Quy trình khử độc từ vũ khí hủy diệt hàng loạt của quân đội Mỹ
Quân đội Mỹ triển khai nhiều lực lượng, khí tài khác nhau để khử độc khi bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân, hóa học hay sinh học.
Vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) gồm vũ khí hạt nhân, sinh học và hóa học có thể gây thiệt hại nặng nề cho quân đội Mỹ. Sau khi phát nổ, chúng còn lưu lại những tác nhân độc hại trong môi trường từ vài phút đến nhiều năm, khiến phương tiện, cơ sở hạ tầng và mặt đất trở nên nguy hiểm với binh sĩ.
Để đối phó với một cuộc tấn công bằng WMD, Mỹ phải triển khai lực lượng chuyên nghiệp để tẩy độc khu vực tiền tuyến, theo WATM.
Sau khi bị tấn công bằng WMD, Mỹ có rất ít lựa chọn khả thi để đối phó. Việc tẩy độc mất nhiều thời gian, cần huy động nhiều nguồn lực nhưng sẽ giúp tránh thương vong. Đội ngũ tẩy độc được huấn luyện kỹ sẽ phải đến khu vực mục tiêu để đánh giá thành phần loại WMD được sử dụng.
Họ cũng phải mang theo vũ khí và được huấn luyện chiến đấu như bộ binh thông thường nhằm đề phòng xảy ra các cuộc tấn công tiếp theo của đối phương.
Nhóm chuyên gia này sẽ báo cáo vị trí những khu vực bị ảnh hưởng và đánh giá thời gian dự kiến để mối đe dọa tự tiêu tan.
Video đang HOT
Mọi trang thiết bị trong khu vực bị ảnh hưởng đều phải được tẩy rửa sạch sẽ.
Việc loại bỏ các mối đe dọa từ WMD đòi hỏi nhiều biện pháp kỹ thuật khác nhau, nhưng chủ yếu là gột rửa bằng xà phòng và nước.
Tùy vào loại vũ khí đối phương sử dụng và mức độ nhiễm độc, kíp lái có thể tự tẩy rửa phương tiện hoặc phải gọi đội chuyên gia đặc biệt đến xử lý. Nhiều chất độc sinh học và hóa học bám vào những góc khuất, khiến việc khử độc rất khó khăn.
Bất kỳ sai sót nào trong quá trình khử độc đều nguy hiểm chết người, bởi chất độc sót lại có thể xâm nhập cơ thể và gây tử vong, thậm chí làm bùng phát dịch bệnh. Một trong những chất được Mỹ sử dụng phổ biến để khử độc là nhựa chuyên dụng trong bộ Tẩy độc hóa học M291 với khả năng hấp thụ nhiều hóa chất và khiến chúng tiêu tan.
Phi công bay qua vùng nhiễm độc nguy hiểm cần được khử độc toàn diện. Các thành viên tổ lái đều phải cách ly với nhau cho tới khi hoàn tất quá trình này.
Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trong quá trình này là phòng ngừa tái nhiễm. Những người tham gia khử độc đều phải rửa sạch theo quy trình từ đầu tới chân.
Duy Sơn
Ảnh: WATM
Theo VNE
Kho vũ khí hóa học Triều Tiên gây lo ngại cho Mỹ
Mối đe dọa lớn nhất của Triều Tiên với Mỹ không phải tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân mà chính là kho vũ khí hóa học khổng lồ.
Trong chuyến thăm Seoul, Hàn Quốc hôm 17/3, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tuyên bố không loại trừ giải pháp can thiệp quân sự để ngăn chặn chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên. Tuy nhiên, Washington sẽ phải suy xét rất kỹ, nhất là khi Bình Nhưỡng đang sở hữu nhiều cơ sở vũ khí hóa học bí mật, khó bị tấn công, theo National Interest.
Chuyên gia quân sự Bertil Lintner cho rằng không quân Mỹ thừa khả năng tấn công các căn cứ phía đông bắc Triều Tiên, nơi đặt các bệ phóng tên lửa đạn đạo. Thậm chí lực lượng này có đủ sức phá hủy cơ sở hạt nhân Yongbyon, phía bắc thủ đô Bình Nhưỡng. Điều đó sẽ đặt dấu chấm hết cho chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo Triều Tiên.
Tuy nhiên, đó chỉ là những căn cứ trên mặt đất, dễ dàng bị phát hiện trên ảnh vệ tinh. Mối đe dọa thực sự nằm ở những cơ sở chế tạo vũ khí hóa học và sinh học ẩn dưới lòng đất. Triều Tiên bị cáo buộc sử dụng chất độc VX trong vụ ám sát công dân nghi là Kim Jong-nam, gây lo ngại về khả năng sở hữu và sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt của nước này.
"Triều Tiên có đủ cơ sở hạ tầng để hỗ trợ sản xuất nhiều loại vũ khí sinh học. Chúng tôi tin rằng nước này đã tích trữ lượng lớn vũ khí hóa học tác động đến thần kinh, hệ tuần hoàn và hô hấp", Cơ quan tình báo quốc phòng Mỹ (DIA) nhận định.
Triều Tiên đã chế tạo vũ khí sinh học và hóa học trong nhiều năm tại nhà máy ở tỉnh Chagang, gần biên giới Trung Quốc và tỉnh Bắc Pyongan. Cả hai nhà máy này đều nằm ngầm dưới lòng đất và không thể bị theo dõi. Một số vũ khí hóa học từng được thử nghiệm thực tế tại các đảo trên biển Hoàng Hải, ngoài khơi bờ biển tây bắc Triều Tiên. Không một công trình nào xuất hiện trên đảo do tất cả khu thử nghiệm nằm dưới lòng đất.
Các cơ sở vũ khí hủy diệt hàng loạt của Triều Tiên. Đồ họa: Indian Defence Review.
Tổ chức Sáng kiến về mối đe dọa hạt nhân (NTI) khẳng định Bình Nhưỡng bắt đầu nghiên cứu vũ khí hủy diệt hàng loạt từ năm 1954 với việc thành lập "Viện nghiên cứu Trung tâm". Mục đích chính là phát triển phương án chống vũ khí hóa học, cũng như huấn luyện triển khai lính phòng hóa được huấn luyện kỹ càng. Tới năm 1961, Chủ tịch Kim Nhật Thành ra tuyên bố kêu gọi xây dựng các cơ sở chế tạo vũ khí hóa học.
Tuyên bố này vẫn còn hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Những chất hóa học như phosphate, ammonium, fluoride, chloride và sulfur đã được Triều Tiên mua từ nước ngoài. Chúng được bán rộng rãi trên thế giới để phục vụ cho mục đích dân sự. Tuy nhiên, các chuyên gia của NTI cho rằng Bình Nhưỡng sử dụng các chất này để sản xuất vũ khí hóa học.
Vũ khí hóa học và sinh học là hiểm họa đối với quân đội Mỹ. Ảnh: National Interest.
Triều Tiên được cho là đang sở hữu nhiều loại vũ khí sinh học và hóa học, lưu trữ ở vùng Maram-dong, gần thủ đô Bình Nhưỡng và tỉnh Kangwon. Cả hai kho chứa này đều có hệ thống hầm ngầm đào thẳng vào núi đá và không thể bị trinh sát đường không phát hiện.
Không ai chắc chắn thời điểm Triều Tiên bắt đầu sản xuất chất độc VX. Nước này đã chế tạo các chất độc thần kinh như sarin, soman và tabun từ thập niên 1960. Giới phân tích cho rằng Bình Nhưỡng cũng sở hữu VX từ giai đoạn đó.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Chất độc đã giết Kim Jong Nam là loại vũ khí hủy diệt hàng loạt Ngày 24.2, cảnh sát Malaysia thông báo, báo cáo sơ bộ cho thấy vụ sát hại Kim Jong Nam - anh trai cùng cha khác mẹ với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, được thực hiện bằng chất độc thần kinh VX, một loại hóa chất cực độc. Chất độc này là một loại vũ khí hóa học, bị LHQ liệt...