Quy trình bàn giao vali hạt nhân cho Trump trong ngày nhậm chức
Thời điểm chính xác Donald Trump nhận mật mã để kích hoạt vali hạt nhân từ tay người tiền nhiệm được giữ bí mật vì lý do an ninh.
Chiếc cặp hạt nhân là vật bất ly thân, không bao giờ nằm ngoài tầm với của tổng thống Mỹ. Ảnh: BBC
Vào ngày nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, một trợ lý quân sự được giữ kín danh tính sẽ đi cùng Tổng thống Barack Obama tới dự buổi lễ chuyển giao quyền lực tại đồi Capitol (tòa nhà Quốc hội Mỹ) ở Washington D.C., theo BBC.
Trợ lý quân sự đó sẽ mang theo một túi da, bên trong có chứa chiếc vali “quả bóng hạt nhân”, cùng một thẻ cứng kỹ thuật số, kích thước 7,3 x 12 cm, có biệt danh là “biscuit” (bánh quy), chứa các mã số cho phép phát động một cuộc tấn công hạt nhân.
Vào thời điểm Tổng thống đắc cử Mỹ tuyên thệ nhậm chức, người trợ lý này sẽ mang chiếc túi da, lặng lẽ di chuyển đến bên cạnh ông.
Theo thông lệ, một cuộc họp kín sẽ được tổ chức sau đó để ông Trump được hướng dẫn cách thức sử dụng thẻ mật mã và vali. Thời điểm tổ chức cuộc họp đến nay vẫn được giữ bí mật vì những lý do về an ninh.
Tuy nhiên, theo Politico, nhiều cựu tống thống Mỹ trước đây đã được các quan chức quân sự đặc biệt hướng dẫn sử dụng vali hạt nhân chỉ vài giờ trước lễ tuyên thệ, trong một phòng kín thuộc nhà khách tổng thống ở số 1651-1653, đại lộ Pennsylvania, Washington, D.C., đối diện với tòa nhà Văn phòng điều hành của Nhà Trắng.
Như vậy, nhiều khả năng ông Trump sẽ được báo cáo về vali hạt nhân vào sáng sớm ngày 20/1. Sau khi tuyên thệ, ông sẽ là người duy nhất của nước Mỹ có quyền ra lệnh phát động một cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân có sức hủy diệt cực lớn.
Video đang HOT
Theo Washington Post, chiếc vali “quả bóng hạt nhân” không có “nút bấm” như nhiều người vẫn tưởng. Thay vào đó, nó chứa các thiết bị và tài liệu liên quan đến việc ra quyết định mà ông Trump sẽ dùng để xác thực mệnh lệnh khai hỏa vũ khí hạt nhân.
Những tài liệu hướng dẫn chứa trong “quả bóng” giống như một cuốn thực đơn. Thay vì chọn món ăn, tổng thống Mỹ sẽ lựa chọn các thành phố hay cơ sở quân sự của đối phương để tấn công.
Theo Bill Gulley, cựu giám đốc Văn phòng Quân sự Nhà Trắng, bên cạnh thẻ “bánh quy”, “quả bóng hạt nhân” còn chứa một cuốn sách dày 75 trang chứa các lựa chọn triển khai tấn công hạt nhân trả đũa in bằng mực đen và đỏ, một cuốn sách khác chứa danh sách các địa điểm tuyệt mật là nơi trú ẩn an toàn cho tổng thống cùng một tập văn bản gồm 10 trang hướng dẫn cách vận hành Hệ thống Phát sóng Khẩn cấp.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Tâm lý trái ngược của người Việt ở Mỹ trước khi Trump nhậm chức
Khi thời điểm nhậm chức của Donald Trump đang đến gần, một số người Việt bày tỏ lo lắng về các vấn đề xã hội và hình ảnh nước Mỹ, một số khác lại kỳ vọng lớn về một tân tổng thống cứng rắn.
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ nhậm chức vào ngày 20/1. Ảnh: NYT
"Tôi rất lo lắng cho tình hình kinh tế và xã hội của Mỹ khi ông Trump nắm chính quyền. Điều tôi lo sợ nhất là tình trạng bạo lực sẽ gia tăng ở các nhóm sắc tộc thiểu số của Mỹ, nhất là người theo đạo Hồi và người nhập cư vì sự kỳ thị của ông đối với họ", James Huynh, 23 tuổi, bang California, nói với VnExpress về Tổng thống Mỹ sắp nhậm chức.
Là một người đang học thạc sĩ chuyên ngành y tế công cộng, Huynh rất quan tâm đến việc ông Trump và Quốc hội Mỹ do phe Cộng hòa kiểm soát đang xúc tiến bãi bỏ Đạo luật chăm sóc sức khỏe (ACA) hay còn gọi là Obamacare. Khoảng 30 triệu người Mỹ đã có bảo hiểm y tế sẽ mất quyền tiếp cận dịch vụ này, điều cậu tin rằng là quyền cơ bản của công dân.
Huynh cho biết cậu lên án những điều mà Trump thể hiện như chủ nghĩa bài ngoại, phân biệt chủng tộc, kỳ thị phụ nữ. Huynh cũng biết có nhiều nhóm chuẩn bị tổ chức biểu tình phản đối trong suốt tuần ông Trump nhậm chức và lo ngại phong trào biểu tình sẽ mạnh hơn.
Cũng có mối lo lắng tương tự, Nguyễn Hoàng Thắng, 25 tuổi, đang sống ở bang Washington, cho hay có một số vấn đề anh và bạn bè coi nó như "cơn ác mộng", đó là sự thay đổi của Obamacare và cải cách thuế. Nếu ông Trump bãi bỏ di sản này của ông Obama, hàng nghìn người, trong số 30 triệu người Mỹ mất bảo hiểm y tế, đang mang bệnh và không thể mua lại bảo hiểm. Nếu tân tổng thống cải cách thuế theo hướng giảm cho tầng lớp giàu nhất nước Mỹ, cán cân giàu nghèo trong xã hội sẽ tiếp tục tăng.
"Cá nhân tôi không ủng hộ Trump, ông kỳ thị chủng tộc, người tật nguyền, kỳ thị giới tính, chưa từng công khai giấy tờ nộp thuế, điều chưa từng xảy ra với bất kỳ ứng viên nào từ sau Thế chiến II. Tổng thống Mỹ phải là người đại diện cho toàn nước Mỹ, không phải chỉ riêng cho 1% giới giàu nhất", Thắng nói.
Với việc ông Trump lên làm tổng thống thứ 45 của Mỹ gây ra nhiều tranh cãi, Thắng cho biết có thể mọi người sẽ không gọi Mỹ là hợp chủng quốc nữa mà sẽ coi là nước Mỹ chia rẽ (Divided States of America). Cậu hy vọng Mỹ sẽ không lặp lại cuộc đại suy thoái như năm 1930, khi Mỹ có tổng thống đến từ đảng Cộng Hoà, Thượng Viện và Hạ Viện đều do đảng Cộng Hoà cầm đa số ghế.
Hy vọng lớn
Trái ngược với mối lo lắng này, ông William Le, bang California, cho hay nhiều người Mỹ gốc Việt tin rằng Tổng thống đắc cử Trump sẽ giúp kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh vì ông là một doanh nhân thành công.
"Chúng tôi mong rằng ông Trump sẽ thực hiện những lời hứa khi tranh cử, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đưa nước Mỹ trở lại thành một nước siêu cường", ông Le nói.
Dẫn một số sự kiện khiến mình tin tưởng vào tổng thống sắp nhậm chức, ông Le cho hay ông Trump thể hiện là một tổng tư lệnh tương lai quyết liệt, bằng việc khiến giám đốc điều hành tập đoàn vũ khí Lockheed Martin hứa sẽ cắt giảm đáng kể giá thành của tiêm kích F-35. Vào đêm ông Trump đắc cử 8/11 năm ngoái, thị trường chứng khoán New York chao đảo và tuột dốc vài nghìn điểm, nhưng nó đã tăng trở lại vào ngày hôm sau, điều đó cho thấy giới đầu tư tin tưởng vào ông Trump.
Với việc chọn ông trùm dầu khí Rex Tillerson làm ngoại trưởng, điện đàm với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, ông Trump cũng có thể khiến Mỹ mạnh lên cả về quân sự và ngoại giao, không để nước khác lấn lướt.
"Tôi cho rằng dưới chính quyền của Trump, Mỹ sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp, ổn định xã hội, mọi quốc gia sẽ phải tôn trọng luật pháp quốc tế", ông Le nói.
Phan Võ Trung Hiếu, hiện sống ở bang Massachusetts, bày tỏ anh mong các chính sách nới lỏng quản lý các ngành trọng yếu, cắt giảm thuế doanh nghiệp và cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng của ông Trump sẽ góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế Mỹ, mở ra nhiều cơ hội cho Mỹ. Thị trường cổ phiếu của Mỹ gần đây cũng cho thấy sự kỳ vọng vào ông Trump, Hiếu cho hay.
Cũng thể hiện sự ủng hộ Trump, ông Nguyen Cong Chanh, bang California, cho biết ông tin rằng Tổng thống sắp nhậm chức Trump sẽ bắt tay vào thực hiện một số việc sau ngày 20/1. Đó là tăng cường hợp tác có giới hạn với Nga để đối phó với Trung Quốc, không để Bắc Kinh bành trướng chủ nghĩa bá quyền ở châu Á và Biển Đông. Ông Nguyen nêu rõ mình ủng hộ Trump vì ông có đủ bản lĩnh đối đầu với nhóm quyền lực bảo thủ của đảng Cộng hòa.
Nhắc đến quan hệ Việt - Mỹ khi ông Trump sắp trở thành tổng thống, ông Pham Quang Hung, ở Virginia, cho biết ông mong hợp tác hai nước sẽ chặt chẽ hơn, nhất là về kinh tế và giáo dục.
Miêu tả không khí trước lễ nhậm chức của ông Trump, ông William Le cho hay người Việt ở California những ngày này cũng xôn xao bàn tán ở mọi nơi, từ các quán ăn, cafe, các buổi tụ tập.
Cũng là người ủng hộ ông Trump nhưng Hà Nguyễn, bang Texas, dự báo tổng thống mới của Mỹ sẽ gặp nhiều sóng gió và chỉ trích, tuy nhiên Hà cho rằng "việc đó là điều bình thường".
Lịch trình lễ nhậm chức của Donald Trump (click vào hình để xem chi tiết). Đồ họa: Tiến Thành
Việt Anh - Anh Ngọc - Trọng Giáp
Theo VNE
Trump kêu gọi người ủng hộ tham gia lễ nhậm chức trên mạng xã hội Tổng thống đắc cử Donald Trump đăng tải video lên mạng xã hội và kêu gọi mọi người tham gia vào các hoạt động trong lễ nhậm chức vì đây là "thời khắc của chúng ta trong lịch sử Mỹ". Ông Donald Trump sẽ nhậm chức tổng thống Mỹ vào ngày 20/1 tới. Ảnh: Instagram Video được đăng tải trên cả Facebook và...