Quy trình kiểm dịch y tế đối với người nhập cảnh, xuất cảnh
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư hướng dẫn quy trình kiểm dịch y tế. Trong đó nêu rõ quy trình kiểm dịch y tế đối với người nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh.
Ảnh minh họa
Cụ thể, quy trình kiểm dịch y tế đối với người nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh bao gồm: Tiếp nhận và xử lý thông tin; giám sát đối với người không có yếu tố nguy cơ; kiểm tra y tế đối với người có yếu tố nguy cơ; xử lý y tế.
Trong đó, Thông tư nêu rõ, đối với người bị nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, kiểm dịch viên y tế áp dụng các biện pháp dự phòng lây truyền bệnh; chuyển đến phòng cách ly tại khu vực cửa khẩu; khám sơ bộ, điều trị ban đầu hoặc chuyển về cơ sở y tế theo quy định.
Đối với người bị phơi nhiễm bởi yếu tố nguy cơ sức khỏe, ngoài việc thực hiện các quy định trên, tùy theo tình hình thực tế, kiểm dịch viên y tế có thể áp dụng thêm biện pháp khử trùng, tẩy uế để loại bỏ yếu tố nguy cơ sức khỏe.
Thông tư nêu rõ, người tiếp xúc với người nhập cảnh thuộc đối tượng quy định trên, kiểm dịch viên y tế lập danh sách đầy đủ các thông tin về họ tên, điện thoại và địa chỉ liên lạc để báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định, đồng thời áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau: 1- Áp dụng các biện pháp dự phòng; 2- Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế; 3- Tuyên truyền, tư vấn phòng chống dịch bệnh.
Đối với người không có hoặc có giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng nhưng hết hiệu lực, kiểm dịch viên y tế thực hiện việc tiêm chủng vắc xin, sinh phẩm y tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng phù hợp với quy định về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Sau khi hoàn thành việc xử lý y tế theo quy định, kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng và kết thúc quy trình kiểm dịch.
Video đang HOT
Tuệ Văn
Theo_Báo Chính Phủ
Lâu nay người Hà Nội ăn toàn cá quả Trung Quốc, cá Việt Nam đâu?
Phản hồi về thông tin cá quả Trung Quốc tràn ngập chợ cá lớn nhất Hà Nội, ông Hoàng Tiến Minh - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Nội cho biết: Tính từ đầu năm 2014, chợ cá Yên Sở nhập khoảng 252 tấn thủy sản từ Trung Quốc, trong đó cá quả chiếm 90 tấn. Tại chợ cũng có cá quả từ Hải Dương, Nam Định, Bắc Ninh nhưng đột xuất chứ không nhiều.
Trả lời PV, đại diện Chi cục Thủy sản Hà Nội cho biết chợ Yên Sở mỗi ngày giao dịch khoảng 60-70 tấn cá, hoạt động dưới sự quản lý của tổ quản lý chợ và chốt kiểm dịch động vật thủy sản liên ngành (gồm Chi cục Thủy sản, công an, quản lý thị trường).
Và tổ quản lý và chốt kiểm dịch hoạt động 24/24, kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm thủy sản. Những thủy sản có nguồn gốc, có giấy tờ chứng minh xuất xứ mới được đưa vào chợ.
Cũng theo ông Minh, Chi cục vẫn thường xuyên lấy mẫu các loại thủy sản tại chợ Yên Sở để kiểm tra, thông thường 1-2 tháng kiểm tra một lần hoặc có khi kiểm tra đột xuất. Nhưng kết quả kiểm tra không phát hiện tồn dư kháng sinh hay chất cấm trong các mẫu thủy sản.
Vào khoảng 11 giờ ngày 21.11, Infonet cho biết PV của họ đã có mặt tại chốt kiểm dịch động vật thủy sản liên ngành số 01 tại chợ Yên Sở (theo lời ông Minh là hoạt động 24/24), nhưng chỉ thấy có 1 nhân viên của Chi cục Thủy sản.
Thắc mắc về điều này, nhân viên kiểm dịch cho biết: "Đến giờ này các anh ấy nghỉ rồi hoặc có lúc đột xuất thì các anh ấy đi về họp".
Tính từ đầu năm 2014, chợ cá Yên Sở nhập 90 tấn cá quả Trung Quốc về bán.
Câu chuyện cá quả Trung Quốc (TQ) ngập chợ Hà Nội xuất phát từ tin "Tiêu hủy 800kg cá quả TQ nhập lậu" đăng trên Quảng Ninh Online cuối tháng 7.2014.
Thông tin cho biết các ngành chức năng trên địa bàn TP Móng Cái, Quảng Ninh đa tổ chức tiêu hủy 800kg cá quả nhập lậu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Số cá này được thu giữ tại xã Hải Tiến, TP Móng Cái, ngày 26.7.
Đến ngày 14.11, một bài báo khác trên Infonet cho biết cá quả TQ gần như "độc chiếm" chợ cá lớn nhất Hà Nội.
Nằm sát đường vành đai 3 (thuộc địa bàn phường Yên Sở, quận Hoàng Mai), chợ cá Làng Sở Thượng (chợ Yên Sở) có diện tích gần 10.000m2, được xem là chợ cá đầu mối "đệ nhất Hà thành". Chợ có gần 100 hộ tham gia kinh doanh, mỗi ngày chợ tiêu thụ hơn 100 tấn cá, phân phối khắp nội thành Hà Nội và một số vùng lân cận.
Cá quả lờ đờ là cá TQ
Mục sở thị vào khoảng 5h30 sáng, hầu hết các hàng đều có cá quả, tuy nhiên ở quầy hàng nào cá quả cũng trong tình trạng lờ đờ.
Theo tiết lộ của một tiểu thương tại chợ này thì cá quả lờ đờ là cá Trung Quốc. Trước đây chợ nhập nhiều loại như cá cao cấp như cá tầm nhưng nay chuyển sang nhập cả cá quả, ếch, chạch, cá trê... từ TQ.
Nhưng khi nghe thắc mắc về việc cá trong bồn lờ đờ, một người bán giải thích "do nước cạn nên thế". Tiếp xúc với vài ba chủ kinh doanh cá quả khác tại chợ Yên Sở, họ đều phủ nhận cá bán tại quầy của mình là cá quả TQ.
Tuy nhiên, khi PV đóng vai người mua có nhu cầu mua cá quả ta về ăn, duy nhất chủ một ki-ốt kinh doanh cá quả thuộc hàng lớn nhất chợ Yên Sở thẳng thắn trả lời: "Ở đây không có một con cá nào là cá quả ta, toàn cá quả Trung Quốc hết. Đó là chị nói thật!".
Chị này còn nói, thi thoảng người ta đánh ao mới bắt được mấy con nên giá cá quả ta khá đắt, từ 150.000- 200.000 đồng/kg. Thỉnh thoảng nhập được vài con nên có hàng về là có người mua hết ngay. Nếu muốn mua khách phải đặt tiền trước.
"Chỉ có những người buôn cá mới nhận biết được cá quả Trung Quốc và cá quả Việt Nam"
Qua quan sát, cho thấy dân kinh doanh cá nhỏ lẻ đến lấy hàng thường chọn những loại cá nhỏ khoảng 4-5 lạng để về bán tại các chợ lẻ, chợ dân sinh vì cá có trọng lượng nhỏ dễ lừa người mua là cá ta hơn. Còn những loại cá lớn, có trọng lượng từ 6-7 lạng thường được cung cấp cho các nhà hàng.
Tại chợ đầu mối Hoàng Mai, anh Hòa một người bán cá lâu năm cho biết thời điểm này mua được cá quả ta rất khó, phải vài tháng nữa mới là mùa của cá này. Hơn nữa cá quả ta giá phải từ 150.000-200.000 đồng/kg chứ không bao giờ có giá mấy chục ngàn.
Do cá quả Trung Quốc có giá rẻ chỉ bằng một nửa, thậm chí 1/3 so với cá quả ta nên được nhiều người chọn mua. Phổ biến hiện nay là 80.000-85.000 đồng/ký, thấp hơn là 60.000-70.000 đồng/ký. Về đến chợ dân sinh, cá được bán với giá 120.000 đồng/kg.
Anh này cùng tất cả chủ sạp hàng tại 2 chợ đầu mối được hỏi đều nói chỉ có những người buôn cá mới nhận biết được cá quả Trung Quốc và cá quả Việt Nam. Còn người tiêu dùng thì rất khó để biết, trừ khi người tiêu dùng phải mua về ăn thử hoặc tìm các mối quen hay mua. Điều này cũng đã được Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Nội thừa nhận.
Một số đặc điểm phân biệt cơ bản: Cá quả Trung Quốc có màu da đen sậm, nhẵn bóng như da rắn. Miệng cá nhọn, bụng cá to tròn, ngắn, đặc biệt nhiều mỡ và ruột. Còn cá bông lau trên thân cá to trong khi cá quả ta bông lau nhỏ hơn. Thân cá quả ta tròn, dài, chắc chắn. Khi mổ cá ra thịt chắc, không có mỡ, ruột cá bé tẹo như cái tăm.
Theo Một Thế Giới
Mục sở thị tình huống khẩn cấp cách ly hành khách nghi nhiễm Ebola tại sân bay Chiều 17/8, một hành khách trên chuyến bay Quốc tế khi qua cảng Tân Sơn Nhất được phát hiện thân nhiệt cao bất thường. Bệnh nhân ngay lập tức phải cách ly, chuyển đến bệnh viện để theo dõi, điều trị bệnh Ebola - Đó là một tình huống giả định! Hành khách được máy đo thân nhiệt phát hiện có nhiệt độ...