Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng: Phải đảm bảo an toàn cho hạ du
Việc vận hành các hồ thủy điện phải đảm bảo an toàn cho công trình và đảm bảo an toàn chống lũ cho hạ du vào mùa lũ, đảm bảo an toàn cho cả công trình và an sinh phía hạ du trong mùa cạn. Đó là những yêu cầu đặt ra đối với Quy trinh vân hanh liên hô chưa trên lưu vưc sông Hông bao gồm các hồ: Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang, Bản Chát, Huội Quảng vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Song hành các mục tiêu . Lưu vực sông Hồng chiếm vị trí quan trọng nhất trong các lưu vực sông trên cả nước. Vì vậy, trong mùa lũ, Thủ tướng Chính phủ giao Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai trực tiếp điều hành để đảm bảo an toàn cho hạ du. Trong những năm qua, quá trình vận hành các nhà máy thủy điện trên lưu vực sông Hồng luôn đảm bảo an toàn chống lũ cho đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có thủ đô Hà Nội. Đồng thời đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông và đảm bảo hiệu quả phát điện. Bên cạnh đó, các nhà máy đã đảm bảo cấp nước cho sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân cho các tỉnh Trung du và đồng bằng Bắc bộ với diện tích khoảng 630.000 ha. Thực tế điều hành cho thấy, các nhà máy thủy điện trên lưu vực sông Hồng luôn đáp ứng đủ nước cho nông nghiệp. Vụ Đông Xuân 2012 – 2013, các nhà máy này đã cung cấp 4,7 tỷ m3, năm 2013 – 2014 là 5,77 tỷ m3 và năm 2014- 2015 là 5,07 tỷ m3 nước cho nông nghiệp. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các hồ chứa trên lưu vực sông Hồng cũng đảm bảo tối ưu hóa điều độ hệ thống điện quốc gia. Hiện nay, các nhà máy thủy điện trên lưu vực sông Hồng có tổng công suất đặt chiếm tới 1/6 tổng công suất hệ thống điện quốc gia và 1/3 công suất phủ đỉnh. Vì vậy, các hồ chứa thủy điện tham gia vào Quy trình vận hành liên hồ trên lưu vực sông Hồng đóng vai trò đặc biệt quan trọng, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, nhất là trong giai đoạn cuối mùa khô hàng năm. Ngoài ra, các nhà máy thủy điện trên lưu vực sông Hồng còn phải đảm bảo dòng chảy tối thiểu trên sông và góp phần duy trì giao thông đường thủy, với mực nước tại Hà Nội tối thiểu không thấp hơn 1,2 mét, đủ cho các hoạt động của mọi phương tiện thủy trên sông.
Thủy điện Hòa Bình trên hệ thống sông Hồng đóng vai trò quan trọng trong việc cắt lũ, đảm bảo an toàn cho hạ du đồng bằng sông Hồng – Ảnh: Minh Ngọc
An toàn trong mùa lũ… Theo Quy trình, hàng năm, các hồ Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang, Lai Châu, Bản Chát và Huội Quảng phải vận hành theo thứ tự ưu tiên. Cụ thể, trong mùa lũ phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các công trình thủy điện, không được để mực nước các hồ chứa vượt cao trình mực nước gia cường với mọi trận lũ nhỏ hơn hoặc bằng lũ thiết kế tần suất 0,01% (lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 10.000 năm 1 lần) đối với các hồ Lai Châu, Hoà Bình và Thác Bà; lũ kiểm tra PMF (lũ cực hạn có khả năng xảy ra) đối với hồ Sơn La và lũ kiểm tra tần suất 0,02% (lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoăc bằng 5.000 năm 1 lần) đối với các hồ Tuyên Quang, Bản Chát và Huội Quảng; phải đảm bảo an toàn chống lũ cho hạ du và cuối cùng mới đảm bảo hiệu quả phát điện. Để tránh thiệt hại đến công trình đầu mối, công trình đê điều, phương tiện giao thông thủy, sạt lở bờ sông và ảnh hưởng sản xuất của nhân dân ở vùng hạ du, quy định việc vận hành xả lũ các hồ như sau: Hồ Hoà Bình đóng, mở lần lượt 6 cửa xả đáy đầu tiên, mỗi cửa cách nhau 6 giờ, các cửa tiếp theo có thể đóng, mở nhanh hơn. Hồ Tuyên Quang đóng, mở lần lượt 4 cửa xả đáy đầu tiên, mỗi cửa cách nhau 6 giờ, các cửa tiếp theo có thể đóng, mở nhanh hơn. Đối với thời kỳ xả hiệu chỉnh vào cuối mùa lũ, cho phép thời gian đóng, mở cửa xả đáy cuối cùng nhanh hơn, tùy theo lưu lượng nước đến hồ. Khi xả lũ đảm bảo an toàn công trình, được phép đóng, mở cấp tốc các cửa xả, thời gian đóng mở các cửa xả thực hiện theo quy định thao tác của thiết bị Trong mùa cạn (từ 16/9 đến 14/6 năm sau), các hồ Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang phối hợp vận hành nhằm đảm bảo duy trì mực nước tại Trạm thủy văn Hà Nội không thấp hơn 2,2 mét trong các đợt xả nước gia tăng. Các hồ Sơn La, Lai Châu, Bản Chát và Huội Quảng phối hợp vận hành xả nước bổ sung cho hồ Hòa Bình. Trong thời gian vận hành các hồ chứa, căn cứ vào mực nước hồ hiện tại và dự báo dòng chảy đến hồ trung bình 10 ngày sau đó, điều chỉnh vận hành sao cho mực nước hồ không nhỏ hơn giá trị quy định tại từng thời điểm cụ thể.
Vận hành hồ thủy điện Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang trong thời kỳ sử dụng nước gia tăng trong mùa cạn: – Hồ Thác Bà: Vận hành xả nước với lưu lượng trung bình ngày không nhỏ hơn 280 m3/s. – Hồ Tuyên Quang: Vận hành xả nước với lưu lượng trung bình ngày không nhỏ hơn 500 m3/s. – Hồ Hòa Bình: Căn cứ vào mực nước tại Trạm thủy văn Hà Nội, vận hành điều tiết hồ nhằm đảm bảo duy trì liên tục mực nước tại Trạm thủy văn Hà Nội không thấp hơn 2,2 mét, trừ ngày đầu tiên của mỗi đợt xả.
Theo_EVN
Quận Nam Từ Liêm: Đảm bảo an toàn tại các bệnh viện
CAQ Nam Từ Liêm đã triển khai tốt kế hoạch đảm bảo ANTT tại 2 bệnh viện và 1 viện nghiên cứu trên địa bàn.
CAQ Nam Từ Liêm thường xuyên tuần tra đảm bảo ANTT tại khu vực các bệnh viện
Trên địa bàn quận Nam Từ Liêm hiện có trụ sở Bệnh viện Thể thao Việt Nam, Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an và Viện Sốt rét ký sinh trùng, côn trùng Trung ương. Dù không phải là những điểm nóng như nhiều bệnh viện khác, song tại các bệnh viện vẫn còn tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè gây mất mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường; trộm cắp tài sản của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân; lộn xộn trong quá trình chờ khám bệnh, người nhà bệnh nhân to tiếng, đe dọa bác sỹ, nhân viên làm việc tại bệnh viện.
Căn cứ vào tình hình của các bệnh viện, CAQ Nam Từ Liêm đã tham mưu cho lãnh đạo các bệnh viện, viện thực hiện các biện pháp đảm bảo ANTT trong và ngoài bệnh viện, thiết lập đường dây nóng, đảm bảo công tác phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường; phối hợp các đội nghiệp vụ hướng dẫn lãnh đạo các bệnh viện thực hiện tốt phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, phòng chống các tệ nạn xã hội; tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ, nhằm đảm bảo tốt công tác an ninh và xử lý tình huống phức tạp xảy ra tại bệnh viện...
Trao đổi với phóng viên, Đại tá Nguyễn Tuấn Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an cũng cho biết, qua hơn 1 năm triển khai kế hoạch đảm bảo ANTT tại các bệnh viện, viện trên địa bàn quận, tình hình ANTT tại các bệnh viện tương đối ổn định, không còn tình trạng mất trộm tài sản của cán bộ, công nhân viên, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, chấm dứt tình trạng taxi "dù" đón trả khách tại bệnh viện, khu vực lối vào cổng bệnh viện không xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông và bệnh nhân, người nhà bệnh nhân đe dọa hành hung bác sỹ, cán bộ, công nhân viên trong bệnh viện.
Theo chỉ huy CAQ Nam Từ Liêm, việc thực hiện kế hoạch đảm bảo ANTT tại các bệnh viện, viện trên địa bàn với sự vào cuộc từ chính các bệnh viện, viện sẽ là nền tảng để xây dựng một mô hình đảm bảo ANTT trong thời gian tới, giúp các bệnh viện, viện cũng như CAQ chủ động hơn trong đảm bảo ANTT.
Theo_An ninh thủ đô
Thêm một công trình thuỷ điện quan trọng được khánh thành Hôm nay (31/12), tại huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã tổ chức Lễ khánh thành Công trình thủy điện Bản Chát và mừng phát điện tổ máy số 1 Công trình thủy điện Huội Quảng. Công trình Thủy điện Bản Chát và Thủy điện Huội Quảng là các dự án nhóm A được xây dựng trên...