Quỹ tranh cử của Obama nhận tiền quyên góp từ… bin Laden
Quỹ bầu cử của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hai lần nhận được các khoản đóng góp nhân danh trùm khủng bố đã chết Osama bin Laden.
Trùm khủng bố đã chết Osama bin Laden.
Mạng tin tức WorldNetDaily của Mỹ thông báo về việc này hôm 30.10. Một nhà báo người Jerusalem làm việc cho website đã tiến hành thử nghiệm và nói rằng ông đóng góp thành công hai lần cho chiến dịch tái tranh cử của ông Obama bằng cái tên Osama bin Laden.
Nhà báo Aaron Klein cho hay ông sử dụng máy tính với địa chỉ IP, thẻ tín dụng và một địa chỉ không tồn tại ở Pakistan. Trong mục nghề nghiệp, nhà báo viết “lãnh tụ khủng bố đã hy sinh”, còn trong mục người sử dụng lao động ông ghi là nhóm khủng bố al Qaeda.
Kết quả là Klein ủng hộ thành công 15 USD và 5 USD trong hai lần quyên góp. Quỹ tranh cử của Tổng thống Obama chấp nhận cả hai lần quyên góp này với lá thư chứng nhận được gửi tới tài khoản Gmail được thiết lập dưới tên trùm khủng bố. “Cảm ơn rất nhiều về khoản đóng góp 5 USD – một trong số email viết – Xin vui lòng bớt 10% trong lần mua hàng trực tuyến sắp tới của bạn hoặc 10 USD”.
“Bạn là một trong những người ủng hộ nhiệt thành nhất cho chiến dịch tranh cử. Xin vui lòng quyên góp 19 USD hoặc những gì bạn có thể trong ngày hôm nay” – một email khác do bà Michelle Obama ký viết.
Thử nghiệm này đã được tiến hành sau khi trên các phương tiện truyền thông xuất hiện thông báo rằng công dân nước ngoài có thể đóng góp cho quỹ Obama. Pháp luật Mỹ không cho phép các ứng cử viên tổng thống được nhận tài trợ từ nước ngoài.
Video đang HOT
WorldNetDaily không cố gắng thực hiện đóng góp tương tự cho quỹ tranh cử của ông Mitt Romney, song lưu ý rằng một bài báo gần đây trên tờ New York Post cho hay một công dân Anh cũng đã quyên góp cho ông Obama.
“Khi tôi quyên góp cho Romney, khoản tiền đóng góp bị từ chối vì địa chỉ trên thẻ không khớp với địa chỉ tôi nhập. Trang web ủng hộ cho Romney không nhận code từ mặt sau của thẻ, trong khi website của Obama chấp nhận” – một người thử nghiệm khác cho tờ New York Post biết như vậy.
Theo laodong
Obama hay Romney tốt cho châu Á hơn?
Cuộc tranh luận cuối cùng giữa hai ứng viên Tổng thống Mỹ Barack Obama và Mitt Romney đã làm sáng tỏ quan điểm trong chính sách đối ngoại của người có khả năng trở thành lãnh đạo Mỹ. Ba vấn đề của châu Á được quan tâm hơn cả là Iran, Trung Quốc và Afghanistan-Pakistan.
Cuộc tranh luận này cũng bộc lộ sự mơ hồ trong các chính sách của hai ứng viên. Do đó, Obama hay Romney tốt hơn cho châu Á - đó là nhận định riêng của mỗi người sau khi nhìn lại những gì họ đã nói và làm.
Tổng thống Barack Obama và ứng viên Cộng hòa Mitt Romney
Iran
Tổng thống Obama tuyên bố rằng: "chừng nào tôi còn làm Tổng thống Mỹ, Iran sẽ không thể có vũ khí hạt nhân". Tehran phải lựa chọn giữa một sự hòa giải bằng ngoại giao để &'chấm dứt chương trình hạt nhân hoặc họ sẽ phải đối mặt với một thế giới thống nhất và một Tổng thống Mỹ - người đã nói rằng chúng ta sẽ không loại trừ bất kỳ khả năng nào'.
Chính quyền của Tổng thống Obama hết sức nỗ lực để đưa Iran cùng vào bàn đàm phán để giải quyết các bất đồng một bằng biện pháp ngoại giao, liên quan tới chương trình hạt nhân, các vấn đề an ninh khu vực và các tranh cãi khác. Tuy nhiên, các kết quả đàm phán này chưa đưa ra một dấu hiệu cụ thể nào khả quan hoặc một chiều hướng nào cụ thể. Nhưng phương châm của ông Obama là &'vẫn còn chỗ cho ngoại giao'.
Song song với đó, Washington tìm mọi cách để đánh vào &'túi tiền' của Tehran với hàng loạt lệnh trừng phạt, đồng thời vận động thêm các quốc gia phương Tây cô lập Iran. Đây là cách gây sức ép buộc Iran phải xem xét lại chương trình hạt nhân chứ chưa cần nói chuyện bằng súng ống. Trong một chừng mực nhất định thì các trừng phạt này có phát huy tác dụng.
Trong khi đó, ông Romney lại tìm cách phủ nhận khi ông Obama nói rằng "trong suốt chiến dịch tranh cử, ông ấy nói cứ như thể chúng ta nên có một hành động quân sự hấp tấp". Ngài Thống đốc biện hộ rằng: &'sứ mệnh của chúng ta là can ngăn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân thông qua các phương tiện ngoại giao và hòa bình". Ông nói rằng &'Mỹ không thể chấp nhận việc Iran có tiềm lực hạt nhân' nhưng liên tục nhấn mạnh rằng chỉ còn 4 năm nữa là Tehran có vũ khí hạt nhân. Romney nói rằng &'hành động quân sự là phương sách cuối cùng. Đây là điều chỉ có thể cân nhắc nếu như đã - đang cố gắng hết sức ở tất cả mọi ngả'.
Afghanistan và Pakistan
Trong phần nội dung về Afghanistan và Pakistan, cả hai ứng viên đều tuyên bố rằng họ sẽ rút mọi lực lượng của Mỹ khỏi Afghanistan vào năm 2014, khác hẳn với tuyên bố rút quân có điều kiện mà họ và NATO trước đó còn ủng hộ cũng như mục đích của Lầu Năm Góc hiện nay là giữ khoảng 10.000 lính tại Afghanistan sau năm 2014 để huấn luyện và tham gia các nhiệm vụ chống khủng bố đặc biệt.
Mặc dù có nhiều tiến bộ rõ rệt tại Afghanistan nhưng vẫn còn quá sớm để nói rằng chiến lược chuyển đổi tại Afghanistan là một thành công, đặc biệt là sau những vụ việc như đốt kinh Cô-ran, vụ thảm sát các dân thường Afghanistan, và các vụ bê bối khác. Những sự vụ đó đã góp phần khiến cho các binh sĩ Afghanistan chĩa súng vào Mỹ và các lực lượng khác của NATO. Taliban vẫn có thể tái thiết lại sự hiện diện trong khu vực, trong khi các thể thế của Afghanistan lại không có khả năng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội hoặc cải thiện quan hệ ngoại giao với Pakistan.
Chính quyền Mỹ cần phát triển và thực thi một chiến lược đối với Pakistan. Mặc dù chính quyền Obama đã đặt ra một mục tiêu chi tiết cần đạt được ở Afghanistan nhưng với Pakistan thì chưa cho dù quốc gia này có tầm quan trọng lớn hơn về khía cạnh dân cư, địa lý và tiềm lực quân sự.
Trung Quốc và Thái Bình Dương
Nội dung thứ ba quan trọng đó là sự vươn lên của Trung Quốc và các thách thức trong tương lai đối với Mỹ. Hai ứng viên đều cố gắng thể hiện các chính sách đối nội của họ nhằm củng cố nền kinh tế Mỹ và giúp Mỹ có sức cạnh tranh tốt hơn so với Trung Quốc.
Obama cho rằng "Trung Quốc vừa là đối thủ, vừa là một đối tác tiềm năng trong cộng đồng quốc tế nếu như họ tuân thủ các luật lệ như mọi người khác". Chính quyền Obama cũng đã kiện Trung Quốc tại Tổ chức Thương mại Thế giới và sử dụng các biện pháp khác để tạo ra "một sân chơi cho hoạt động thương mại". Kết quả là, xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc tăng gấp 4 lần trong bốn năm qua, và đồng tiền của Trung Quốc cũng được tăng giá trị đáng kể.
Romney cũng đồng tình rằng Trung Quốc và Mỹ có chung quyền lợi trong việc tránh chiến tranh và chủ nghĩa bảo hộ. Romney cũng nghĩ rằng &'có thể là đối tác với Trung Quốc' và &'không nhất thiết phải là &'đối thủ'. Nhưng ông nói rằng "Trung Quốc không chơi chung luật" và rằng "Họ [Trung Quốc] ăn cắp sở hữu trí tuệ, bằng sáng chế, thiết kế, công nghệ và tin tặc máy tính của chúng ta, làm nhái các hàng hóa của chúng ta".
Ứng viên Cộng hòa cũng nhắc lại rằng Trung Quốc găm đồng Nhân dân tệ có giá trị thấp hơn thực tế, khiến cho mọi người mua hàng Trung Quốc chứ không chọn hàng của Mỹ. Ông khẳng định lại là nếu đắc cử thì ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức, ông sẽ gọi Trung Quốc là &'kẻ thao túng tiền tệ'.
Tuy vậy, hai ứng viên không thật sự đề cập tới chiến lược rộng lớn hơn xét trên bình diện châu Á - Thái Bình Dương. Obama đã bảo vệ chiến lược &'chuyển trọng tâm sang châu Á - Thái Bình Dương' sau khi đề cập tới vấn đề an ninh liên quan tới Trung Quốc. Ông nói rằng chính sách này "đang gửi đi một tín hiệu rất rõ ràng rằng Mỹ chính là cường quốc Thái Bình Dương, rằng chúng ta sẽ hiện diện tại đây".
Điều thú vị là Tổng thống sử dụng cụm từ &'chuyển trọng tâm' thay vì sử dụng cụm từ mới dùng là &'tái cân bằng'. Những người chỉ trích nói rằng cụm từ &'chuyển trọng tâm' có thể bao hàm cả hai ý rằng trước kia, Mỹ không thật sự chú ý nhiều tới châu Á và nay đang rút khỏi một số khu vực khác để chuyển về đây, trong khi cả hai điều này đều không đúng.
Chính quyền Obama đã được lợi từ việc Trung Quốc bành trướng trong năm 2009 và 2010 khiến nhiều lãnh đạo châu Á giật mình sau một thời gian Bắc Kinh ru ngủ họ với các chính sách không đối đầu. Các khiêu khích của Trung Quốc khiến cho nhiều quốc gia châu Á quan ngại và cần Mỹ can dự nhiều hơn vào trong khu vực. Các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đã kiềm chế lại cách tiếp cận của họ, điều này về lâu dài sẽ làm giảm dần nhu cầu đối với một sự hiện diện về mặt an ninh hữu hình của Mỹ tại châu Á.
Hơn nữa, căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ về vấn đề Đài Loan, các đợt tuần tra của Mỹ gần với Trung Quốc và tăng cường quân sự giữa đôi bên đang được giảm dần, chứ chưa được giải quyết hoàn toàn. Trong năm nay, Bắc Kinh có sự kiềm chế hơn do các mối bận tâm về chính trị đối nội. Nhưng xét về lâu dài thì các nguồn gây ra căng thẳng cho quan hệ Mỹ - Trung về mặt kinh tế, ý thức hệ và quân sự vẫn còn và có thể dễ dàng thể hiện rõ thêm trong các cuộc đối đầu về vấn đề Iran, Triều Tiên, biển Đông và Đài Loan.
Theo Dantri
Nước Mỹ "nín thở" chờ bão Sandy Hàng trăm ngàn người đã phải sơ tán vào sâu trong đất liền, hệ thống xe điện ngầm, sở cảnh sát, trường học đóng cửa và các ứng viên tổng thống buộc phải cắt ngắn lịch trình tranh cử - toàn Bờ Đông nước Mỹ, vốn là một trong những khu vực đông dân cư nhất xứ cờ Hoa, đang "run rẩy" chờ...