“Quý tử” làm giả sổ đỏ của cha thế chấp vay tiền ngân hàng
Ngày 17/2, TAND TP Hà Nội mở phiên hình sự phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo của bị cáo Nguyễn Văn Anh (SN 1977, trú tại huyện Đan Phượng, Hà Nội) xin giảm nhẹ hình phạt trong vụ án dùng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) giả để cầm cố vay mượn tiền.
Theo bản án sơ thẩm, diện tích 253,9m2 đất ở cụm 1 (xã Thọ An, huyện Đan Phượng) mang tên ông Nguyễn Văn Mười (bố đẻ bị cáo Anh). Do có nhu cầu vay vốn để kinh doanh, cuối năm 2019, bị cáo Anh đã nhờ người làm thủ tục sang tên quyền sử dụng đất từ ông Mười sang bị cáo và chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở nhưng không thành.
Giữa năm 2020, bị cáo Anh nói chuyện với em họ là Nguyễn Văn Nghĩa (SN 1985, trú tại huyện Đan Phượng) về thửa đất trên. Nghe chuyện, Nghĩa nói có thể làm được sổ đỏ giả. Vì thế, bị cáo Anh đã chụp ảnh và gửi sổ đỏ thật, chứng minh nhân dân và hộ khẩu vào Zalo cho Nghĩa.
Nghĩa nói chi phí làm sổ đỏ hết 12 triệu đồng, đồng thời sử dụng tài khoản Facebook “Phiêu du” để nhắn tin, trao đổi với đối tượng trên mạng xã hội để nhờ làm sổ đỏ giả.
Bị cáo Anh tại phiên tòa phúc thẩm.
Khoảng 10 ngày sau, Nghĩa nhận được sổ giả giao cho bị cáo Anh và nhắn nội dung: “Đây là sổ đỏ giả, anh cắm ở đâu phải có trách nhiệm nhổ, cái này chỉ để hoãn binh thôi”. Bị cáo Anh trả lời: “Chú cứ yên tâm, anh biết rồi”.
Tháng 9/2020, bị cáo Anh hỏi vay anh Đặng Văn T và anh Phùng Văn D số tiền 500 triệu đồng với lãi suất 19,5 triệu đồng một tháng. Đồng thời bị cáo Anh phải tạm thời chuyển nhượng đất, trong thời hạn 6 tháng phải trả gốc và lãi.
Thỏa thuận xong, ngày 21/9/2020, vợ chồng bị cáo Anh đến văn phòng công chứng để ký hợp đồng chuyển nhượng thửa đất trên. Do bị cáo Anh không trả tiền gốc và lãi theo thỏa thuận nên ngày 6/4/2021, anh Phùng Văn D đã mang hồ sơ thửa đất trên đến Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội – Chi nhánh Đan Phượng để làm thủ tục sang tên.
Video đang HOT
Khi kiểm tra thông tin, văn phòng đăng ký thấy các thông tin trên sổ đỏ không đúng với thông tin do văn phòng quản lý nên có văn bản kiến nghị và chuyển hồ sơ đến cơ quan điều tra.
Với các hành vi phạm tội như trên, Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên phạt bị cáo Anh 8 năm 6 tháng tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, 6 tháng tù về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Tổng hợp hình phạt chung bị cáo Anh phải thi hành hình phạt chung là 9 năm tù. Với hành vi giúp sức cho bị cáo Anh, bị cáo Nghĩa bị tuyên phải 9 tháng tù về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Anh giữ nguyên nội dung kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Trình bày tại tòa, bị cáo Anh thừa nhận, bản án sơ thẩm đã nêu đúng hành vi phạm tội của bị cáo.
Sau khi phân tích, đánh giá hành vi phạm tội của bị cáo Anh, Hội đồng xét xử phúc thẩm khẳng định, hành vi của bị cáo Anh đã trực tiếp xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý tài liệu, con dấu của các cơ quan tổ chức; ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bình thường của một số cơ quan quản lý trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tại phiên tòa phúc thẩm, do bị cáo Anh không xuất trình được tài liệu gì mới liên quan đến nội dung kháng cáo nên Hội đồng xét xử phúc thẩm quyết định bác đơn kháng cáo của bị cáo.
Như vậy, bị cáo Anh vẫn phải thi hành bản án 9 năm tù như bản án của Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên.
Vụ đâm chết người ở Hoàng Hoa Thám: Xử lý ra sao nếu nghi phạm bị tâm thần?
Luật sư cho rằng, cần giám định năng lực hành vi của đối tượng giết người phụ nữ bán trà đá ở đường Hoàng Hoa Thám (quận Tây Hồ, Hà Nội).
Hiện Cơ quan CSĐT Công an quận Tây Hồ (Hà Nội) đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "Giết người" và tạm giữ hình sự Hoàng Ngọc Chiến (SN 1985; trú tại Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội) để điều tra hành vi giết người.
Trước đó, trưa 25/11/2022, bà H. (SN 1971; trú tại Thụy Khuê, Tây Hồ) đang bán trà đá trước cửa nhà ở đường Hoàng Hoa Thám thì bị Chiến dùng dao đâm tử vong. Sau khi gây án, Chiến bỏ trốn về huyện Đan Phượng (Hà Nội) và bị công an bắt giữ lúc 16h cùng ngày.
Đối tượng Hoàng Ngọc Chiến
Tại cơ quan công an, Chiến khai nhận, trước đây từng sống cùng gia đình ở ngõ 29 phố Thụy Khuê. Năm 2017, Chiến nghi ngờ bà H.T.H chỉ đạo một người cháu đập cửa kính nhà mình nên Chiến bực tức lên kế hoạch giết bà này để trả thù.
Thông tin từ gia đình nghi phạm cho hay, Chiến có tiền sử bệnh tâm thần và từng phải điều trị tại bệnh viện.
Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)
Nhìn nhận sự việc dưới góc độ pháp lý, Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, cơ quan điều tra sẽ thu thập hồ sơ bệnh án của đối tượng và có thể trưng cầu giám định để xác định năng lực hành vi của đối tượng khi thực hiện hành vi phạm tội.
"Theo quy định của pháp luật, người mắc bệnh tâm thần hoặc mất khả năng nhận thức mà thực hiện hành vi giết người sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Còn trường hợp đối tượng chỉ bị hạn chế khả năng nhận thức, vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng được xem xét giảm nhẹ khi lượng hình", luật sư Cường phân tích.
Nếu kết quả giám định cho thấy nghi phạm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh tâm thần thì các cơ quan chức năng (Viện Kiểm sát hoặc Tòa án) căn cứ vào kết quả này sẽ đưa nghi phạm vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh mà không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi mình đã thực hiện.
Trường hợp đối tượng không bị mất năng lực hành vi dân sự, có khả năng nhận thức, cơ quan điều tra sẽ khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng về tội giết người theo Điều 123 Bộ luật Hình sự.
Nếu bị xử lý về tội giết người và nguyên nhân được xác định là do mâu thuẫn nhỏ nhặt từ 5 năm trước, đối tượng gây án có thể bị áp dụng tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự là vì động cơ đê hèn.
"Do đó, khung hình phạt có thể đối mặt là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Đồng thời, phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đã gây ra đối với nạn nhân và gia đình nạn nhân", luật sư Đặng Văn Cường nói.
Ngoài ra, có một số cá nhân dù mắc bệnh tâm thần và đang điều trị bệnh nhưng tại thời điểm phạm tội họ hoàn toàn bình thường thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Với trường hợp này, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
Còn nếu nghi phạm bị bệnh tâm thần nhưng không mất hẳn khả năng làm chủ hành vi, thì vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi phạm tội của mình nhưng có thể được áp dụng tình tiết giảm nhẹ là "phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra" theo Điều 51 Bộ luật Hình sự.
Thuê người làm hàng chục giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả để trục lợi Ngày 5/11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Tạ Thị Yến (66 tuổi, trú tại huyện Đan Phượng, TP Hà Nội) để tiếp tục điều tra về hành vi làm giả làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả...