Quy trình xả lũ bị mắng ‘xối xả’
“Quy trình xả lũ do chính thủy điện đề ra! Nói xả lũ đúng quy trình? Nó chỉ đúng với chủ hồ, nhưng nó không đúng với cuộc sống người dân…” – GĐ Sở NN&PTNN Quảng Nam ví von.
Những con số giật mình
Trong báo cáo xả lũ của 3 hồ chứa thủy điện nằm trên đầu nguồn sông Vu Gia (Quảng Nam), chỉ trong ngày 15/11, bắt đầu lần lượt từ 7 giờ sáng, Đắk Mi 4 xả lũ trong 42 giờ với lưu lượng xả lớn nhất 3.900 m3/s.
Đến 13 giờ cùng ngày, hồ chứa thủy điện Sông Côn 2 xả 578 m3/s và đến 16 giờ cùng ngày hồ chứa A Vương tiếp tục xả với lưu lượng 898 m3/s.
Tổng lượng nước xả của 3 hồ chứa này theo tính toán lên đến 272,19 triệu m3 nước chỉ trong hơn 1 ngày đổ xuống vùng hạ lưu.
Thủy điện Sông Tranh 2 xả lũ ngày 15 và 16-11
Trong khi đó, hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 nằm đầu nguồn sông Thu Bồn, lúc 11 giờ trưa hôm 15/11 đã xả với lưu lượng 3.622 m3/s và xả liên tục trong 38 giờ đồng hồ với tổng lưu lượng xả lên đến 362,24 triệu m3 nước.
Đây là những con số giật mình.
Ông Nguyễn Ngọc Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam bảo rằng, qua theo dõi qui trình xả lũ, các nhà máy đã phối hợp tốt với Ban phòng chống lụt bão tỉnh và các địa phương.
Tuy nhiên, theo ông Quang, do dự báo lượng nước đến các hồ chứa thủy điện chưa kịp thời nên trước thời điểm xảy ra lũ, các hồ này chưa thực hiện tốt việc điều tiết để hạ mực nước hồ xuống cao trình đón lũ.
Tại thủy điện Đắk Mi 4, bắt đầu xả lũ lúc 18 giờ 13/11 với lưu lượng nhỏ. Đến 7 giờ sáng ngày 15/11, mực nước hồ chứa là 256,29 m, cao hơn cao trình mực nước đón lũ là 1,29 m.
Còn tại hồ chứa A Vương, mực nước lúc 7 giờ sáng 15/11 là 379,2 m, cao hơn cao trình mực nước đón lũ là 3,20 m.
Đây phải chăng là nguyên nhân gây lũ dữ ở vùng Đại Lộc hôm 15-16/11 vừa qua và liệu việc tích nước và xả lũ như vậy liệu có đúng qui trình?
Video đang HOT
Quy trình của ai?
Tại Hội nghị Tỉnh ủy Quảng Nam lần thứ 17, khóa XX mới đây, nhiều đại biểu đã lên tiếng về quy trình xả lũ của các hồ chứa thủy điện và mổ xẻ, tìm nguyên nhân gây ra lũ dữ.
Thủy điện A Vương xả lũ hôm 16/11
Ông Nguyễn Văn Ngũ – Bí thư Huyện ủy Đại Lộc đã thẳng thắng nhìn nhận: Hồ chứa thủy điện xả lũ đúng qui trình. Nhưng chỉ là đúng qui trình với chính chủ hồ thủy điện. Còn thực tế lũ dữ lên nhanh bất thường và trái với qui luật tự nhiên hàng trăm năm nay ở vùng rốn lũ này thì nên nghiêm túc xem lại!
Ông Ngũ cho biết, đợt lũ vừa qua, Đại Lộc bị thiệt hại khoảng 54 tỷ đồng. Nhân dân địa phương cho rằng tình hình lũ lụt phức tạp là do thủy điện xả lũ.
Trong khi đó, chính quyền địa phương chưa thể đánh giá tác động và chỉ ghi nhận một số hiện tượng như nước lũ lên nhanh, dòng nước chảy xiết, xuất hiện nhiều điểm sạt lở mới và lũ lụt không theo quy luật hàng trăm năm nay, ngập lụt cục bộ…
Còn ông Lê Văn Lai – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam cho rằng, từ thực tế lũ lụt diễn ra trong thời gian vừa qua ở các huyện dọc sông Vu Gia – Thu Bồn, có thể đưa ra nhận định quy trình xả lũ của thủy điện là sai với thực tế!
“Tôi không đồng ý với quy trình xả lũ như vừa rồi. Tôi đề nghị sửa lại chỉ tiêu số 8 (chỉ tiêu về môi trường trong Nghị quyết năm 2014) là tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường và gây thiệt hại nghiêm trọng được xử lý 100% kể cả thủy lợi, thủy điện vì nó đã gây tác động quá lớn.
Cần có sự phối hợp của các cơ quan chức năng để đánh giá lại quy trình xã lũ nhằm giải quyết dứt điểm, căn cơ các hệ lụy đã xảy ra cho người dân, môi trường” – ông Lai gay gắt.
Ví von, GĐ Sở NN&PTNN Quảng Nam, ông Nguyễn Thanh Quang cho rằng: “Thủy điện không gây ra lũ lụt, thiên tai tạo ra nước. Nhưng chính thủy điện tiếp sức gây ra lũ lụt! Quy trình xả lũ do chính thủy điện đề ra! Nói xả lũ đúng quy trình? Nó chỉ đúng với chủ hồ, nhưng nó không đúng với cuộc sống người dân! Tôi khẩn thiết kính đề nghị UBND tỉnh và các cơ quan chức năng chỉ đạo các hồ nghiêm túc thực hiện việc xả lũ, chỉ được tích nước sau ngày 30/11.
Không lũ quét mới lạ!
Trong đợt mưa lũ vừa qua, Đại Lộc (Quảng Nam) là một trong những địa phương thiệt hại nặng nề. Sau khi lũ qua, tiếp xúc với chúng tôi, người dân vẫn rất bức xúc với lý do &’xả lũ đúng quy trình’ của các thủy điện.
Trận lũ lịch sử trái mùa hôm 16/11 gây ngập cả khu đô thị cổ Hội An, lần đầu tiên nước lũ gây ngập Chùa Cầu
Cụ Nguyễn Văn Minh, nhà ở xã Đại Cường, huyện Đại Lộc nói: “Mấy ông thủy điện nói xả lũ đúng qui trình. Nhưng bà con tui ở vùng rốn lũ ni biết chi mấy cái qui trình của các ông! Hồi chưa có thủy điện, mỗi khi trên nguồn mưa lớn là lũ về. Nhưng lũ không tàn khốc và gây thiệt hại lớn như bây giờ”.
Theo cụ Minh, &’bà con tui ở đây ít học có biết chi mấy cái qui trình của ông thủy điện’. Chỉ biết rằng ở trên nguồn vách núi dựng đứng, độ dốc cao, nhiều nhánh sông đổ về sông Vu Gia.
Nhiều cụ già ở Đại Lộc cũng bảo, trước khi có thủy điện, mỗi khi có mưa là nước lũ đổ về cũng gây ngập, nhưng không có lũ quét.
Còn bây giờ, &’mấy ổng’ ngăn sông xây đập tích nước. Đến khi hồ chứa đầy, &’mấy ổng’ tháo tràn xả nước ngay trên đầu, có độ dốc cao như vậy sao không sinh ra lũ quét được!
Theo Vũ Trung (Vietnamnet)
Các hồ thủy điện cắt xén dung tích phòng lũ
Trong một báo cáo của Sở NN&PTNT Quảng Nam, các hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh đã cắt xén dung tích phòng lũ nên hầu hết không có khả năng điều tiết giảm lũ, chậm lũ...
Theo Sở NN&PTNT Quảng Nam, hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn là con sông lớn xếp thứ 9 của Việt Nam, vùng thượng nguồn có địa hình dốc từ Tây sang Đông, nhiều ghềnh thác, lại nằm trong khu vực có lượng mưa lớn, vì vậy lưu vực sông được đánh giá có tiềm năng nguồn thủy văn đứng thứ 4 trên toàn quốc.
Từ đặc điểm đó, trên vùng đầu nguồn Vu Gia - Thu Bồn có 58 dự án thủy điện được phê duyệt quy hoạch với tổng công suất hơn 1.600MW, điện lượng 6,525 tỷ KWh/năm. Trong đó, 10 dự án bậc thang thủy điện trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn do Bộ Công thương thẩm định và phê duyệt quy hoạch với tổng công suất gần 1.100 MW, điện lượng gần 4,4 tỷ KWh/năm. Cùng 48 dự án thủy điện vừa và nhỏ do UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch với tổng công suất là hơn 500 MW, điện lượng 2,160 tỷ KWh/năm.
Thiết kế dung tích phòng lũ ban đầu của hồ thủy điện Sông Tranh 2 là 233 triệu m3 nước nhưng dung tích phòng lũ thực tế chỉ hơn 75 triệu m3 nước
Tuy nhiên, đó là con số thủy điện trước đây đã đưa vào quy hoạch, đến nay chỉ còn lại 44 thủy điện trên toàn tỉnh, trong đó có 10 thủy điện lớn do Bộ Công thương quản lý và 34 thủy điện nhỏ và vừa do tỉnh Quảng Nam quản lý.
Chỉ tính dung tích hồ chứa 10 thủy điện lớn đầu nguồn Vu Gia - Thu Bồn đã là hơn 3 tỉ m3 nước. Người dân Quảng Nam đang lo lắng với 10 quả "bom nước" treo lơ lửng trên đầu, không biết khi nào những "quả bom nước" ấy đổ xuống đầu họ.
Đơn cử như "quả bom" nước Sông Tranh 2, kể từ ngày tích nước gây động đất kích thích, rò rỉ nước qua thân đập khiến hàng chục ngàn dân vùng hạ lưu dọc sông Thu Bồn mất ăn, mất ngủ.
"Khi quy hoạch tổng thể dự án 10 thủy điện bậc thang đầu nguồn Vu Gia - Thu Bồn có tổng dung tích phòng lũ là 1.070 triệu m3 nước. Nhưng không hiểu sao khi đầu tư xây dựng các công trình thủy điện này, dung tích phòng lũ các hồ chứa đều bị cắt xén nên các hồ chứa này không có chức năng phòng lũ..." - Kỹ sư thủy lợi Nguyễn Minh Tuấn - Chánh văn phòng Ban phòng chống lụt bão Quảng Nam lo lắng.
Tại cuộc họp với các "ông chủ" hồ thủy điện ngày 1/10 vừa qua, Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Nam - ông Nguyễn Thanh Quang - cho biết, tổng dung tích hồ thủy điện bậc thang trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn khá lớn, tuy nhiên hầu hết các thủy điện này có dung tích phòng lũ rất nhỏ so với dung tích toàn bộ công trình.
Theo đó, tổng dung tích của riêng 3 hồ thủy điện Sông Tranh 2, A Vương, Đắk Mi 4 khoảng 1,5 tỷ m3 nước, trong khi đó dung tích phòng lũ của 3 hồ này chỉ đạt 125 triệu m3. Đây là nhược điểm của các hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đối với công tác phòng, tránh lũ ở hạ du.
Cũng tại cuộc họp này, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - ông Lê Phước Thanh - cho rằng, các hồ thủy điện phải hết sức chú ý công tác phòng ngừa lũ lụt. Nếu dự báo thời tiết có mưa lớn thì các hồ phải xả lũ trước để đón nước về, nếu không trong khi trời mưa to gió lớn, nước biển dâng mà các hồ chứa đồng loạt xả lũ thì người dân ở giữa chỉ có nước chết.
Những dòng sông cạn khô dưới chân đập thủy điện
Để chứng minh cho những lo lắng của mình khi mùa mưa bão đang cận kề, Chánh văn phòng Ban phòng chống lụt bão Quảng Nam - ông Nguyễn Minh Tuấn - lục lại toàn bộ hồ sơ thiết kế cũng như những báo cáo mà ông "kêu gào" nhiều năm nay vẫn rơi vào im lặng.
Nếu so với quy hoạch ban đầu, các hồ thủy điện bậc thang trên đầu nguồn Vu Gia-Thu Bồn có tổng dung tích phòng lũ là 1.070 triệu m3, nhưng sau khi được điều chỉnh và thiết kế cụ thể từng công trình thì dung tích phòng lũ các hồ thủy điện chỉ còn chưa đầy 150 triệu m3.
Theo ông Tuấn, như vậy các hồ chứa thủy điện đều cắt xén toàn bộ dung tích phòng lũ như qui hoạch ban đầu. Và sau khi hoàn thành, các hồ thủy điện bậc thang trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn hầu như không còn khả năng điều tiết giảm lũ, chậm lũ nữa.
Ngoài ra, hiện toàn bộ các hồ chứa thủy điện đã và đang xây dựng trên vùng đầu nguồn Quảng Nam đều không có cửa xả đáy sâu. Chỉ duy nhất hồ chứa Đắk Mi 4 sau khi hoàn thành mới xây dựng cửa xả đáy để trả lại dòng chảy tối thiểu khi các huyện hạ lưu Quảng Nam và TP Đà Nẵng "la làng" thiếu nước vào mùa khô.
Cũng tại cuộc họp với các "ông chủ" hồ chứa ngày 1/10, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh đã phải nói thẳng với các chủ nhà máy thủy điện rằng, nếu thủy điện làm ra tiền nhưng gây thiệt hại lớn cho người dân hơn số tiền thủy điện làm ra thì không nên làm thủy điện.
Điển hình của việc này là năm 2009, chỉ một cơn lũ từ thủy điện A Vương xả đã làm tổng thiệt hại của người dân lên đến trên 650 tỉ đồng, trong khi tiền thuế thu từ thủy điện này chỉ khoảng trên dưới 100 tỉ đồng một năm.
Theo Dantri
Gần 600 nhà dân bị ngập, hư hại Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư hôm qua phát đi bản tin cuối cùng về đợt lũ tại các tỉnh miền Trung và Tây nguyên do mưa lớn ảnh hưởng từ cơn bão số 7. Theo đó, chiều cùng ngày, lũ trên các sông ở Quảng Bình, Quảng Ngãi, hạ lưu sông Vu Gia, Thu Bồn và sông Ba đã...