Quy trình bơi cho trẻ dưới 2 tuổi như thế nào là chuẩn và an toàn?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều liệu trình spa cho trẻ dưới 2 tuổi, kéo dài từ 30 đến 90 phút. Vậy bơi bao lâu là đủ, là an toàn cho trẻ?
Bơi thuỷ liệu, hay còn gọi là bơi nổi, kết hợp cùng massage đang trở thành dịch vụ dành cho em bé không thể thiếu đối với các gia đình hiện đại bởi lợi ích rõ ràng và nhanh chóng.
Mối quan tâm lớn của các phụ huynh hiện nay chính là tìm kiếm các cơ sở cung cấp dịch vụ uy tín và an toàn. Để đưa ra sự chọn lựa đúng đắn và phù hợp nhất dành cho con mình, các bậc phụ huynh phải tìm hiểu thật kỹ các thông tin chuẩn xác về quy trình bơi thủy lực cho trẻ.
Cần lựa chọn spa uy tín và chất lượng để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ. (Ảnh: BB Wellness)
Quy trình bơi chuẩn chỉ nên kéo dài từ 40 đến 45 phút
Đối với trẻ từ 0 đến 2 tuổi, sự vận động vô cùng bị hạn chế do mất đi cơ hội “vùng vẫy” và năng khiếu bơi lội bẩm sinh khi còn trong bụng mẹ ở môi trường nước. Sau khi chào đời, để hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là hệ cơ xương, dịch vụ bơi thủy lực ra đời nhằm đáp ứng nhu cần vận động thiết yếu cho trẻ.
Quy trình spa chú trọng vận động nên kéo dài dưới 60 phút để trẻ có thể tiếp nhận toàn diện các hoạt động bơi và massage. Tuy nhiên, do thể chất trẻ dưới 2 tuổi chưa phát triển toàn diện cùng sức bền và sự tiếp nhận có giới hạn, trẻ chỉ nên bơi dưới 15 phút và massage nhẹ nhàng trong vòng 15 – 20 phút tiếp theo. Cộng thêm những hoạt động khác như làm quen, thay tã, đeo phao thì quy trình bơi chuẩn cho em bé chỉ được kéo dài từ 40 – 45 phút.
Video đang HOT
Nhận thức của trẻ thể hiện qua các trạng thái hoạt động.
Có nên cho trẻ hoạt động trí não khi đi spa?
Trẻ đi spa là để vận động. Mục đích của bơi thủy liệu chính là tập trung kích thích sự vận động nhằm giải phóng năng lượng thừa và giúp phát triển thể chất, trí não ở trẻ. Thế nên, sau khi hoàn thành quy trình bơi và massage, trẻ gần như trải qua một quá trình hoạt động tích cực.
Sau đó, trẻ cần được nghỉ ngơi theo đúng chu kỳ của lứa tuổi. Việc tham gia những hoạt động trí não khác như flashcard, kể chuyện nếu được thêm vào quy trình bơi, sẽ làm giảm thời gian vận động của bé.
Mặt khác, việc giáo dục sớm cho trẻ trong giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi cần phải được thực hiện bởi các cơ sở đào tạo có chuyên môn, chất lượng đảm bảo. Bởi cách thức, thời điểm và nội dung giáo dục bị truyền tải sai có thể ảnh hưởng đến nhận thức, khả năng tiếp thu, nhìn nhận sự vật của trẻ.
Sau khi bơi và massage xong, trẻ cần được nghỉ ngơi (Ảnh: BB Wellness)
Hoạt động massage cần được thực hiện sau khi bơi
Tại hầu hết các spa, quy trình bơi đều gồm 2 bước hoạt động cơ bản: bơi thủy lực và massage. Tuy nhiên, thứ tự thực hiện từng hoạt động quyết định rất nhiều đến hiệu quả mang lại của quy trình.
Khi được massage bằng dầu massage, các lỗ chân lông trên cơ thể trẻ sẽ dãn nở. Nếu trẻ bơi quá 5 phút sau khi được massage, nước sẽ xâm nhập vào lỗ chân lông, khiến trẻ dễ nhiễm lạnh. Vì vậy, bước massage cần được thực hiện sau khi trẻ bơi xong, với mục đích cân bằng lại cơ thể sau khi đã vận động dưới nước.
Hoạt động massage cho trẻ cần được thực hiện sau khi trẻ bơi xong, bởi các Chuyên viên có chuyên môn và kinh nghiệm bằng phương pháp chuẩn. (Ảnh: BB Wellness)
Thời điểm trước khi bơi, thay vì massage, trẻ cần được khởi động làm nóng cơ thể để thích ứng với môi trường nước, giúp kích thích tối ưu khả năng vận động. Quá trình khởi động này cần diễn ra khoảng 5 phút là phù hợp.
Sau khi bơi, các cơ của trẻ cần được nghỉ ngơi và hồi phục khi đã “làm việc” tích cực trong môi trường nước. Do đó massage có chức năng giúp trẻ thư giãn cơ, cũng như thúc đẩy sự lưu thông máu huyết, giúp trẻ lấy lại sự cân bằng cơ thể sau khi bơi.
Đặc biệt massage sau bơi là giải pháp hữu hiệu và an toàn nhất để giải quyết các vấn đề tiêu hóa của trẻ. Ngoài các động tác bóp nắn tập trung thư giãn các cơ tay, chân, những động tác massage vùng bụng giúp trẻ giảm ngay chứng đầy hơi khó tiêu của trẻ ngay tức thì. Đồng thời, massage vùng bụng sau khi bơi còn giúp chữa trị chứng táo bón thường gặp.
Để trẻ có được sự phát triển toàn diện, phụ huynh nên cân nhắc, tìm hiểu các thông tin khoa học rõ ràng khi lựa chọn các hoạt động phát triển thể chất và trí tuệ cho bé, nhằm đảm bảo sự an toàn và tốt nhất của trẻ.
Theo giadinh.net
Khi nào nên cho trẻ ăn mì chính?
Chưa có bằng chứng chứng minh được độ an toàn của mì chính đối với trẻ em, vì vậy, cha mẹ cần thận trọng khi cho con sử dụng loại gia vị này.
Câu hỏi:
Tôi thấy nhiều trường hợp bị bủn rủn tay chân, chóng mặt khi ăn mì chính nên rất lo khi cho con ăn. Bác sĩ cho hỏi khi trẻ mấy tuổi mới nên ăn mì chính?
Trẻ dưới 2 tuổi không nên ăn mì chính. Ảnh: Health.
Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, tư vấn:
Các nhà khoa học vẫn chưa có bằng chứng hoàn thiện cho thấy mì chính là một chất kích thích gây độc khi sử dụng ở liều thông thường. Tuy nhiên, một số đối tượng cần cẩn trọng khi sử dụng loại gia vị này.
Do phản ứng của mỗi cá nhân với mì chính khác nhau, nên với người này, mì chính có thể an toàn 100% nhưng với người khác, mì chính lại chưa chắc đã an toàn, tùy thuộc vào việc họ có bị nhạy cảm với loại gia vị này hay không.
Do đó, trẻ nhỏ và người bị tăng huyết áp nên thận trọng khi sử dụng mì chính. Bởi chưa có bằng chứng chứng minh được độ an toàn của mì chính đối với trẻ em. Vì vậy trẻ em, dù ở bất cứ lứa tuổi nào, cần hết sức thận trọng khi sử dụng loại gia vị này. Đặc biệt, không nên thêm mì chính khi chế biến món ăn cho trẻ dưới 2 tuổi.
Vị giác của trẻ đang trong quá trình hình thành nên cha mẹ cần hết sức thận trọng trong quá trình nêm nếm gia vị. Trẻ em vốn yêu thích vị ngọt nên trong nhiều trường hợp con sẽ ăn nhiều và ngon miệng hơn nếu món ăn được cho thêm mì chính, tuy nhiên các phụ huynh không nên lạm dụng loại gia vị này.
Với những trẻ lớn hơn, cha mẹ cũng không nên lạm dụng mì chính, không nên để trẻ bị phụ thuộc, bỏ ăn nếu món ăn không có gia vị này.
Theo Zing.vn
WHO cảnh báo: không smartphone, không ti vi, hạn chế địu trẻ dưới 2 tuổi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa ban hành các khuyến nghị liên quan đến hoạt động thể chất, bao gồm thời gian trước màn hình (smartphone, ti vi...) để trẻ 0-4 tuổi có thể lớn lên khỏe mạnh. Theo thông báo chính thức ban hành ngày 24-4 của WHO, trẻ em dưới 5 tuổi phải dành ít thời gian hơn trước...