Quy trình của Nga ứng phó với đòn tấn công hạt nhân nếu xảy ra
Thế đối đầu hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh đã qua nhưng chính phủ Nga vẫn chuẩn bị quy trình phản ứng khi trúng tên lửa hạt nhân của đối phương.
Kể từ khi thế giới chứng kiến uy lực kinh hoàng của vũ khí hạt nhân được sử dụng để tấn công Nhật Bản vào tháng 8/1945, chính phủ nhiều nước đã vạch ra các kế hoạch dự phòng về những gì phải làm khi đối mặt một cuộc tấn công như thế.
Đương nhiên Nga cũng có một kế hoạch như vậy. RBTH đã dựa trên các nguồn thông tin mở, các tin tức truyền thông và các văn bản chính thức của nhà nước để ráp thành một quy trình phản ứng đầy đủ đến từng phút.
Hình ảnh minh họa về một cuộc tấn công hạt nhân vào đô thị. Ảnh: TectoGizmo.
Thời Chiến tranh Lạnh, đối thủ hạt nhân chính của Nga (Liên Xô) là Mỹ. Ngày nay, một thời gian rất dài sau khi thế đối đầu hạt nhân này chấm dứt thì các chuyên gia lại ước đoán rằng khung thời gian cho một cuộc tấn công hạt nhân có thể xảy ra với Nga là khoảng 18h (tức 6h tối). Vào thời điểm này, bên Mỹ đang là buổi sáng còn ở Nga là chiều tối và vào lúc này, nhiều người dân Nga đang kẹt trên đường về nhà.
18h01
Ngay sau khi phát hiện ra một cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào Nga, Hệ thống Cảnh báo Sớm của Nga sẽ gửi tín hiệu tới Trung tâm Chỉ huy Phòng thủ Tên lửa. Hệ thống cảnh báo này, gồm radar và vệ tinh sẽ báo về vị trí gốc phóng tên lửa hạt nhân cũng như tốc độ và hành trình tên lửa đó. Hệ thống này cũng ước tính thời gian tên lửa đánh trúng mục tiêu.
18h02
Nếu quân đội xác nhận đúng là Nga đã bị tấn công bằng tên lửa hạt nhân (chứ không phải là lỗi máy tính) thì chính phủ và người dân sẽ chỉ có 30 phút để chuẩn bị cho việc tên lửa va chạm vào lãnh thổ Nga nếu tên lửa phóng đi từ lục địa Bắc Mỹ và thời gian còn ít hơn hẳn nếu tên lửa phóng đi từ tàu ngầm ở Bắc Băng Dương. Tất nhiên, nếu đây là vụ tấn công hạt nhân của những kẻ khủng bố thì thời gian chỉ còn vài giây.
18h05
Vào lúc này quân đội sẽ bắt đầu sơ tán Tổng thống và các quan chức chính phủ tới các nơi an toàn.
Mặc dù vị trí sơ tán cụ thể là điều bí mật, RBTH biết rằng Tổng thống Nga có một số lựa chọn.
Được biết đến nhiều nhất có lẽ là chiếc “Máy bay Ngày tận thế”. Đây là chiếc phi cơ Tupolev Tu-214SR có chức năng tương tự chiếc Air Force One (Không lực Một) của Mỹ – giữ an toàn cho Tổng tư lệnh đất nước và bảo đảm ông có thể liên lạc liên tục với quân đội quốc gia.
Điện Kremlin có 3 chiếc máy bay như thế, với tổng trị giá khoảng 130 triệu euro.
18h10
Đến lúc này, Tổng thống Nga có thể lựa chọn kích hoạt hệ thống Perimeter khét tiếng. Hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) tự động hóa hoàn toàn này được biết đến với biệt danh “Bàn tay Tử thần” do vai trò đáng sợ của nó: bảo đảm một cuộc tấn công trả đũa dù cho đất nước đã bị hủy diệt hay cơ cấu chỉ huy và kiểm soát của chính quyền bị trục trặc, hoặc không còn ai sống sót để đưa ra lệnh trả đũa.
Video đang HOT
18h11
Hệ thống Perimeter bắt đầu quá trình phức tạp là theo dõi hoạt động địa chấn, phóng xạ, và khí áp để tìm ra dấu hiệu về các vụ nổ hạt nhân trên lãnh thổ Nga. Hệ thống đó cũng khởi động việc theo dõi cường độ liên lạc quân sự để tìm ra dấu hiệu báo động sẽ diễn ra sau một cuộc tấn công hạt nhân.
18h12
Phần còn lại của chính phủ có thể sẽ sơ tán cùng Tổng thống. Cũng giống như ở Mỹ, nơi có sẵn quy trình về việc kế nhiệm các vị trí trong chính phủ, Nga có một hệ thống kế vị trong trường hợp quyền Tổng thống không đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Thủ tướng Nga là người đầu tiên trong danh sách kế vị Tổng thống.
Vị trí ẩn náu của các quan chức cấp cao trong trường hợp nổ ra tấn công hạt nhân vẫn là bí mật nhưng người ta đã biết rõ rằng thủ đô Moscow có nhiều boong-ke xây dựng dưới thời Stalin.
Một số boong-ke như vậy như boong-ke số 42 tại ga tàu điện ngầm Taganskaya đã không còn duy trì chức năng nữa và giờ là điểm thu hút du khách. Nhưng nhiều boong-ke vẫn còn nguyên.
Dự án bí mật có mật danh D-6, hay được biết đến với cái tên Metro-2, đã nhận được nhiều đồn đoán liên quan đến đường thoát hiểm dành cho giới chức Nga.
18h15
Các công dân được thông báo về vụ tấn công sắp tới. Ở Nga, Bộ Các tình trạng Khẩn cấp được trao nhiệm vụ quản lý hậu cần cho kịch bản “ngày tận thế”.
Trong trường hợp xảy ra tấn công, Bộ này mong muốn sơ tán người dân khỏi các thành phố lớn về nông thôn nhưng cách này tốn nhiều thời gian và không thể thực hiện được nếu thông báo gấp. Thay vào đó, Bộ này có kế hoạch khả thi hơn là sử dụng các hầm tránh bom.
Hệ thống tàu điện ngầm ở Moscow có lẽ là nơi tốt nhất để trú ẩn. Nó đủ sâu để bảo vệ được người dân khỏi một vụ nổ hạt nhân. Nhiều ga tàu điện ngầm được trang bị các cửa bảo vệ chắc chắn và hệ thống lọc không khí.
Một kế hoạch được Bộ Xây dựng Nga thông qua nêu rõ mức độ khẩn trương mà người dân phải tuân thủ để sơ tán vào hệ thống tàu điện ngầm trong tình huống khẩn cấp (bao gồm tấn công hạt nhân).
Tài liệu này (bằng tiếng Nga ) viết: “Thời gian để người dân vào đầy trong ga và đường hầm sau khi còi báo động vang lên sẽ là tầm 10 phút”. Trong một vài trường hợp, thời gian có thể nâng lên mức 15 phút nhưng không lâu hơn.
Công chúng sẽ được thông báo càng sớm càng tốt nếu xảy ra tấn công hạt nhân và quãng thời gian 15 phút sẽ không bị lãng phí.
18h30
Đến khi này, Tổng thống, chính phủ và Bộ Tổng tư lệnh của đất nước Nga cũng như toàn thể dân chúng Nga sẽ sẵn sàng nghênh đón cú va đập của tên lửa hạt nhân đối phương vào lãnh thổ Nga.
Sau đó, những người sống sót sẽ phải sinh tồn trong một thế giới mà chưa ai trong số chúng ta mường tượng được. Hy vọng điều khủng khiếp này sẽ không xảy ra./.
Theo Trung Hiếu
VOV.VN
Ảnh hiếm về những căn hầm trú ẩn "ngày tận thế" của chính phủ Mỹ
Nhằm đề phòng nguy cơ bị tấn công hạt nhân, chính phủ Mỹ được cho là đã xây dựng các căn hầm trú ẩn kiên cố ở thủ đô Washington D.C, và trên khắp lãnh thổ nước Mỹ.
Theo Dailymail, tại thủ đô Washington, các căn hầm trú ẩn "ngày tận thế" nằm trong chiến lược có tên "duy trì chính phủ" (COG), có nghĩa là sẽ đảm bảo cho nước nước Mỹ vẫn có thể vận hành một cách trơn tru trong kịch bản xảy ra những mối hiểm họa như tấn công hạt nhân.
Căn hầm trú ẩn đầu tiên được được xây dựng dưới thời cựu Tổng thống Harry Truman, trong những ngày đầu thế giới bắt đầu phát triển vũ khí hạt nhân. Các biện pháp COG dần dần được phát triển rộng rãi trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Chính phủ Mỹ tiếp tục bí mật xây các căn hầm trú ẩn cho các quan chức liên bang tại Virginia, West Virginia và Pensylvania. Các hệ thống thông tin liên lạc được xây dựng kiên cố để Nhà Trắng có thể dễ dàng liên hệ và chỉ đạo khi có tình huống nguy cấp xảy ra.
Công trình này từng là một hầm trú ẩn bí mật có tên là Mount Pony ở Culpeper, Virginia. Đây cũng là nơi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ từng âm thầm tích trữ hàng tỷ USD tiền mặt, nhằm bổ sung cho nguồn cung tiền tệ trong trường hợp xảy ra biến cố. Năm 2007, cơ sở này đã được chuyển đổi mục đích sử dụng thành một thư viện.
Đây là căn phòng được xây dựng nhằm thay thế phòng họp của Hạ viện Mỹ trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân. Nó tọa lạc tại một căn hầm bí mật nằm dưới lòng đất Greenbrier, khu nghỉ dưỡng 4 sao nằm gần White Sulphur Springs, West Virginia. Khu hầm này rộng khoảng 34.000 m2, hoàn thiện vào năm 1961, với đủ cơ sở vật chất phục vụ cho 535 nghị sĩ. Ngoài ra, căn hầm này còn có phòng khử nhiễm hạt nhân, một đơn vị chăm sóc y tế đặc biệt và một phòng thông tin liên lạc, tất cả được bao bọc bởi các bức tường bê tông dày từ 1-1,5 m.
Một căn phòng nghỉ cho các nghị sĩ bên trong hầm trú ẩn nằm dưới khu nghỉ dưỡng Greenbrier.
Cổng vào phía bắc Bộ chỉ huy phòng thủ không gian vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD) thuộc khu phức hợp quân sự Núi Cheyenne (Cheyenne Mountain Complex). Khu vực này được xây dựng gần như kiên cố tuyệt đối với mục đích giúp giới chỉ huy quân sự Mỹ sống sót trước cuộc tấn công hạt nhân trực tiếp từ Liên Xô (cũ). Khu phức hợp này được xây sâu xuống 609 m so với đỉnh núi và căn hầm trú ẩn bên trong nó có thể chịu được bom hạt nhân cường độ 30 megaton, các cuộc tấn công bằng xung điện từ, vũ khí hóa học, sinh học và phóng xạ.
Một kho đạn dược đã đóng cửa của quân đội Mỹ ở Edgemont, South Dakota nay đã được chuyển đổi sử dụng trở thành hầm trú ẩn cho thường dân trong khuôn khổ dự án Vivos xPoint. Công ty phụ trách dự án - Vivos - ước tính, với 575 căn hầm họ đang sở hữu, họ có thể bảo vệ cho khoảng 5.000 người khi tấn công hạt nhân xảy ra.
Lối vào khu phức hợp Raven Rock Mountain, khu hầm bí mật rộng hơn 2,6 km2. Căn cứ này nằm dưới đỉnh núi Blue Ridge, Pennsylvania. Đây là công trình được xây dựng nhằm phục vụ cho Lầu Năm Góc, các chỉ huy quân đội và tổng thống trong kịch bản thảm họa hạt nhân xảy ra. Căn hầm có 4 lối vào, mỗi lối được bảo vệ bổi một cánh cửa nặng 34 tấn.
Tháp thông tin liên lạc Corkscrew Park Hall, Maryland. Những tháp này có nhiệm vụ duy trì liên lạc giữa Nhà Trắng và các cơ sở bí mật như Raven Rock và Mount Weather. Tháp này hiện tại đã ngừng hoạt động.
Phòng chăm sóc y tế đặc biệt trong căn hầm "ngày tận thế" nằm dưới khu nghỉ dưỡng Greenbrier.
Bên trong cơ sở của Bộ chỉ huy phòng thủ không gian vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD).
Cánh cửa 23 tấn bảo vệ cơ sở của NORAD.
Lối ra đặc biệt được bảo vệ kiên cố của ngân hàng Freedman, Washington. Cơ sở này được cho có kết nối với Nhà Trắng thông qua 2 đường hầm, 1 nằm dưới xa lộ Pennsylvania tới tòa nhà kho bạc, 1 nằm dưới xa lộ East Executive kết nối tòa nhà kho bạc và cánh Đông của Nhà Trắng. Theo hiệp hội lịch sử Nhà Trắng, lối thoát này được xây dựng ngay sau vụ đánh bom ở Trân Châu Cảng hồi Thế chiến 2.
Phòng họp báo nằm trong căn hầm bí mật dưới khu nghỉ dưỡng Greenbrier.
Đức Hoàng
Ảnh: EPA
Theo Dantri
Bí mật căn hầm tránh "ngày tận thế" bên dưới Nhà Trắng Bên dưới ở phía bắc Nhà Trắng là một căn hầm lớn có thể dùng làm nơi trú ẩn cho những người đứng đầu chính phủ Mỹ trong trường hợp xảy ra tấn công, một cuốn sách mới cho biết. Bên dưới Nhà Trắng được cho là một căn hầm trú ẩn. (Ảnh: Getty) Theo Washington Examiner, đó là cuốn sách "The Trump...