Quy trình xử lý nhau thai người tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thế nào?
Với khoảng 60 – 80kg mỗi ngày, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết quá trình xử lý nhau thai người được thực hiện và giám sát theo quy trình nghiêm ngặt của Bộ Y tế.
Thời gian qua, thông tin nhau thai người có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh thu thút sự chú ý của dư luận. Trên mạng xã hội nhiều người đồn thổi rằng, việc mua bán nhau thai người, nhau thai khô để làm thuốc và bồi bổ vẫn âm thầm diễn ra trên thị trường đen. Thậm chí không ít người còn ngờ vực rằng một số khoa sản của bệnh viện là mắt xích đưa nhau thai ra ngoài bán làm thuốc chữa bệnh.
Dù đó là thông tin đồn thổi, chưa được kiểm chứng, nhưng qua ngòi bút của các “anh hùng bàn phím”, câu chuyện về buôn bán nhau thai khiến nhiều người bức xúc.
Để trả lời câu hỏi có hay không việc đưa nhau thai ra ngoài sử dụng làm thuốc chữa bệnh và làm rõ quy trình xử lý nhau thai bà đẻ, chiều 12/11, phóng viên VTC News có mặt tại nơi xử lý nhau thai sản phụ của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Chia sẻ với phóng viên, bác sĩ Xa Thị Minh Hoa – Trưởng khoa Kiểm soát Nhiễm Khuẩn cho biết, khoảng năm 2007 – 2008, khi có những thông tin lan truyền về việc chữa bệnh bằng nhau thai, buôn bán chui nhau thai người, Sở Y tế Hà Nội và Bộ Y tế có văn bản cảnh báo, chỉ đạo siết chặt vấn đề xử lý chất thải y tế tại các bệnh viện, trong đó có Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội.
“Vì vậy hầu như không có hiện tượng người nhà bệnh nhân hay sản phụ xin nhau thai về sử dụng”, bác sĩ Hoa nói.
Nhau thai sau khi được lấy ra sẽ được chuyển xuống phòng chứa chất thải độc hại của bệnh viện để bảo quản. (Ảnh: Phạm Quý)
Theo bác sĩ Hoa, nếu cơ sở y tế nào để xảy ra tình trạng trên thì đó chính là một lỗ hổng lớn, nghiêm trọng về quản lý. Bởi việc xử lý nhau thai sản phụ sau khi sinh phải được giám sát thường xuyên theo đúng quy trình bảo quản và xử lý chất thải tại bệnh viện.
Bộ Y tế quy định nhau thai người phải được xử lý chặt chẽ như là chất thải trong nhóm chất thải y tế lây nhiễm, cần đưa đi tiêu hủy. Về nguyên tắc, ai cũng có nguy cơ bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc không an toàn với nhau thai sản phụ. Là người cán bộ y tế, ai cũng phải nắm rõ được điều này, nhất là đối với người trực tiếp làm công việc xử lý chất thải có khả năng lây nhiễm này.
Việc xử lý chất nhau thai sản phụ tại tất cả các bệnh viện phải thực hiện theo đúng thông tư liên tịch giữa Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên Môi trường ban hành năm 2015 nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng.
Video đang HOT
Trong đó, thông tư có quy định nhóm chất thải lây nhiễm nguy hại gồm: Nhau thai, bào thai, cơ quan như u nang buồng trứng, u nang cổ tử cung… Bởi vậy, tại bệnh viện nhau thai càng phải được quản lý nghiêm ngặt và chặt chẽ hơn rất nhiều so với các chất thải y tế khác.
Mỗi túi chứa nhau thai phải được bọc 2 lần túi, kèm mã số, cân nặng, thời gian và tên của người cán bộ chuyển xuống. (Ảnh: Phạm Quý)
Nhau thai sau khi được lấy ra trong quá trình đỡ đẻ sẽ được cho vào 2 lần túi màu vàng, mỗi túi đều ghi rõ tên khoa, ngày thu gom, tên cán bộ thu gom rồi tiếp tục vào thùng lạnh bảo quản ở nhiệt độ dưới 8 độ C. Đặc biệt, mỗi thùng lạnh đều được kiểm tra thường xuyên và khóa cẩn thận.
Hiện mỗi ngày, mỗi khoa của bệnh viện sẽ vận chuyển nhau thai khoảng từ 1 đến 2 lần xuống nhà quản lý chất thải rắn, tùy theo lượng.
“Trung bình một ngày bệnh viện có khoảng 120 – 130 ca sinh đẻ, ngày nhiều có thể tới 170 ca, tương đương với 170 nhau thai. Trọng lượng của mỗi nhau thai khoảng 500g. Như vậy, một ngày trung bình sẽ có khoảng 60 – 80kg nhau thai phải đưa đi xử lý”, bác sĩ Hoa thông tin.
Các túi nhau thai được bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ dưới 8 độ C trước khi được chuyển đi xử lý. (Ảnh: Phạm Quý)
Theo bác sĩ Hoa, sau quá trình bảo quản, hết giờ làm việc, Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn sẽ bàn giao lại cho tổ bảo vệ. Tổ bảo vệ có trách nhiệm bàn giao nhau thai cho công ty môi trường đô thị để mang đi tiêu huỷ. Lúc này, người chuyên trách kiểm tra số lượng lần nữa rồi mới ký nhận bàn giao.
Ngày hôm sau, công ty nhận số chất thải đi tiêu huỷ đó phải có văn bản, giấy tờ ghi nhận đã tiêu huỷ số lượng rác thải y tế. Tất cả các công ty này đều có tư cách pháp nhân và được cấp phép đúng theo pháp luật.
“Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội nhau thai sẽ được phân loại, thu gom ngay tại nơi phát sinh, sau đó vận chuyển xử lý ngay trong ngày và được giám sát đúng theo quy trình nghiêm ngặt của Bộ Y tế”, bác sĩ Hoa nói.
“Cho đến nay, chúng tôi vẫn chưa phát hiện ra lỗ hổng sai sót nào trong khâu quản lý và xử lý chất thải y tế này”, bác sĩ Hoa nhấn mạnh.
PHẠM QÚY
Theo VTC
Chất thải rắn "tung tăng" xuống phố: Chế tài có, sao lại khó quản !
Với Hà Nội, thời gian qua công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn đô thị dù có những chuyển biến tích cực song cũng đang gặp phải khó khăn.
Một trong những vấn đề mà các đơn vị vệ sinh môi trường (VSMT) của Hà Nội đang gặp phải đó chính là sự gia tăng đến mức khó kiểm soát của chất thải rắn cồng kềnh và chất thải xây dựng.
Thực hiện chủ trương của thành phố Hà Nội về việc đổi mới công nghệ thu gom rác văn minh đô thị theo hướng cơ giới hóa, từ năm 2016 đến nay, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) đã thực hiện một loạt các giải pháp đổi mới công nghệ thu gom, vận chuyển rác; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào điều hành sản xuất và bước đầu đã ghi nhận những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đô thị, công tác đảm bảo VSMT của thành phố cũng thường xuyên phải đối mặt những khó khăn mới.
Nhiều vật dụng "cồng kềnh" được người dân bỏ trên vỉa hè.
Hiện nay một trong những khó khăn của công tác VSMT được nhắc nhiều đến đó là công tác thu gom, vận chuyển đối với loại chất rắn sinh hoạt cồng kềnh trong khi Thành phố chưa có quy định cụ thể nào về thu gom, xử lý loại chất thải này.
Tại điều 11 Quy định số 16/2013/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội quy định với loại chất thải xây dựng nêu rõ: "Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm phát sinh chất thải xây dựng phải có biện pháp đảm bảo môi trường, không làm phát tán bụi bẩn, ô nhiễm môi trường; không sử dụng hè phố, lòng đường, nơi công cộng làm nơi lưu giữ chất thải rắn xây dựng; Phải ký hợp đồng với đơn vị vệ sinh môi trường để thu gom, vận chuyển phế thải xây dựng về đúng nơi quy định của Thành phố. Đối với hành vi đổ trộm phế thải xây dựng ra đường phố, thậm chí đổ lẫn với chất thải sinh hoạt là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử phạt nghiêm theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP".
Thế nhưng hình ảnh cả một chiếc giường, tủ, đệm mút, sofa, hay từng chồng bao tải vật liệu xây dựng... được các hộ gia đình "thải bỏ" ngổn ngang ở vỉa hè đã không còn xa lạ ở đô thị và các đơn vị duy trì VSMT với chức năng nhiệm vụ của mình "buộc" phải dọn.
Theo PGS.TS Nguyễn Đức Khiển, nguyên Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường Hà Nội thì Thành phố cần giao quyền tự quyết nhiều hơn nữa cho các doanh nghiệp duy trì VSMT.
Theo đó các đơn vị VSMT phải công khai cung cấp số điện thoại đường dây nóng và khi có nhu cầu, người dân liên hệ để đơn vị duy trì VSMT đến chuyển các loại chất thải cồng kềnh này đi xử lý theo nguyên tắc xả thải bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu. Nếu không thực hiện, các tổ chức, hộ gia đình xả thải phải chịu trách nhiệm và bị xử phạt theo quy định. Đơn vị duy trì VSMT có quyền từ chối phục vụ đối với các trường hợp cố tình xả bậy và không hợp tác.
PGS.TS Nguyễn Đức Khiển cũng cho rằng, việc xử lý triệt để tình trạng đổ chất thải cồng kềnh ra hè, đường phố còn phụ thuộc rất nhiều vào sự giám sát, kiểm tra, xử phạt của chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp phường xã; tuyên truyền, vận động người dân bỏ chất thải rắn cồng kềnh đúng giờ, đúng thời gian quy định và phải trả phí cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải do mình xả ra.
Do đặc thù của loại chất thải rắn cồng kềnh này, các đơn vị VSMT phải có phương án thu gom và ấn định vào một khoảng thời gian cụ thể để thuận tiện cho người dân. Như ở địa bàn quận Đống Đa do Chi nhánh Môi trường Đống Đa - URENCO 4 quản lý, chất thải rắn cồng kềnh như giường tủ, bàn ghế, sofa,... được thu vào sáng thứ Bảy hàng tuần tại một số điểm quy định.
Ở rất nhiều nước trên thế giới, việc xả thải các loại chất thải cồng kềnh đồng nghĩa với việc người dân phải chấp nhận trả phí, mức phí được công khai và người dân chấp nhận bỏ ra một khoản tiền để được vận chuyển và xử lý các vật dụng mà mình thải ra. Lấy ví dụ tại Hàn Quốc, việc xử lý các vật dụng lớn như đồ nội thất (giường, tủ, đệm, sofa, bảng biển,...), đồ điện tử, máy nóng lạnh... sẽ phải trả phí từ 2.000 won - 15.000 won (từ 40.000 - 300.000 VND) cho mỗi món đồ tùy vào kích thước lớn nhỏ và độ phức tạp khi xử lý.
Để giải quyết dứt điểm tình trạng đổ bậy chất thải rắn cồng kềnh, chất thải xây dựng ra vỉa hè, lòng đường như hiện nay, chính quyền thành phố và địa phương cần có nhiều giải pháp mạnh mẽ hơn. Đặc biệt là cần có quy định và hướng dẫn cụ thể, rộng rãi cho người dân cách thức xử lý từng loại chất thải, coi việc phân loại là hành động bắt buộc trước khi bỏ rác.
Phân loại chất thải ở đây không chỉ là phân loại thành các loại rác hữu cơ, rác vô cơ và tái chế (phân loại 3R) mà còn là phân loại ra chất thải xây dựng, chất thải y tế, chất thải nguy hại và chất thải cồng kềnh. Riêng chất thải rắn cồng kềnh và chất thải xây dựng, người dân chủ động lưu giữ gọn gàng trước khi liên hệ để giao cho đơn vị duy trì, cung cấp dịch vụ VSMT theo quy định, tuyệt đối không để bừa bãi ra nơi công cộng.
Đối với các hành vi cố tình vi phạm, chính quyền địa phương cần mạnh tay xử lý theo đúng Nghị định 155/2016/NĐ-CP, đồng thời buộc phải khắc phục hậu quả và trả phí cho đơn vị VSMT để dọn dẹp. Khi toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc một cách mạnh mẽ, tin rằng không lâu nữa tại các con đường, tuyến phố của Thủ đô Hà Nội sẽ không còn những hình ảnh xấu xí nói trên.
Tuấn Trần
Theo laodongthudo
TP.HCM đưa ra nhiều yêu cầu về xe chở rác UBND TP.HCM yêu cầu thời gian để các đơn vị thu gom, vận chuyển hoàn tất chuyển đổi phương tiện thu gom vận chuyển chất thải là hết tháng 10-2019. UBND TP vừa có công văn về việc triển khai kế hoạch chuẩn hóa mẫu phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP. Theo đó, xét...