Quy trình bảo dưỡng ôtô định kỳ và những lưu ý đặc biệt quan trọng
Bảo dưỡng xe hơi gồm các công việc chính như làm sạch, chẩn đoán, kiểm tra, điều chỉnh, xiết chặt, thay dầu mỡ, bổ sung nước làm mát, dung dịch ắc quy v.v…
Bảo dưỡng ô tô được chia ra gồm 2 cấp: bảo dưỡng hàng ngày (tự cá nhân chăm sóc xe), và bảo dưỡng định kỳ. Cùng chuyên mục Kinh nghiệm bảo dưỡng xe của MuasamXe.com tìm hiểu chi tiết về quy trình bảo dưỡng xe hơi qua bài viết dưới đây nhé!
Hướng dẫn chăm sóc bảo dưỡng ngoại thất ôtô đúng cách, Cách kiểm tra và điều chỉnh áp suất lốp ô tô chính xác nhất, Cách làm láng đĩa phanh xe hơi đơn giản nhất & Những hạng mục cần bảo dưỡng chăm sóc khi mới mua xe cũ 30 kinh nghiệm kiểm tra, bảo dưỡng xe hơi dành cho tài mới, Bảo dưỡng ô tô định kỳ là gì?
Bảo dưỡng ôtô định kỳ là tiến hành bảo dưỡng xe theo một chu kỳ nhất định (theo quãng đường xe chạy hoặc theo thời gian sử dụng tùy theo trường hợp nào đến trước). Các hạng mục và thời điểm bảo dưỡng định kỳ được các hãng xe nguyên cứu để phù hợp nhất với điều kiện sử dụng khắc nghiệt tại Việt Nam. Mục đích của bảo dưỡng định kỳ là tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế các chi tiết, đảm bảo rằng các bộ phận của xe ô tô luôn hoạt động trong trạng thái tốt nhất. Bảo dưỡng định kỳ sẽ tránh được những hư hỏng lớn, tiết kiệm chi phí và đảm bảo sự an toàn của xe. Ngoài ra còn giúp xe của bạn luôn phù hợp với các quy định về an toàn và môi trường của nhà nước.
Ô tô trở thành phương tiện giao thông ngày càng phổ biến tại Việt Nam, người sử dụng mong muốn chiếc xe của mình luôn trong tình trạng hoàn hảo. Trong quá trình vận hành, các chi tiết trên xe sẽ hao mòn tự nhiên. Nếu các chi tiết này không được kiểm tra, bảo dưỡng hoặc thay thế định kỳ sẽ dẫn đến giảm tính năng, dẫn tới những hư hỏng nặng, thậm chí gây mất an toàn trong quá trình sử dụng.
Ví dụ: Dầu động cơ có tác dụng bôi trơn, làm kín, làm mát, làm sạch và chống ăn mòn kim loại cho các bộ phận bên trong động cơ. Dầu động cơ được lọc sách bằng lọc dầu, bộ phận này giữ lại các chất cặn và chất bẩn sinh ra trong quá trình vận hành của động cơ. Sau một thời gian sử dụng các tính năng của dàu và lọc dầu sẽ giảm dần. Do vậy, bạn phải thay thế chúng định kỳ để đảm bảo động cơ luôn hoạt động tốt. Quy trình bảo dưỡng ôtô định kỳ và những lưu ý đặc biệt quan trọng
Bao gồm các kiểm tra, chẩn đoán v.v… phức tạp hơn cần tới sự can thiệp của những thợ máy nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên nếu bạn muốn tự bảo hành ở nhà, thì có những bộ phân mà bạn cần lưu ý kiểm tra kỹ lưỡng hơn là: ắc quy, lưỡi gạt mưa, các loại dung dịch cần cho ô-tô, đây là những bộ phận mà bên cạnh các phụ tùng xe hơi cũng đóng góp phần quan trọng trong việc duy trì cho chiếc xe bạn được sự vận hành như ý.
Video đang HOT
Quy trình và lịch bảo dưỡng định kỳ dành cho Honda Civic
Quy trình và lịch bảo dưỡng định kỳ dành cho Honda Civic
Công việc này chúng ta có thể tự làm hằng ngày, vì chúng rất đơn giản không phải đụng tới máy móc hoặc can thiệp sâu vào kết cấu xe. Thông thường việc bảo dưỡng hằng ngày bao gồm quá trình kiểm tra phụ kiện ô tô như: kính chắn gió, gương chiếu hậu của xe, cần rửa kính, biển số xe và nắp xe hơi… Dưới đây là những hạng mục cần chăm sóc bảo dưỡng định kỳ cho xe hơi:
Hầu hết các tài xế đều thấy được tầm quan trọng của việc bảo dưỡng xe ô tô định kỳ. Nhưng họ chưa biết được lịch trình bảo dưỡng cụ thể như thế nào nên xe quá trình sử dụng xe thường gặp phải những trục trặc. Vì vậy, bạn đừng quên ghi nhớ hoặc lưu lại những hạng mục cần thiết khi bảo dưỡng xe mà MuasamXe.com đã chia sẻ trên đây nhé!
Tags: bảo dưỡng ôtô, kinh nghiệm bảo dưỡng ôtô, bảo dưỡng ôtô định kỳ, bảo dưỡng xe ô tô định kỳ, quy trình bảo dưỡng xe ô tô, giá bảo dưỡng xe ô tô, các cấp bảo dưỡng ô tô, bảo dưỡng xe ô tô như thế nào
Theo Muasamxe
Hướng dẫn chăm sóc bảo dưỡng ngoại thất ôtô đúng cách
Hướng dẫn chăm sóc bảo dưỡng ngoại thất ôtô đúng cách: Cùng chuyên mục kinh nghiệm bảo dưỡng xe hơi của
MuasamXe.com tìm hiểu chi tiết cách chăm sóc và bảo dưỡng các hạng mục ngoại thất xe hơi như: lốp xe và la-zăng, Bóng đèn chiếu sáng, Bóng đèn phanh, Cơ cấu gạt mưa, Zoăng kính lái và kính cửa sổ và sơn bóng vỏ xe...
Hướng dẫn chăm sóc xe, bảo dưỡng ngoại thất ôtô đúng cách
Lốp xe và la-zăng:
Độ bền của lốp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bề mặt địa hình mà xe vận hành. Với tình hình giao thông của Việt Nam hiện nay, xe phải đối mặt với những cú xóc mạnh, lốp bị rách hoặc nổ do chịu áp lực lớn. Những cú va chạm mạnh ở bánh xe còn có thể làm méo la-zăng.
Lời khuyên của chuyên gia: Cứ sau khoảng 10.000km thì lốp xe cần được đảo một lần, đồng thời tiến hành kiểm tra và cân bằng động. Tùy điều kiện sử dụng và bảo quản sẽ quyết định độ bền của lốp. Nếu xe sử dụng khoảng 20.000 - 25.000km/năm (khoảng 40 - 50km/ngày), hoa lốp thường sẽ bị mòn trước khi lớp cao su bị thoái hóa và ngược lại nếu xe rất ít sử dụng (dưới 10.000km/năm) thì hoa lốp có thể vẫn còn cao nhưng chất cao su đã bị thoái hóa.
Chăm sóc bóng đèn chiếu sáng
Đèn được ví như một bộ trang sức quý báu để tôn lên vẻ đẹp của xe. Đặc biệt trong thời đại này, đèn chiếu sáng trên ô tô ngày càng đa dạng và được chủ xe lựa chọn một cách kỹ lưỡng sao cho xe của mình lung linh nhất có thể. Nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng và bảo quản đèn.Tuổi thọ của đèn halogen khoảng 450 - 1.000 giờ chiếu sáng ở điều kiện di chuyển bình thường .Các đèn khác như xenon, HID có tuổi thọ có thể gấp đôi so với đèn halogen và đèn LED thì còn có tuổi thọ cao hơn nữa. Độ bền của đèn cũng phụ thuộc vào địa hình mà xe chạy. Nếu bị xóc mạnh hay có sự cố va chạm thì bóng có thể hỏng nhanh hơn, thậm chí có thể hỏng bất ngờ
Lời khuyên của chuyên gia: Cháy bóng bên lái sẽ nguy hiểm hơn bên phụ do xe đối diện khó quan sát thấy bạn hơn, nên nếu bóng bên lái bị cháy thì tốt nhất là hãy chuyển bóng còn lại sang nếu không có bóng dự phòng hoặc chưa thể thay thế. Hãy thật cẩn thận khi di chuyển trong đêm, ngay cả khi xe của bạn có hệ thống chiếu sáng cực tốt, đặc biệt là tại những nơi khuất tầm nhìn.
Cách chăm sóc và bảo dưỡng bóng đèn phanh
Trên đường phố đông đúc việc va chạm xe rất khó tránh xảy ra, nhưng bạn có thể hạn chế khi nhận được tín hiệu của bóng đèn phanh của xe phía trước.Bóng đèn phanh có vai trò quyết định đến sự an toàn của bạn.Hiện nay, phần lớn các loại xe vẫn sử dụng bóng đèn dây tóc làm đèn phanh, ngoại trừ một số dòng xe cao cấp có sử dụng đèn LED.
Lời khuyên của chuyên gia: Khi ngồi trong xe và di chuyển trên đường, lái xe rất khó phát hiện đèn phanh của mình còn làm việc tốt hay không, trừ khi có hệ thống cảnh báo sự cố trên bảng đồng hồ. Chính vì vậy, thỉnh thoảng bạn có thể tự phát hiện bằng cách lùi gần sát một bức tường (khoảng 50cm) và đạp phanh rồi quan sát qua gương chiếu hậu. Đạp chân phanh trong bóng tối cũng có thể giúp bạn phát hiện ra, hoặc tốt nhất là nhờ ai đó quan sát khi bạn đạp phanh.
Cơ cấu gạt mưa:
Trong mùa mưa sắp tới thì chiếc gạt mưa lại trở thành bộ phận vất vả nhất, nó phải đối mặt trực tiếp với khí hậu khắc nghiệt.Nếu xe thường xuyên bị phơi dưới trời nắng gắt, lưỡi gạt mưa có thể bị hỏng và giảm/mất chức năng chỉ sau khoảng 2 năm sử dụng. Dấu hiệu dễ thấy khi gạt mưa hỏng là nước không được gạt sạch, gạt bị vấp, phát tiếng kêu trong quá trình di chuyển trên kính lái.
Lời khuyên của chuyên gia: Không nên cố gắng bật gạt mưa khi kính bị khô. Trong điều kiện đó, giữa lưỡi gạt mưa và kính lái sẽ có ma sát lớn, không chỉ làm khó cho mô-tơ và cơ cấu cần gạt, mà còn gia tăng nguy cơ làm trầy xước kính lái.
Zoăng kính lái và kính cửa sổ ô tô
Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như miền Bắc nước ta cũng là kẻ thù số một khiến các chi tiết cao su ngoại thất xe bị thoái hóa rất nhanh, bị chai cứng, nứt gẫy, gây ra tiếng kêu do kính cửa không còn được khít chặt, đồng thời zoăng hỏng cũng giảm khả năng chống ồn, làm cho ca-bin xe càng trở nên ồn hơn.
Lời khuyên của chuyên gia: Khi kính cửa sổ đã bị bụi bẩn bám nhiều, cần hết sức hạn chế lên/xuống kính. Ngay cả khi zoăng cửa sổ vẫn còn mới, bụi hay bùn bẩn bám nhiều sẽ không thể được gạt hết sẽ chui vào bên trong, làm kính cửa sổ bị trầy xước, kẹt, hoặc chất bẩn làm cho zoăng cao su nhanh bị thoái hóa.
Sơn bóng vỏ xe:
Sự xuống cấp của lớp sơn bóng vỏ xe hoàn toàn là do tác động chủ quan của con người, ngay cả khi không bị va quệt. Khi chiếc xe mới xuất xưởng, nước sơn bóng loáng như gương, nhưng chỉ sau khoảng một năm sử dụng, lớp sơn bóng của nhiều chiếc xe đã có thể bị hàng triệu vết xước li ti làm hỏng. Nguyên nhân của việc này là do quá trình rửa xe không đúng kỹ thuật hoặc dùng khăn lau xe khi vỏ xe nhiều bụi bẩn. Khi đó, cát bẩn sẽ bám vào chiếc khăn và chà xát vào vỏ xe, làm xước sơn bóng.
Lời khuyên của chuyên gia: Không nên dùng khăn lau xe khi vỏ xe bám bụi bẩn, mà chỉ lau sau khi rửa sạch với mục đích là lau khô nước. Khi rửa xe, phải dùng súng phụt nước áp suất cao phụt kỹ chất bẩn bám trên vỏ xe trước khi rửa lại bằng hóa chất chuyên dùng. Các khu vực vỏ xe bẩn hơn (như nẹp hông, các chắn bùn, cản trước và sau...) cần được rửa riêng.
Theo Muasamxe
30 kinh nghiệm kiểm tra, bảo dưỡng xe hơi dành cho tài mới 30 kinh nghiệm kiểm tra, bảo dưỡng xe hơi dành cho tài mới: Thực tế, có không ít những bác tài sẽ nghĩ là chỉ mang xe đi bảo dưỡng khi nó gặp vấn đề gì đó về động cơ hay hư hỏng một vài vị trí do va chạm trong lúc tham gia giao thông. Đó là một suy nghĩ hoàn toàn...