". Theo BS Linh: "Các BS, nhân viên y tế ở ngoài đây đang bận liên tục, phải sắp xếp, phân công rất nhiều việc trong công tác điều trị vì số lượng ca nhiễm đông và BN nặng, có sẵn bệnh nền mạn tính. Vì vậy, việc điều trị cho các BN cần theo dõi sát sao 24/24, phối hợp nhiều chuyên khoa và điều trị chẩn đoán của nhiều BS đầu ngành. Các BS, nhân viên y tế không thể lơi ra bất cứ giây nào".
"Mọi người không có đủ thời gian ăn, nghỉ nữa thì lấy đâu lúc nào mà suy nghĩ tâm tư, tâm sự hay liên lạc trò chuyện với gia đình. Điều duy nhất trong suy nghĩ chỉ là chạy đua với thời gian điều trị, lo cho BN, theo dõi và xử lý cấp cứu kịp thời từng diễn biến bệnh", BS Linh nói và cúp máy. Chỉ trong chưa đầy 2 phút, anh nói rất nhanh, cúp máy rất vội và nghe lao xao trong điện thoại bên phía anh là những âm thanh điều trị, trao đổi của các nhân viên y tế.
Bác sĩ Trần Thanh Linh, Phó khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Chợ Rẫy, cùng đồng nghiệp cấp cứu cho bệnh nhân Covid-19 nặng trong đêm tại Bệnh viện Đà Nẵng ẢNH: BVCC
Cuộc chiến này nhất định phải khỏe !
Câu chuyện các BS tại BV Phổi Đà Nẵng tự cắt tóc để sẵn sàng chống dịch đã làm nhiều trái tim rưng rưng cảm phục. Hay ở trong tâm dịch, nhiều BS trẻ tạm gác lại nỗi nhớ nhà, nỗi lo cho những đứa con nhỏ, lo cha mẹ già ốm đau, nguy cơ nhiễm bệnh không ai chăm sóc, các BS gồng lên, cổ vũ nhau phải thật khỏe để "chiến" đến cùng. "Cuộc chiến này nhất định phải khỏe để chiến thắng, chiến thắng vì BN của mình, vì chính những người thân của mình ở bên ngoài kia", một BS chia sẻ.
Tiếp sức từ bệnh nhân cho đến bác sĩ
Trong khi đó, hơn 300 BN chạy thận nhân tạo tại BV Đà Nẵng cũng được đưa đi cách ly tại một khách sạn trên địa bàn Q.Sơn Trà, có địa phương hỗ trợ thực phẩm, dinh dưỡng. Hằng ngày có xe của BV Đà Nẵng cùng với y BS hỗ trợ đưa BN thận đến BV Đà Nẵng chạy thận nhân tạo, chạy thận xong xe lại đưa về khách sạn cách ly.
Các y, BS BV Đà Nẵng chia sẻ những ngày qua họ rất ấm lòng với sự tiếp sức rất nhiều từ cộng đồng và luôn giữ niềm tin chúng ta sẽ vượt qua được trận chiến gian nan này. "Chúng tôi vô cùng tri ân điều đó, nhưng xin hãy quan tâm đến các BV khác, cũng đang tiếp nhận và điều trị bệnh nặng, BN Covid-19. Họ cũng đang rất khó khăn", một BS BV Đà Nẵng đăng dòng chia sẻ trên trang cá nhân khi lo lắng cho các đồng nghiệp ở BV khác. "Hiện những BV khác như Ung bướu, 199, Sản Nhi cũng đang rất cần tiếp tế. Vật phẩm tiếp tế quan trọng nhất lúc này chính là khẩu trang N95 để bảo vệ, phòng tránh nhiễm khuẩn", một BS viết trên Facebook.
An Dy
Hầu hết các BS nam trong khu vực cách ly BV Đà Nẵng động viên nhau dành thời gian luyện tập thể thao mỗi ngày để tăng cường đề kháng phòng chống dịch. "Chúng tôi sẽ sống khỏe và chiến đấu đến cùng. Xin đừng quá lo lắng cho chúng tôi mà hãy ở nhà, tránh di chuyển, tránh làm phức tạp tình hình dịch bệnh ở cộng đồng", một nữ điều dưỡng tại BV Đà Nẵng kêu gọi bạn bè trên trang cá nhân.
BS CK2 Nguyễn Thành Trung, Phó giám đốc BV Đà Nẵng, cho biết hiện tại, các BN tại BV Đà Nẵng đã được đưa đi điều trị cách ly ở các BV trên địa bàn TP, người nhà BN cũng được đưa đến các khu cách ly để theo dõi. Chính vì vậy, các BS, nhân viên y tế tại các BV bị phong tỏa không chỉ làm nhiệm vụ chuyên môn mà còn là chỗ dựa tinh thần, chăm sóc cho người bệnh.
ThS-BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), Tổ trưởng Tổ điều trị của Bộ Y tế "trực chiến" tại Đà Nẵng, cho hay: "BV Bạch Mai đã điều động tới Đà Nẵng các chuyên gia về hỗ trợ tâm lý để động viên nhân viên y tế đang căng mình chống dịch ở Đà Nẵng".
Bộ Y tế tìm người trên chuyến bay Đà Nẵng - TP HCM Người đến khách sạn Tarasa ở Đà Nẵng, quán cà phê Farme Thủ Đức, đi hai chuyến bay từ Đà Nẵng đến TP HCM, khai báo y tế ngay. Thông tin tìm người được Bộ Y tế phát đi tối 31/7. Theo đó, Bộ tìm người và địa điểm, thời gian sau: - Khách sạn Tarasa ở 191 Đống Đa, Thạch Thanh, TP...