Quy trình giám định tâm thần nghi can trong vụ thảm án ở Thái Nguyên
Công an tỉnh Thái Nguyên đang trưng cầu giám định tâm thần cho đối tượng Nguyễn Xuân Tiến, người gây ra vụ thảm án kinh hoàng làm 3 người chết, 7 người bị thương.
Nguyễn Xuân Tiến bị bắt giữ ngay sau khi gây án.
Mới đây, Công an tỉnh Thái Nguyên đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Xuân Tiến (56 tuổi, trú xóm Phú Mỹ, xã Lương Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) về tội “Giết người”.
Tiến là nghi phạm gây ra vụ tham sát 3 người chết, 4 người bị thương ở xã Lương Phú (Phú Bình, Thái Nguyên) hôm 25/9.
Theo lãnh đạo Công an tỉnh, đơn vị đang trưng cầu giám định tâm thần xem nghi phạm này có biểu hiện bệnh lý tâm thần hay không.
Liên quan đến vụ án thảm án đặc biệt nghiêm trọng này, trao đổi với PV, Luật sư Hoàng Trọng Giáp, Giám đốc công ty luật Hoàng Sa (đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho biết giám định tư pháp được thực hiện theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc yêu cầu của người yêu cầu giám định
Video đang HOT
Thời hạn để đưa ra kết luận trưng cầu giám định tâm thần căn cứ theo Luật giám định tư pháp 2012 và pháp luật tố tụng có liên quan.
Luật sư Hoàng Trọng Giáp, đoàn Luật sư TP.Hà Nội.
Theo đó, trong quá trình giám định, đối tượng giám định được đưa vào buồng theo dõi. Trường hợp cần thiết phải theo dõi bằng camera. Giám định viên tham gia giám định theo dõi sát, ghi chép tỉ mỉ, đầy đủ mọi diễn biến của đối tượng giám định vào bệnh án theo dõi giám định.
Sau quá trình theo dõi, đối tượng sẽ được thăm khám lâm sàng theo chuyên môn như Khám tâm thần: khám chi tiết, tỉ mỉ tất cả các hoạt động tâm thần; Khám nội khoa và thần kinh; Khám các chuyên khoa khác (nếu cần thiết).
Theo quy định, việc trưng cầu giám định kéo dài từ 3 – 6 tuần. Trong thời gian này, giám định viên áp dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ như thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng, xét nghiệm, theo dõi đối tượng giám định trực tiếp bằng mắt, theo dõi thông qua thiết bị kỹ thuật,…
Cũng theo Luật sư Giáp, hành vi giết người của Nguyễn Xuân Tiến là đặc biệt nghiêm trọng, hậu quả làm 3 người chết và 4 người khác bị thương trong điều kiện Tiến hoàn toàn bình thường thì chiếu theo quy định tại khoản 1, Điều 123, Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi năm 2017, Nguyễn Xuân Tiến có thể đối mặt với mức án phạt tù từ 12 – 20 năm hoặc Tử hình.
Theo Danviet
Thảm án ở Thái Nguyên: Hung thủ đối diện với mức án nào?
Do có mâu thuẫn nhỏ với gia đình ông B. và chị Ng., nửa đêm đối tượng Tiến đã mang dao sang 2 gia đình trên để truy sát. Hậu quả khiến 3 người tử vong, 4 người bị thương nặng.
Công an tỉnh Thái Nguyên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Xuân Tiến (SN 1962, trú tại thôn Phú Mỹ, xã Lương Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) để điều tra về hành vi giết người. Tiến chính là hung thủ gây ra vụ thảm án khiến 7 người thương vong xảy ra vào khoảng 1h ngày 25/9 tại thôn Phú Mỹ, xã Lương Phú, huyện Phú Bình.
Đối tượng Tiến tại cơ quan công an.
Thời điểm này, Tiến đã mang dao sang nhà ông Nguyễn Văn B. (SN 1967). Tại đây, sau khi gõ cửa để ông B. ra mở cửa, Tiến đã dùng dao chém ông B. bị thương, sau đó tiếp tục chém chết bà Trần Thị H. (SN 1969, vợ ông B.), anh Nguyễn Văn H. (SN 1976, em trai ông B.) và cháu Nguyễn Văn H. (13 tuổi, con trai anh H.).
Chưa dừng lại ở đó, Tiến tiếp tục ra nhà chị Nguyễn Thị Ng. (SN 1992) để truy sát cả nhà chị Ng. Tuy nhiên, do có sự can thiệp kịp thời của người dân xung quanh nên chị Ng. và chồng con được may mắn cứu sống, phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch, đa chấn thương.
Liên quan tới vụ án thảm sát đặc biệt nghiêm trọng này, Luật sư Hoàng Trọng Giáp, Giám đốc công ty luật Hoàng Sa (đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho biết:
"Tuy chưa làm rõ được nguyên nhân gây án, động cơ mục đích gây án là gì, cũng như chưa xác định được tại thời điểm gây án Tiến có mắc bệnh tâm thần và các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình hay không. Nhưng hành vi giết người của Nguyễn Xuân Tiến là đặc biệt nghiêm trọng, hậu quả làm 3 người chết và 4 người khác bị thương trong điều kiện Tiến hoàn toàn bình thường thì chiếu theo quy định tại khoản 1, Điều 123, Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi năm 2017, Nguyễn Xuân Tiến có thể đối mặt với mức án cao nhất của khung hình phạt nghiêm khắc nhất là Tử hình..."
Luật sư Hoàng Trọng Giáp.
Cũng theo Luật sư Giáp, nếu trong trường hợp Tiến được kết luận giám định tại thời điểm gây án đang bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự (theo quy định tại Điều 21, Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi năm 2017) nhưng có thể áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh theo quy định tại khoản 1, Điều 49, Bộ luật hình sự năm 2017.
Ngoài ra, trong trường hợp kết luận giám định pháp y xác định Nguyễn Xuân Tiến khi gây án không bị mắc bệnh tâm thần, hoặc bệnh khác nhưng trước khi kết án, hoặc khi thụ án Nguyễn Xuân Tiến mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác, thì cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với Tiến theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 49 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi năm 2017.
Sau khi khỏi bệnh Tiến có thể vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự nếu không có lí do khác để được miễn trách nhiệmhình sự. Và thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt tù.
Theo VTC
Thảm sát kinh hoàng ở Thái Nguyên: Không thể dung thứ cho lý do "mất ngủ nên đi... giết người" Tại cơ quan điều tra, đối tượng khai do mâu thuẫn nhỏ từ trước cộng thêm việc mất ngủ trong thời gian dài nên nửa đêm cầm dao qua nhà hàng xóm gây nên thảm án. Thế nhưng xem xét diễn biến vụ án thì đây là 1 lý do khó có thể chấp nhận. Mâu thuẫn nhỏ từ hơn 1 năm trước?...