Quy trình dùng thuốc điều trị ung thư theo liệu pháp miễn dịch
Bệnh nhân phải trải qua một số xét nghiệm để xác định có chốt kiểm soát miễn dịch hay không thì mới sử dụng được các loại thuốc này.
Liên quan tới liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư của hai nhà khoa học vừa đạt giải Nobel Y học và Sinh lý học 2018 mới đây, nhiều người thắc mắc về quy trình sử dụng thuốc miễn dịch theo cơ chế này.
Theo GS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, liệu pháp này thường áp dụng cho bệnh nhân ung thư không thể điều trị, giai đoạn cuối, di căn. Ngoài ra, thuốc chỉ sử dụng được đối với bệnh nhân có chốt kiểm dịch.
Thạc sĩ, bác sĩ Đào Đức Huy, khoa Y học hạt nhân, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, cho hay đầu tiên bác sĩ xác định bệnh nhân ung thư có thích hợp để sử dụng thuốc theo liệu pháp miễn dịch hay không.
“Bệnh nhân phải trải qua một số xét nghiệm để xác định có chốt kiểm soát miễn dịch hay không thì mới sử dụng được liệu pháp miễn dịch”, thạc sĩ Huy cho hay.
Bệnh nhân phù hợp sẽ được sử dụng thuốc miễn dịch theo đường tiêm qua tĩnh mạch đùi hoặc cổ. Mỗi bệnh nhân phải sử dụng 1-2 lọ trong một lần với liệu trình 3 tuần/lần.
Video đang HOT
Chân dung hai nhà khoa học James Allison và Tasuku Honjo vừa đạt giải Nobel Y học và Sinh lý học 2018 . Ảnh: Reuters
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Bá Tĩnh, Bệnh viện K (Hà Nội), cho biết thêm các thuốc được sử dụng trong liệu pháp này đi vào cơ thể nhằm thực hiện mục đích kích hoạt hệ miễn dịch để nhận diện và tấn công, tiêu diệt tế bào ung thư. Các thuốc phổ biến hiện nay là Pembrolizumab, Nivolumab, Atezolizumab và Durvalumab… Sau khi được tiêm thuốc, bệnh nhân tiếp tục được theo dõi, đánh giá bệnh.
Loại thuốc đầu tiên được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt là để điều trị u hắc tố ác tính giai đoạn muộn vào năm 2011. Trước đó tuổi thọ của bệnh nhân mắc bệnh này ở giai đoạn muộn thường được đo lường bằng tháng. Tuy nhiên, liệu pháp miễn dịch mới đã giúp kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân thêm vài năm.
Chỉ 3 tháng sau, FDA đã mở rộng chỉ định thuốc cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn muộn. Sau đó, các nghiên cứu chứng minh thuốc hiệu quả trong ung thư bàng quang, thận, gan, và đầu và cổ vào năm 2015. Gần đây nhất, một số báo cáo đã chứng tỏ sự thành công của liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư máu, u lympho ác tính và một số ung thư đường tiêu hóa, phụ khoa.
Ở Việt Nam, một số bệnh viện lớn đã sử dụng liệu pháp này song chưa có báo cáo cụ thể về hiệu quả sử dụng.
“Hiện tại chúng tôi đã điều trị cho hàng chục bệnh nhân và cần thời gian theo dõi thêm đủ dài để tổng kết, đánh giá hiệu quả. Cũng cần phải nói thêm đây không phải là phương thức chữa khỏi ung thư giai đoạn di căn mà chỉ tiêu diệt phần nào và ức chế, kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư. Hơn nữa, đa số trường hợp ung thư để điều trị hiệu quả cần phối hợp đa mô thức và toàn diện, không một phương thức đơn lẻ nào có thể mang lại thành công”, bác sĩ Tĩnh cho hay.
Theo Zing
Công trình đoạt giải Nobel y học 2018 đã được ứng dụng tại Việt Nam
Công trình đoạt giải Nobel y học 2018 của nhà miễn dịch học danh tiếng - GS Tasuku Honjo cùng các cộng sự tại ĐH Kyoto (Nhật Bản) với phát hiện đột phá trong điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch đã được ứng dụng tại Việt Nam.
Nhà khoa học James P Allison (trái) và đồng chủ nhân Giải Nobel Y Sinh 2018 Tasuku Honjo - Ảnh: Economic Times
GS-TS Tạ Thành Văn, Phó hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội, học trò của GS Tasuku Honjo, người vừa được công bố trao giải thưởng Nobel Y học 2018, cho biết về công trình nghiên cứu sử dụng liệu pháp miễn dịch chống một số bệnh ung thư được tặng được giải Nobel y học 2018.
Tác giả của công trình này là GS Mỹ James P Allison (người phát hiện ra CTLA4) và đồng nghiệp Nhật Bản - GS Tasuku Honjo (người phát hiện ra PD1). Cả 2 yếu tố trên đều là tác nhân điều biến miễn dịch và có vai trò quan trọng trong bệnh học ung thư. Kháng thể kháng PD1 và kháng thể kháng CTLA4 đã chính thức trở thành thuốc điều trị ung thư mới nhất trên thế giới. Các thuốc trên có vai trò hoạt hoá và kéo dài tuổi thọ của các tế bào miễn dịch đặc hiệu để các tế bào này có thể tấn công các tế bào ung thư.
Theo GS Văn, các nhà khoa học tại Trường ĐH Y Hà Nội đã ứng dụng liệu pháp tế bào miễn dịch trị liệu tự thân tại Việt Nam từ đầu năm 2017 theo cơ chế tương tự nhưng với một hướng tiếp cận khác. Các tế bào miễn dịch của bệnh nhân được phân lập, nhân lên và biệt hoá ở ngoài cơ thể sau khi đạt được số lượng lớn thì được truyền trở lại cơ thể người bệnh. "Sau hơn 2 năm triển khai tại Trường ĐH Y Hà Nội, liệu pháp tế bào miễn dịch trong điều trị ung thư đã được áp dụng điều trị cho 5 hình thái ung thư: phổi, gan, dạ dày, đại tràng và vú, giúp các bệnh nhân ung thư cải thiện rất rõ rệt về triệu chứng lâm sàng như: ăn được, ngủ tốt hơn, bớt đau, thể trạng cải thiện, chất lượng sống được nâng cao. Chúng tôi đang tiếp tục có các đánh giá về hiệu quả lâu dài của liệu pháp này, nhưng với kết quả ghi nhận được trong thời gian qua là khả quan"- GS Văn cho biết.
Với liệu pháp này, bệnh nhân được lấy khoảng 10-30 ml máu ngoại vi để phân lập các tế bào miễn dịch, nuôi cấy và hoạt hóa các chức năng chuyên biệt của các tế bào này trong môi trường đặc biệt. Sau khi đủ số lượng và có được các chức năng mong muốn (chức năng nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư) tế bào miễn dịch sẽ được truyền trở lại cơ thể người bệnh, tạo ra hàng rào tế bào miễn dịch đủ mạnh chống lại các tế bào ung thư.
Trước đó, ngày 1-10, Ủy ban Giải Nobel Y học của Viện Karolinska (Thụy Điển) đã vinh danh 2 nhà miễn dịch học đến từ Mỹ và Nhật Bản vì những đóng góp mang tính cách mạng trong việc điều trị ung thư. Giải Nobel Y học - giải Nobel đầu tiên được công bố trong "mùa" Nobel 2018 - được trao cho 2 nhà khoa học: James Allison (nhà khoa học miễn dịch đang giữ cương vị Giám đốc Viện Nghiên cứu ung thư Parker và Giám đốc điều hành về Công nghệ miễn dịch của Trung tâm Ung thư MD Anderson, thuộc ĐH Texas, Mỹ) và ông Tasuku Honjo cùng các cộng sự tại ĐH Kyoto (Nhật Bản) nhờ phát hiện đột phá trong điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch.
Hai liệu pháp này đều dựa trên tính năng tự nhiên của hệ miễn dịch: luôn tìm ra và tiêu diệt những kẻ xâm nhập có hại, bao gồm các tế bào đột biến. Thế nhưng, tế bào ung thư rất tinh ranh. Chúng tìm cách qua mặt hệ miễn dịch bằng cách thúc đẩy một cơ chế điều hòa âm tính, hay nói cách khác là một chiếc phanh mà hệ miễn dịch tự tạo ra để trói chân các "chiến binh" của mình.
D.Thu - H.Anh
Theo nld.com.vn
Giới hạn và tiềm năng của liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư Phát hiện liên quan tới liệu pháp miễn dịch trong chữa trị một số bệnh ung thư của James P.Allison và Tasuku Honjo vừa nhận Giải Nobel Y học và Sinh lý học 2018 thực chất là gì? Zing.vn xin đăng tải bài viết của TS.BS Phạm Nguyên Quý, bác sĩ nội trú khoa Ung thư nội khoa, Bệnh viện Đại học Kyoto...