Quy trình “làm giả” đồ ăn siêu tinh xảo của nghệ nhân Nhật Bản: Càng xem càng bái phục vì chân thật quá!
Từ những khúc gỗ vuông vức, nghệ nhân người Nhật Bản có thể làm ra những tác phẩm mô phỏng đồ ăn giống y xì đúc.
Seiji Kawasaki là một nghệ nhân điêu khắc gỗ ở Nhật, được dư luận thế giới biết đến với những tác phẩm “làm giả” đồ ăn ở level siêu thực. Nguồn cảm hứng của anh đến từ những món ăn rất đơn giản, phổ biến tại Nhật và nhiều quốc gia châu Á, nhưng đều đạt độ siêu tỉ mẩn trong các đường nét và cả cách tô màu, đổ bóng, tạo khối…
Trong một cuộc phỏng vấn với tò Bored Panda, Kawasaki chia sẻ: “Công chúng nhìn vào các tác phẩm của tôi và thường muốn ăn chúng cho dù biết chúng làm từ gỗ. Rất nhiều người kể lại với tôi như vậy. Tôi cho rằng đây là điều khá thú vị. Ở góc độ làm nghề, những tác phẩm của tôi đều nêu bật giá trị của tiêu tiết, của sự cụ tỉ. Ở góc độ khác, đó đơn giản chỉ là những mô phỏng đồ ăn, vì tôi cũng là một người rất thích ăn uống”.
Nhìn chung, người Nhật rất chuộng thủ công mỹ nghệ. Họ đánh giá cao giá trị của sự tỉ mỉ, óc thẩm mỹ và sức lao động của con người. Chính vì vậy những làng nghề thủ công luôn có chỗ đứng trong xã hội Nhật và người nghệ nhân chân chính như Seiji Kawasaki luôn được coi trọng.
Cùng chiêm ngưỡng một số tác phẩm và quy trình làm ra những mô hình đồ ăn từ các khúc gỗ của nghệ nhân Seiji Kawasaki. Nếu không xem quá trình, bạn liệu có phân biệt nổi đồ giả không?
Từ ảnh số 1 đến ảnh số 4 như “làm phép” vậy.
Điểm màu đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình”làm giả” đồ ăn của Seiji Kawasaki
Cận cảnh quá trình nghệ nhân điêu khắc ra miếng socola
Video đang HOT
Lớp vỏ tôm được cẩn thận phủ bóng từng chi tiết
Chiếc bánh sừng bò bên cạnh phiên bản chưa tô điểm
Một số loại đồ ăn được nghệ nhân Seiji Kawasaki chú ý từng chi tiết
8 học sinh Hà Nội tái chế lõi ngô thành sản phẩm cho trồng trọt, chăn nuôi
Ý tưởng tái chế lõi ngô (cùi bắp) thành những sản phẩm hữu ích phục vụ trồng trọt và chăn nuôi được khởi xướng và thực hiện bởi 8 học sinh Hà Nội.
8 học sinh này từ 13-17 tuổi, đến từ các trường BVIS, Concordia, BIS, Archimedes và Chu Văn An.
Sản phẩm tái chế "Chế lõi ngô thành sản phẩm cho trồng trọt và chăn nuôi" lần đầu được giới thiệu tại Phiên chợ Tuần Nông sản - An toàn Thực phẩm 2020 (diễn ra từ 18-21/6 - Hội chợ Triển lãm 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội) với tên gọi Cobtain.
8 học sinh Hà Nội tái chế lõi ngô thành sản phẩm cho trồng trọt và chăn nuôi
Mong muốn được làm xanh môi trường
Trở về sau chuyến tham quan Mai Châu mùa hè năm ngoái, nhóm bạn gồm 8 học sinh trung học tại Hà Nội đã nảy ra ý tưởng tái chế lõi ngô, một phế phẩm nông nghiệp thành các sản phẩm hữu ích phục vụ trồng trọt và chăn nuôi, không chỉ dùng trong nước mà còn có tiềm năng xuất khẩu ra nước ngoài.
Các em đã dành thời gian gần 1 năm để nghiên cứu ý tưởng, lên kế hoạch kinh doanh và sản xuất để tái chế lõi ngô trở thành giá thể trồng cây, trồng nấm và nhiều sản phẩm trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và vật nuôi, giảm thiểu rác thải, góp phần thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ.
Lấy tên dự án là Cobtain - gian hàng trưng bày sản phẩm tái chế từ lõi ngô của các em học sinh Hà Nội đã thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng trong Phiên chợ Tuần Nông sản - An toàn Thực phẩm 2020.
Giữa hơn 150 gian hàng tham gia trưng bày giới thiệu các đặc sản nông nghiệp khắp các vùng miền trong cả nước và thực phẩm an toàn, nhằm tăng cường kết nối chuỗi giá trị trong sản xuất, tiêu thụ hàng nông sản và thực phẩm an toàn, Cobtain gây ấn tượng thích thú đặc biệt bởi tính thân thiện môi trường của dự án.
"Mong muốn được làm xanh môi trường đã nhen nhóm trong chúng em từ rất lâu rồi và thật tình cờ trong lần đi thăm Mộc Châu mùa hè năm ngoái, chúng em nhận thấy lõi ngô bị vứt đi quá nhiều, gây ảnh hưởng không tốt tới môi trường. Từ đó, chúng em đã cùng nhau nghiên cứu và lên kế hoạch tái chế lượng rác thải khổng lồ này thành các sản phẩm có ích hơn cho xã hội và cũng là để cải thiện môi trường sống của bà con vùng núi." - đại diện phụ trách kinh doanh Cobtain chia sẻ.
Nhiều lợi ích từ lõi ngô do Cobtain tái chế
Hiện lõi ngô đang được Cobtain tái chế thành 02 sản phẩm. Một là lõi ngô nghiền, sử dụng trong trồng nấm, hoa lan và các loại cây trồng. Hai là viên nén lõi ngô dùng làm thức ăn cho gia súc như lợn, trâu, bò, ngựa, đồng thời cũng dùng để ủ ấm gia súc trong thời tiết giá rét.
Ngoài ra, viên nén lõi ngô còn dùng để trải sàn chuồng trại giúp phân huỷ các chất thải do gia súc, gia cầm và cả vật nuôi như mèo thải ra.
Thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc quan tâm
Theo đại diện của Cobtain, đây là 02 sản phẩm gốc thiên nhiên vì nguồn protein từ lõi ngô được tận dụng, mang lại lợi ích cho cây trông và vật nuôi.
Dưỡng chất giàu protein trong lõi ngô giúp nấm ngon hơn, giúp cây trồng xanh tốt hơn mà lại làm giảm thiểu rác thải vào môi trường, đồng thời đóng vai trò thay thế các loại phân bón hoá học, vốn không có lợi cho môi trường và sức khoẻ con người.
Viên nén lõi ngô hiện nay cũng đang đặc biệt được thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc quan tâm. Loại viên nén này thường được dùng để rải lót sàn chuồng trong các trang trại nuôi lợn, bò, ngựa, cừu vừa có tác dụng sưởi ấm vào mùa đông, đồng thời là nguồn thức ăn giàu chất xơ và protein cho gia súc.
Đặc biệt, khi ăn viên nén lõi ngô, chất thải của gia súc sẽ khô, giảm mùi, tiện lợi cho việc tái chế chất thải gia súc thành phân bón.
Tại phiên chợ, đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, rất quan tâm đến Dự án Cobtain và đánh giá cao ý tưởng của Nhóm bạn trẻ tái chế phế phẩm có nguồn gốc tự nhiên để quay lại nuôi dưỡng gia súc và làm giàu đất, góp phần phát triển nông nghiệp sạch, không để lãng phí một nguồn tài nguyên tưởng chừng như bỏ đi.
Các học sinh đã thể hiện trách nhiệm xã hội của mình trước môi trường
Dự án Cobtain của 8 em học sinh trung học Hà Nội ngoài ý nghĩa thực tiễn, còn cho thấy tâm thế và trách nhiệm xã hội đáng để đặt niềm tin vào lứa công dân 10x, ý thức bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, quyết tâm đi tới đích đến với sự sáng tạo và chiến lược phát triển sản phẩm bài bản.
Được biết Cobtain sẽ tiếp tục được nghiên cứu hoàn thiện và đầu tư phát triển, để các bạn trẻ tin tưởng và có cảm hứng đi tiếp dự án thân thiện môi trường và mang nhiều ý nghĩa của mình.
Những căn phòng tí hon chỉ 3 - 6m nhưng chẳng thiếu thứ gì ở Hàn Quốc và Nhật Bản: Xu hướng thiết thực và được ưa chuộng của giới trẻ Hiện nay, ở nhiều thành phố châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật Bản, mô hình thiết kế các căn phòng siêu nhỏ với diện tích từ 3 - 6m được ưa chuộng bởi sự tiện dụng và tính thiết thực. Ở những thành phố đất chật người đông như Seoul (Hàn Quốc) hay Tokyo (Nhật Bản), giá một căn hộ...