Quy trình chuẩn quốc tế ở vườn chuối công nghệ cao lớn nhất ĐBSCL
Chuối là cây trồng phổ biến và có giá trị dinh dưỡng cao. Ở ĐBSCL, địa phương nào cũng trồng chuối nhưng để trồng và xuất khẩu ra thị trường thế giới, thu về hàng tỷ đồng mỗi năm thì không phải ai cũng làm được.
Một nhóm nông dân ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ đã cùng nhau thành lập ra tổ hợp tác Lâm Phát Hưng. Bằng hướng đi độc đáo và sáng tạo của mình, nhóm cũng đã mạnh dạn cải tạo đất hoang, vườn cây tạp để trồng chuối theo tiêu chuẩn quốc tế.
Được biết, đây cũng một trong những vườn chuối công nghệ cao lớn nhất ĐBSCL hiện nay. Ông Lâm Văn Hộ – Tổ trưởng Tổ hợp tác trồng chuối Lâm Phát Hưng cho biết, giống chuối được Tổ hợp tác chọn trồng là chuối già và được trồng theo phương pháp nuôi cấy mô. Từ thành công của 10 ha ban đầu, đến nay, vườn chuối được phát triển lên gần 90 ha, với khoảng 180.000 cây.
Dân Việt xin gửi đến bạn đọc vài hình ảnh về quy trình trồng chuối cấy mô ở Tổ hợp tác trồng chuối Lâm Phát Hưng:
Chuối cấy mô được trồng theo quy trình khép kín, các hàng cách nhau 2 – 2,5m, mỗi cây cách nhau 2m.
Video đang HOT
Vườn có hệ thống dây chằng chống chuối đổ ngã và hệ thống máy tưới tự động 3 ngày/lần để giữ ẩm cho đất.
Chuối cấy mô được người dân chăm sóc tốt, cây có sức sống mạnh, sạch bệnh. Muốn chuối có năng suất cao, chất lượng đồng đều và có thể cho thu hoạch đồng loạt, người dân phải tỉa chồi và bẻ bắp khi trổ buồng.
Sau 9 tháng, chuối đã có thể thu hoạch được. Để chuối tránh bị va đập, mỗi buồng chuối thu hoạch cần có 2 người và các dụng cụ bao, lót để đảm bảo trái không bị trầy xước.
Chuối thu hoạch xong sẽ được xả ra từng nải và rửa sạch qua hai bồn nước. Tất cả công đoạn trồng, chăm sóc, thu hoạch và đóng gói đều được theo dõi chặt chẽ. Ông Hộ cho biết, các chuyên gia nông nghiệp công nghệ cao từ Hàn Quốc và Philippines đã sang tận nơi hướng dẫn các quy trình trên đến khi người dân làm thuần thục thì những chuyên gia này mới về nước.
Trung bình một thùng chuối đóng gói theo quy cách xuất khẩu là 13 kg, với hai cỡ: từ 4 – 6 nải (loại 1), từ 7 – 9 nải (loại 2). Trong đó, tỷ lệ chuối loại 2 không quá 20% loại 1.
Sau khi cân, chuối được đóng vào từng thùng, sau đó hút chân không đảm bảo cho khâu vận chuyển và bảo quản. Sản phẩm chuối cấy mô nơi đây xuất khẩu qua các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Malaysia,….với giá bán từ 7.000 – 14.000 đồng/kg.
Sau khi thu hoạch chuối, đất sẽ được cày cho tơi xốp và lấy mẫu kiểm tra, phân tích làm cơ sở bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho vụ tiếp theo.
Theo Danviet
Hà Nội - Hà Nam hợp tác sản xuất tiêu thụ nông sản an toàn
Một số cơ sở, doanh nghiệp trong hệ thống kênh tiêu thụ thực phẩm tại Hà Nội đã tỏ rõ thiện chí hợp tác và khẳng định rất cần các nguồn hàng uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn chất lượng.
Sở NNPTNT Hà Nam vừa tổ chức cho hơn 30 cán bộ thuộc một số đơn vị của Sở và lãnh đạo phòng nông nghiệp các huyện; trưởng trạm khuyến nông các huyện, một số công ty, doanh nghiệp, HTX điển hình trên địa bàn tỉnh đi tham quan khảo sát thị trường tiêu thụ nông sản Hà Nội. Đây là hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tìm cơ hội ký kết các đơn hàng để đưa các sản phẩm nông nghiệp nội tỉnh tiêu thụ ngoại tỉnh.
Bà Nguyễn Thị Vang - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nam đã giới thiệu khái quát về sản xuất nông nghiệp của tỉnh trên các lĩnh vực nông sản, thủy sản đang được chú trọng theo hướng công nghệ cao, đảm bảo an toàn chất lượng. Hiện nay Hà Nam đã quy hoạch 17 vùng chuyển đổi trồng rau an toàn, quả chất lượng cao; thu hút đầu tư của Tập đoàn VinGroup sản xuất rau an toàn với diện tích đã giao 54,46ha; hợp tác với Nhật Bản nghiên cứu và thử nghiệm 1.200m2 sản xuất rau ăn quả theo dây chuyền công nghệ Nhật Bản; tích tụ ruộng đất bàn giao cho Công ty TNHH An Phú Hưng sản xuất hiệu quả 32,4ha rau củ quả sạch và sản phẩm đã được tiêu thụ trong các siêu thị, bếp ăn của Hà Nội.
Bà Nguyễn Thị Vang - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nam giới thiệu mô hình trồng cà chua ghép trên gốc cà tím. ảnh: Minh Huệ
Ngoài ra, Hà Nam còn có 17 công ty chế biến rau quả cho sản lượng đạt trên 4.000 tấn rau quả/năm; 8 công ty bảo quản chế biến thóc gạo. Các sản phẩm chủ lực của Hà Nam là dưa bao tử, dứa, vải, cà chua đóng hộp, gạo...
Trong khi đó, hiện nay Hà Nội có khoảng 10 triệu người đang cư trú, công tác và học tập, nên đòi hỏi lượng thực phẩm hàng ngày rất lớn. Rau an toàn ở Hà Nội đã và đang hình thành một số chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ, có tem nhãn nhận diện, truy xuất nguồn gốc do Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn mác. Khả năng sản xuất tại chỗ mới đảm bảo khoảng 69% thịt gia súc gia cầm; 32% thủy sản các loại; 38% gạo tẻ chất lượng; 60% rau củ quả; 18% quả tươi các loại. Số còn lại phải nhập từ các tỉnh, thành trong cả nước và nhập xuất khẩu nước ngoài.
Một số cơ sở, doanh nghiệp trong hệ thống kênh tiêu thụ thực phẩm tại Hà Nội đã tỏ rõ thiện chí hợp tác và khẳng định rất cần các nguồn hàng uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn chất lượng. Yêu cầu các sản phẩm Hà Nam phải có gắn tem nhãn nhận diện, truy xuất nguồn gốc. Mong muốn được ký kết các đơn hàng với các sản phẩm an toàn chất lượng của Hà Nam.
Ngay sau tọa đàm thảo luận, các bên đã ký kết một số bản cam kết và hợp đồng tiêu thụ nông sản an toàn, đồng thời đã đi thăm, làm việc với siêu thị Fivimart, các cơ sở kinh doanh nông sản, thủy sản tại TP.Hà Nội. Thông qua buổi tọa đàm và trực tiếp đi thăm các cơ sở kinh doanh nông sản, thủy sản Hà Nội, các bên đã tiếp cận với thị trường, nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng đang cần gì, thị trường đang bán gì.
Theo Danviet
Cả trăm loại nông sản thực phẩm an toàn Nam Bộ "trình làng" ở Thủ đô Đến với "Tuần lễ nhận diện nông sản thực phẩm an toàn, đặc sản Nam Bộ tại Hà Nội" với sự góp mặt của hơn 100 sản phẩm đa dạng, người tiêu dùng Thủ đô sẽ có dịp tìm hiểu cách nhận biết, phân biệt và lựa chọn các sản phẩm sạch, an toàn, đảm bảo chất lượng. "Tuần lễ nhận diện nông...