Quy trình phức tạp để khởi động tên lửa hạt nhân
Để phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, người chỉ huy phải tiến hành thao tác kiểm tra an ninh nghiêm ngặt như xác thực giọng nói, mã số, thẻ xác thực và các quy tắc phức tạp khác.
Titan II là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, gắn đầu đạn hạt nhân lớn nhất của Mỹ. Nó có sức công phá và khả năng hủy diệt gấp 650 lần quả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản vào năm 1945. Chuck Penson, chuyên viên lưu trữ tại Bảo tàng tên lửa Titan ở thị trấn Sahuarita, bang Arizona, cho biết: “Mục đích của dự án chế tạo tên lửa Titan II là đe dọa đối phương, khiến họ phải lo sợ nếu phát động cuộc tấn công chống Mỹ”.
Bảng hiệu cảnh báo nguy hiểm trên cửa an toàn vào hầm chứa tên lửa đặt. Titan II được lưu giữ suốt từ những năm 50 đến giữa thập niên 60 trong một hầm ngầm dưới lòng đất ở bang Texas. Hiện tại, người ta vẫn giữ tên lửa tại đây nhưng đã gỡ bỏ các bộ phận kích nổ.
Hầm chứa được gắn các tấm cách âm. Nếu không có chúng, sóng âm từ vụ phóng có thể khiến tên lửa rung chuyển và vỡ thành nhiều mảnh trước khi rời hầm.
Video đang HOT
Trung tâm điều khiển bao gồm thiết bị điện tử, công tắc, nút điều chỉnh. Nó nằm cách xa vị trí tên lửa. Ngoài việc giữ bí mật quân sự, việc xây dựng cơ sở nằm sâu dưới lòng đất giúp hệ thống vẫn an toàn nếu kẻ thù tấn công nước Mỹ bằng bom.
Trước khi bước vào phòng điều khiển, hệ thống loa trong phòng âm thanh báo động. Tiếp đó, người chỉ huy sẽ thấy một thông điệp, hàng loạt những con số ngẫu nhiên và xác nhận giọng nói. Hoạt động này chỉ thành công nếu người thực hiện là tổng thống Mỹ.
Nếu vượt qua khâu đầu tiên, người chỉ huy sẽ được nhận những thẻ xác thực. Mỗi thẻ có hai chữ cái. Thẻ đúng là thẻ chứa hai chữ trùng với hai chữ cái đầu trong thông điệp bí mật được phát qua loa. Cánh cửa phòng điểu khiển mở ra.
Sau đó, để khởi động tên lửa, người chỉ huy phải nhập đúng một mã gồm 6 chữ cái trên một dãy các bánh xe xoay. Nếu không biết mã chính xác, việc kết hợp các chữ cái có thể tạo ra 17 triệu kết quả.
Sau khi chèn chuỗi mã, người chỉ huy đếm ngược tới khi khóa phóng mở. Họ giữ khóa trong 5 giây khi một ô có ánh sáng màu xanh lá cây xuất hiện với dòng chữ “sẵn sàng phóng”. Khi xoay khóa, hệ thống phóng tên lửa sẽ khởi động. Lúc này, không ai có thể ngăn hoặc trì hoãn một vụ phóng tên lửa diễn ra.
Tuy nhiên, Mỹ chưa từng sử dụng Titan II để ngăn chặn một cuộc tấn công nào nhằm vào nước này. Tên lửa Titan II thực hiện rất nhiều sứ mệnh cho Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).
Tuần dương hạm USS-Lake Erie đã phóng tên lửa SM-3 đánh chặn thành công mục tiêu giả định.
Theo_Zing News
Ấn Độ đáp trả Pakistan bằng một vụ thử tên lửa hạt nhân
Ngày 16-4, Ấn Độ đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo Agni III có khả năng mang đầu đạn hạt nhân do nước này tự chế tạo từ một căn cứ quân sự ở ngoài khơi bờ biển bang miền đông Odisha.
Vụ phóng thử hôm nay của Ấn Độ diễn ra đúng một ngày sau khi đối thủ láng giềng Pakistan phóng thành công tên lửa đạn đạo tầm trung có thể mang đầu đạn hạt nhân Ghauri-I (Hatf-5) từ một địa điểm bí mật.
"Tên lửa đạn đạo đất đối đất này, có tầm bắn hơn 3.000km, đã được phóng từ Đảo Wheeler ở ngoài khơi bờ biển Odisha. Vụ phóng thử đã thành công", các nguồn tin quân sự nước này cho biết.
Tên lửa đạn đạo Agni-III của Ấn Độ
Tên lửa được các nhân viên thuộc Bộ Tư lệnh các lực lượng chiến lược (SFC) tiến hành từ một bệ phóng di động trong khuôn khổ của một cuộc diễn tập huấn luyện thường xuyên của người sử dụng.
Agni-III là tên lửa đạn đạo tầm trung 2 giai đoạn, sử dụng nhiên liệu đẩy rắn. Tên lửa dài 20m, có trọng lượng phóng 17 tấn và có thể mang được một đầu đạn nặng tới 1,5 tấn. Tên lửa đã được biên chế cho các lực lượng vũ trang Ấn Độ.
Ngoài ra, Ấn Độ đã biên chế hoạt động các tên lửa Agni-I tầm bắn 700km, Agni-II tầm bắn 2.000km, Agni-IV có tầm bắn hơn 3.500km và tên lửa Agni-V mới nhất dự kiến sẽ được biên chế hoạt động vào năm 2016, sau một vài vụ thử nữa.
Trong khi đó, nước này con đang nghiên cứu và phat triên loại tên lưa đan đao tâm xa Agni-VI vơi tâm băn lên đên 10.000km, va co thê mang nhiêu đâu đan hat nhân dân hương đôc lâp.
Trong những năm gần đây, Ấn Độ và Pakistan thường xuyên phóng thử tên lửa đạn đạo chiến lược theo kiểu ăn miếng, trả miếng. Cứ nước này khơi mào tiến hành một vụ phóng thử, thì ngay lập tức trong thời gian ngắn sau nước kia cũng tiến hành phóng thử một tên lửa tương tự, khiến mối quan hệ giữa hai nước càng trở nên căng thẳng hơn.
Theo_An ninh thủ đô
Tên lửa hạt nhân Triều Tiên khó bắn trúng đích Theo chuyên gia Mỹ, cho dù có lắp được đầu đạn hạt nhân vào tên lửa KN-08 thì Triều Tiên vẫn khó lòng điều khiển nó bắn trúng mục tiêu. Theo chuyên gia Mỹ, cho dù có lắp được đầu đạn hạt nhân vào tên lửa KN-08 thì Triều Tiên vẫn khó lòng điều khiển nó bắn trúng mục tiêu. Người đứng đầu...