Quy trình hữu cơ nâng tầm cây “siêu thực phẩm”: Bơ Đăk Nông
Qua mô hình, từ chỗ quen sản xuất riêng lẻ, manh mún, nay người dân đã biết liên kết với nhau để tạo ra sản phẩm quả bơ có chất lượng tốt, số lượng lớn, bán được giá cao hơn …
Đó là đánh giá tại hội thảo tổng kết mô hình thâm canh bơ theo hướng hữu cơ gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm, vừa được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đăk Nông tổ chức.
Nâng chất cây bơ
Mô hình thâm canh bơ theo hướng hữu cơ gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm thuộc đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững năm 2019.
Mục đích triển khai mô hình là chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất bơ; từng bước khuyến cáo người dân biết cách sản xuất an toàn theo hướng hữu cơ, tạo ra sản phẩm chất lượng cao; thay đổi phương thức sản xuất theo cách làm truyền thống sang sản xuất có sự liên kết với nhau, áp dụng khoa học kỹ thuật để thâm canh, tăng hiệu quả kinh tế, hướng tới một nền nông nghiệp bền vững…
Các đại biểu tham quan mô hình thâm canh bơ kết hợp bọc trái hạn chế bọ xít chích hút của ông Đỗ Văn Dương, thôn Nam Tiến, xã Buôn Choah, huyện Krông Nô. Ảnh: Nguyễn Thị Thắm
Mô hình được triển khai tại 3 hộ gia đình, với quy mô 3ha. Các hộ tham gia mô hình được Nhà nước hỗ trợ 100% vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, với tổng kinh phí hỗ trợ là 64.865.000 đồng/ha. Các hộ còn được tập huấn kỹ thuật; cán bộ kỹ thuật thường xuyên kiểm tra, theo dõi, hướng dẫn hộ dân.
Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đăk Nông, sau hơn 6 tháng triển khai, mô hình đã đạt được một số kết quả: Tỷ lệ đồng đều vườn đạt trên 80%; trọng lượng quả trung bình 500 gram/quả; năng suất cây cao, đạt 200kg/cây, năng suất ước đạt trung bình 20 tấn/ha. Với giá bán hiện tại là 20.000 đồng/kg, trừ hết mọi chi phí, mô hình cho lãi hơn 300 triệu đồng/ha.
Đại diện Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đăk Nông cho rằng, kết quả của mô hình đã góp phần làm thay đổi tập quán sản xuất của người dân theo phương pháp truyền thống, hiệu quả kinh tế thấp sang sản xuất theo hướng hữu cơ có liên kết, áp dụng các biện pháp kỹ thuật đạt hiệu quả cao hơn.
Video đang HOT
Trong quá trình sản xuất, người dân nhận biết rõ các loại sâu bệnh gây hại cây bơ Booth nói riêng và bơ nói chung, nhất là không còn sử dụng thuốc trừ cỏ như trước.
Theo đó, bà con có thể phòng trừ bệnh bằng cách tăng cường bón phân hữu cơ, kết hợp sử dụng các chế phẩm sinh học như Trichoderma hay Ketomium để bón, phun giúp cây khỏe mạnh, tăng sức đề kháng. Đối với sâu, không cần phòng như trước mà chỉ trị khi cần thiết.
Trở thành cây trồng chủ lực
Ông Lê Trọng Yên – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đăk Nông cho hay, trước đây, người dân trên địa bàn tỉnh trồng bơ chủ yếu để làm hàng rào, lấy bóng mát, hoặc trồng xen trong vườn cà phê. Quả bơ dùng để ăn trong nhà, đem biếu tặng, hoặc ăn không hết mới đem ra bán tại các chợ ở địa phương.
Những năm gần đây, trái bơ dần trở thành một trong những loại quả có giá trị kinh tế cao, giá bơ cũng tăng lên theo từng mùa. Do vậy, bà con nông dân đang có xu hướng mở rộng diện tích vườn bơ.
Đắk Nông được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, đất đai nên trồng được nhiều giống bơ cho trái quanh năm (từ tháng 1 đến tháng 11).
Đến nay, Đăk Nông có khoảng 2.600ha bơ và trở thành một trong những tỉnh có diện tích và sản lượng bơ lớn của cả nước. Cây bơ được trồng chủ yếu ở các huyện Đăk Mil, Đăk R’lấp, Đăk Song, Đăk Glong và thị xã Gia Nghĩa. Trong đó, diện tích trồng chuyên canh hơn 700ha, trồng xen canh gần 1.900ha. Năng suất bình quân trái bơ 10 – 15 tấn/ha. Cây bơ dễ trồng, ít sâu bệnh, chi phí chăm sóc chỉ bằng 1/3 so với trồng các loại cây lâu năm khác. Với giá bơ luôn ổn định suốt nhiều năm qua, mỗi ha có thể đem lại thu nhập từ 300 – 500 triệu đồng/năm.
“Quả bơ đã được các nhà khoa học nghiên cứu và khẳng định về giá trị dinh dưỡng cao, giàu năng lượng, chứa khoảng 25 loại vitamin và khoáng chất tự nhiên có lợi cho sức khỏe, được xem là loại quả “siêu thực phẩm” nên được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng, rất thuận lợi để phát triển và hướng tới xuất khẩu” – Sở NNPTNT tỉnh Đăk Nông cho hay.
Tuy nhiên, do cây bơ đang mang lại hiệu quả kinh tế cao nên ở nhiều nơi, nông dân đã đua nhau trồng xen bơ trong vườn tiêu, cà phê, hoặc thậm chí phá bỏ cây trồng cũ để trồng bơ.
Đáng lo ngại là hiện nay, không chỉ nông dân tỉnh Đăk Nông đua nhau trồng bơ mà hầu hết các tỉnh Tây Nguyên cũng đang rầm rộ chuyển đổi sang trồng bơ. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, ngoài việc “nâng chất” cây bơ bằng các giải pháp kỹ thuật, áp dụng mô hình trồng hữu cơ, VietGAP, cải thiện khâu giống thì bà con nông dân cần lưu ý trồng bơ gắn với thị trường, tránh tình trạng cung vượt cầu, giá giảm thê thảm như bài học đang xảy ra với cây hồ tiêu.
Theo thống kê của Sở NN&PTNT Đăk Nông, năm 2017, toan tinh Đắk Nông co 1.253 ha bơ, nhưng đên cuôi năm 2018 đã lên đến 2.590 ha. Trong khi theo quy hoach của tinh tư năm 2013 thì diên tich cây bơ trồng tập trung đên năm 2020 la 1.200 ha, nghĩa là diện tích bơ hiện nay đã vượt rất nhiều so với quy hoạch.
Theo Danviet
Đắk Nông tăng cường bảo vệ rừng trong mùa khô 2019
Tây Nguyên đang ở vào mùa khô. Theo dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn, do ảnh hưởng của El Nino nên mùa khô năm nay tại Tây Nguyên sẽ diễn biến hết sức phức tạp, nắng nóng kéo dài.
Để bảo vệ rừng trước nguy cơ cháy, tỉnh Đắk Nông đã chỉ đạo các địa phương, lực lượng chức năng tăng cường bảo vệ rừng, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra.
Việc đốt rẫy của nông dân nếu không đề phòng sẽ dễ lây lan, gây cháy rừng
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Đắk Nông, hiện toàn tỉnh này có hơn 255.000 hecta rừng, đạt tỷ lệ che phủ gần 40% diện tích đất tự nhiên. Trong đó, rừng tự nhiên hơn 205.000 hecta, còn lại là rừng trồng, rừng sản xuất do các doanh nghiệp, người dân quản lý.
Điều đáng nói, phần lớn dện tích rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông là rừng khộp và rừng lá kim, nên nguy cháy rừng vào mùa khô là rất cao. Trước tình hình đó, chính quyền tỉnh Đắk Nông đã chỉ đạo các Sở, ngành liên quan tập trung nhân lực, trang thiết bị để bảo vệ rừng hiện có. Đồng thời khoanh vùng, đánh dấu những điểm, khu vực rừng có nguy cơ cháy cao để tăng cường tuần tra, sẵn sàng bố trí lực lượng ứng phó để kịp thời xử lý khi có cháy xảy ra.
Ông Lê Trọng Yên, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Nông cho biết, theo dự báo mùa khô năm nay ở Tây Nguyên do chịu ảnh hưởng của El Nino nên nắng nóng kéo dài và diễn biến phức tạp. Từ đó nguy cơ cháy rừng là rất lớn. Vì vậy, ngay sau tết nguyên đán, các cấp chính quyền và ngành chức năng của tỉnh Đắk Nông đã rất chú trọng đến công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng. Sở NN&PTNT tỉnh thường xuyên chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tổ chức các đợt diễn tập với các chủ rừng cũng như với các lực lượng liên quan như: công an, quân đội nhằm chủ động có biện pháp phòng chống cháy rừng hữu hiệu nhất.
Tại các khu vực rừng có nguy cơ cháy cao, các đơn vị kiểm lâm tập trung lực lượng, phương tiện để ứng phó với nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra; tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao cảnh giác về phòng, chống cháy rừng đối với với chủ rừng; tăng cường các biển báo cấm lửa, cấm các hoạt động đốt thực bì để làm rẫy cũng như thường xuyên tuần tra, kiểm soát, không để người dân vào rừng đốt rẫy, bắt ong gây nguy cơ cháy rừng.
Tại huyện Đắk Mi, đây là huyện có hơn 20.000 hecta rừng, trong đó rừng khộp (hay còn gọi rừng thưa lá rộng) chiếm hơn 70%. Theo ông Đặng Quốc Anh, Hạt Kiểm lâm huyện Đắk Mil (tỉnh Đắk Nông) thì, do phần lớn rừng của huyện Đắk Mi là rừng khộp rụng lá theo mùa. Đặc điểm của rừng khộp là cây rừng phát triển mạnh vào mùa mưa và rụng lá vào mùa khô, cộng với lớp thực bì gồm các loại cỏ, cây bụi mọc dày... nên loại rừng này rất dễ cháy và cháy lan rất nhanh.
"Mặc dù với diện tích rừng lớn và rất dễ xảy ra cháy, nhưng trên địa bàn huyện Đắk Mil chỉ có 2 đơn vị chủ rừng quản lý và bảo vệ. Trong khi đó, lực lượng kiểm lâm cũng rất mỏng, đơn vị chỉ có 11 người nên việc tổ chức phòng cháy chữa cháy rừng là rất khó khăn. Để đảm bảo đủ lực lượng vừa tuần tra, kiểm tra cũng như tăng cường các hoạt động tuyên tuyền, sẵn sàng ứng phó khi có cháy, đòi hỏi chúng tôi phải thường xuyên đôn đốc các đơn vị chủ rừng cũng như phải phối kết hợp với các lực lượng có liên quan mới thực hiện được"- ông Đặng Quốc Anh, Hạt Kiểm lâm huyện Đắk Mil chia sẻ.
Hiện nay đang vào thời điểm năng nóng kéo dài, nguy cơ cháy rừng tại Đắk Nông rất cao
"Bên cạnh vấn đề khó khăn về nhân lực, thì tình trạng người dân canh tác gần rừng, đốt rừng làm nương rẫy ... cũng là một mối nguy hại đối với rừng trong điều kiện thời tiết khô hạn như hiện nay. Chính vì thế công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân sống gần rừng cũng như cho các hộ nhận khoán bảo vệ rừng được các lực lượng chức năng chú trọng thực hiện thường xuyên hơn" - ông Đặng Quốc Anh cho biết thêm.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Thế Sơn ở xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil thì, từ xưa nay rừng là nguồn sinh kế nuôi sống người dân. Mọi hoạt động của người dân ở đây đều gắn với rừng. Điều đáng nói là trong những năm trước đây, người dân hay lấn chiếm đất rừng để làm nương rẫy. Tuy nhiên, do được chính quyền và ngành chức năng thường xuyên tuyên truyền, vận động, giờ đây bà con không còn lấm chiếm đất rừng nữa và thay vào đó là được chính quyền tạo điều kiện, nhận khoán rừng để cùng nhau trồng và bảo vệ rừng.
Cho biết thêm về những nỗ lực của chính quyền địa phương nhằm kêu gọi người dân cùng đồng hành bảo vệ rừng, ông Trần Nguyên Long, Phó Chủ tịch UBND xã Đắk Lao (huyện Đắk Mil) khẳng định thêm: Vào mùa khô hàng năm, UBND xã cùng Ban lâm nghiệp xã phối hợp với kiểm lâm huyện và các ban quản lý rừng phòng hộ cũng như Bộ đội Biên phòng và các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến cho người dân hiểu về ý nghĩa thiết thực của việc bảo vệ rừng; phân tích và kêu gọi người dân không được lấn chiếm đất rừng, đốt rừng làm nương rẫy. Nhờ làn tốt công tác này mà tình trạng phá rừng tại địa phương thời gian qua đã giảm hẳn; ý thức của người dân trong bảo vệ, phối hợp cùng với chính quyền và ngành chức năng để sẵn sàng ứng phó khi có cháy rừng xảy ra.
Nhờ làm tốt công tác bảo vệ và phòng chống cháy rừng, nên trong những năm vừa qua tỉnh Đắk Nông không để xảy ra những vụ cháy rừng nghiêm trọng. Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông, trong năm 2018, trên địa bàn tỉnh này xảy ra 6 vụ cháy rừng làm thiệt hại 4,6 hecta, trong đó rừng tự nhiên 4 vụ với hơn 2,8 hecta. Bước vào mùa khô năm 2019 này, tỉnh Đắk Nông đang tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng; tăng cường phòng chống cháy rừng, kiên quyết không để cháy rừng xảy ra trên diện rộng, nhất là đối với rừng tự nhiên./.
Bài, ảnh: Đình Tăng
Theo ĐCSVN