Quy trình nạp ga điều hòa ô tô đúng cách
Điều hòa là trang bị thiết yếu trong khoang nội thất giúp lưu thông không khí, mang lại cảm giác thoải mái cho người dùng. Cần nạp ga điều hòa kịp thời để đảm bảo hiệu suất hoạt động của bộ phận này.
Cách kiểm tra ga điều hòa ô tô
Để biết được chính xác thời điểm nạp thêm ga điều hòa thì các bạn cần kiểm tra được lượng ga còn lại trong bình là bao nhiêu. Nếu lượng ga sắp cạn kiệt hoặc còn ít thì cần tiến hành nạp thêm ga để đảm bảo điều hòa luôn hoạt động tốt.
Cụ thể, cách kiểm tra như sau:
- Có dụng cụ đo
Nếu có đồng hồ đo ga lạnh thì cách kiểm tra sẽ rất đơn giản và dễ dàng cùng đó độ chính xác là rất cao. Khi đo nếu kim đồng hồ có chỉ số thấp và cao áp thấp hơn mức tiêu chuẩn thì có nghĩa là điều hoà đang bị thiếu ga, hết ga và cần tiến hành nạp thêm ga vào bình.
Để biết được chính xác thời điểm nạp thêm ga điều hòa thì các bạn cần kiểm tra được lượng ga còn lại trong bình là bao nhiêu
- Không có dụng cụ đo
Nếu ở những trường hợp các bạn không có sẵn dụng cụ đo thì có thể kiểm tra mực ga bằng mắt ga trong hệ thống lạnh. Nếu trường hợp mắt ga trong suốt, không có sủi bọt là điều hoà có thể gần hết ga hoặc quá nhiều ga. Còn nếu thấy mắt ga sủi đục lăn tăn nhiều bọt là điều hoà đang bị thiếu ga, ngược lại nếu thấy mắt ga trong suốt nhưng khi đạp tăng tốc/giảm tốc động cơ xuất hiện bọt khí là điều hoà đủ ga.
Video đang HOT
Quy trình nạp ga điều hòa ô tô đúng cách
Quy trình nạp ga điều hòa ô tô khá đơn giản và dễ thực hiện, các bạn chỉ cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết là có thể tiến hành nạp ga cho điều hòa ô tô của mình rồi. Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Lắp van vào bình nạp ga
Để có thể nạp ga vào bình bắt buộc phải có bình nạp ga chuyên dụng. Khi bơm đầu tiên các bạn cần tiến hành lắp van cho bình nạp, có 2 loại van đó là van cao áp và thấp áp. Sau đó đóng 2 van và đục lỗ nắp bình ga, xả khí trong đường ống.
Khi nạp cần tắt hệ thống máy của xe, đóng van thấp áp và mở van cao áp hết cỡ
- Bước 2: Nạp ga cao áp
Tiếp theo các bạn tiến hành nạp ga cao áp. Khi nạp cần tắt hệ thống máy của xe, đóng van thấp áp và mở van cao áp hết cỡ. Tiếp theo nạp ga vào bình một lượng vừa đủ đủ lượng, sau đó đóng van cao áp. Lưu ý cần chọn bình ga phù hợp với dung tích hệ thống.
- Bước 3: Nạp ga thấp áp
Sau khi nạp ga cao áp xong thì tiếp theo tiến hành nạp ga thấp áp. Để nạp các bạn cần đóng chặt van cao áp và mở van thấp áp của bình ra, để công tác gió ở vị trí HI, bật công tắc A/C, mở hết công suất máy lạnh MAX COOL, mở toàn bộ cửa xe.
Theo dõi đồng hồ, khi chỉ số thấp áp ở mức 1.5 – 2.5kgf/cm2 và cao áp ở mức 14 – 15kgf/cm2 là dừng lại.
- Bước 4: Tháo dụng cụ nạp ga
Sau khi đã nạp đủ lượng ga vào trong điều hòa ô tô thì các bạn hãy tháo dụng cụ ra và khóa các van lại. Sau khi đã tháo cần kiểm tra lại có sự rò rỉ ở van thấp áp hay cao áp không.
- Bước 5: Kiểm tra và test thử hoạt động của điều hòa
Cuối cùng sau khi đã hoàn tất nạp ga các bạn hãy kiểm tra và test thử hoạt động của điều hòa có mát hay không. Cần kiểm tra độ mạnh nhẹ của hơi lạnh, nếu điều hòa hoạt động bình thường, làm lạnh nhanh thì việc nạp ga đã thành công tốt đẹp.
Nguyên nhân khiến vòng tua máy tăng cao
Vòng tua máy ô tô thể hiện tình trạng hoạt động của động cơ. Nếu tình trạng vòng tua máy tăng cao liên tục xuất hiện trong quá trình vận hành, người dùng cần mang xe đi kiểm tra và sửa chữa kịp thời.
Đường ống bị rò rỉ
Khi đường ống bị rò rỉ, không khí sẽ tràn vào làm tăng lượng khí trong buồng đốt xy lanh động cơ. ECU nhận thấy cũng sẽ điều chỉnh cấp nhiên liệu tương ứng. Điều này dễ gây lỗi nổ máy vòng tua cao.
Để xử lý cần kiểm tra khe hở, chủ xe hãy để ý tiếng rít gió. Thông thường vị trí khe sẽ phát ra tiếng động. Chỉ cần xử lý khe hở thì vòng tua máy sẽ trở lại bình thường.
Van thông hơi các-te bị hỏng
Khi sử dụng xe ô tô trong một thời gian dài, các muội bẩn bên trong động cơ có thể bay theo đường thông hơi PCV lọt vào họng hút. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến động cơ, có thể làm xe bị chết máy.
Khi sử dụng xe ô tô trong một thời gian dài, các muội bẩn bên trong động cơ có thể bay theo đường thông hơi PCV lọt vào họng hút.
Để khắc phục nên kẹp chặt đường ống thông nối với van thông hơi. Tốc độ vòng tua sẽ giảm xuống. Tuy nhiên cách xử lý triệt để vẫn là nên thay mới van PCV.
Van không tải gặp trục trặc
Van không tải ISC có nhiệm vụ điều khiển lượng không khí đi tắt qua bướm ga khi người lái không đạp ga (bướm ga không mở), để từ đó có thể điều khiển tốc độ không tải phù hợp với những điều kiện khác nhau ở động cơ.
Do vậy nếu van không tải bị trục trặc thì lượng không khí vào buồng đốt xy lanh động cơ sẽ bị thiếu chính xác. Điều này dẫn đến vòng tua máy tăng cao. Van không tải có vần đề là nguyên nhân thường gặp nhất của hiện tượng vòng tua máy tăng cao khi xe chạy garanti.
Cảm biến oxy bị bẩn/hỏng
Cảm biến oxy giúp đo lượng oxy dư trong khí thải. Từ thông tin này ECU sẽ điều chỉnh tỷ lệ không khí và nhiên liệu sao cho lý tưởng hơn. Tuy nhiên nếu cảm biến oxy bị bẩn, hư hỏng. Thông tin truyền về ECU có thể bị sai lệch. Điều này khiến lượng nhiên liệu và khí cung cấp có thể cao hơn khiến vòng tua máy xe tăng cao dù đang ở chế độ không tải.
Cảm biến oxy giúp đo lượng oxy dư trong khí thải.
Cảm biến nhiệt độ nước làm mát bị trục trặc
Cảm biến nhiệt độ nước làm mát ô tô giúp đo nhiệt độ của môi chất làm mát, thông qua đó có thể biết được nhiệt độ động cơ. Từ thông tin này ECU sẽ tính toán để điều chỉnh quá trình phun nhiên liệu, nạp khí, thời điểm đánh lửa sao cho phù hợp. Nếu cảm biến nhiệt độ nước làm mát bị trục trặc sẽ khiến thông tin sai lệch. Đây cũng là một trong các nguyên nhân vòng tua máy cao ở chế độ không tải.
Những điều cần biết về vòng tua máy Vòng tua máy được định nghĩa là số vòng quay mỗi phút của động cơ xe, nếu động cơ quay nhanh thì vòng tua máy càng lớn, nhằm sản sinh ra công suất đủ mạnh để giúp xe di chuyển nhanh hơn. Vòng tua máy là gì? Vòng tua máy ô tô là một thông số ảnh hưởng đến hiệu suất của xe,...