Quy trách nhiệm cụ thể cho cán bộ giải trình không đúng
Nhiều chuyên gia đề nghị cán bộ công khai, minh bạch, giải trình với dân… thì dân mới biết, bàn, kiểm tra.
Sáng 9-7, Viện Khoa học môi trường và xã hội đã phối hợp với ĐH quốc tế Sài Gòn tổ chức hội thảo “Công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”.
Tại đây, bà Lê Thị Thu Ba, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, cho biết dự thảo văn kiện Đại hội 13 của Đảng có xác định tiếp tục xây dựng nền quản trị hành chính quốc gia hiện đại, hiệu lực, hiệu quả. Mà muốn có nền hành chính này thì phải đảm bảo tính công khai, minh bạch. “Đảng đã nói dân chủ cơ sở là dân biết, dân bàn, dân làm. Vì vậy, có công khai, minh bạch thì dân mới biết, mới làm…” – bà Thu Ba khẳng định.
Theo bà Thu Ba, phải xác định rõ cách thức, hình thức công khai, minh bạch và giải trình, tránh mỗi người hiểu một cách. “Lĩnh vực nào cũng cần công khai, minh bạch. Lĩnh vực nào có sử dụng ngân sách, tài nguyên… của nhân dân, thực hiện một số quyền hành mà người dân trao thì phải có trách nhiệm công khai với dân” – bà Thu Ba nhấn mạnh.
Bà Lê Thị Thu Ba, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội. Ảnh: LÊ THOA
Bà Thu Ba dẫn chứng trong lĩnh vực nhà đất, có tình trạng cán bộ nhận hồ sơ xong, canh gần tới ngày trả hồ sơ mới báo cho dân biết thiếu cái này, cái kia khiến người dân bức xúc.
Video đang HOT
“Nhũng nhiễu cũng từ việc không công khai, minh bạch mà ra, đã gây hệ lụy lớn. Trong đó vừa thiệt hại đến quyền lợi của nhân dân, vừa thiệt hại quyền lợi của Nhà nước… Từ đó người dân cũng thấy rất mệt mỏi, vì làm cái gì cũng tốn tiền…” – bà nói thêm.
PGS-TS Nguyễn Tất Viễn, nguyên Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Chủ nhiệm Bộ môn luật, Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, cho biết: Trong công tác cán bộ, do chưa hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nên có tình trạng người đứng đầu lợi dụng quy chế, quy trình, lợi dụng tập thể để bố trí cán bộ, phục vụ lợi ích cá nhân. Chẳng hạn vụ việc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hải Dương từng có 43 lãnh đạo mà chỉ có hai chuyên viên.
Theo PGS-TS Viễn, ít người đứng đầu có động thái xin từ chức. Trong khi đó có cán bộ thấy sắp bị kỷ luật thì mới xin nghỉ việc. Thậm chí có trường hợp đã bị cách chức nhưng vẫn cố gắng bám lấy vị trí nào đó. Có cả hình thức xử lý không ra kỷ luật, cũng không có quy định trong pháp luật, đó là “rút kinh nghiệm nghiêm túc” mà rất nhiều cơ quan áp dụng.
PGS-TS Nguyễn Tất Viễn đề nghị nên xác định cụ thể phạm vi trách nhiệm của người đứng đầu và kiểm soát chặt quyền lực.
PGS-TS Nguyễn Văn Trình, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, đề nghị việc công khai, minh bạch, giải trình phải gắn với chính quyền địa phương, xuống tận quận/huyện, phường/xã. Bởi có những vấn đề theo quy định công khai, minh bạch nhưng chính quyền địa phương lại thực hiện một cách… bí mật.
Về việc giải trình, PGS-TS Nguyễn Văn Trình cho rằng giải trình xong rồi thì phải gắn trách nhiệm, xử lý ra sao, chứ hứa rồi kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc là xong thì không được. Đồng tình, TS Chu Hải Thanh, Chủ nhiệm khoa luật, ĐH Nguyễn Tất Thành, nêu ý kiến phải quy trách nhiệm cho người giải trình. “Có ông nào bị mất chức sau khi giải trình xong đâu. Nếu anh giải trình không đúng, số liệu sai, cố tình che giấu, đưa thông tin giả, trốn tránh trách nhiệm thì có thể quy trách nhiệm hình sự” – TS Thanh đề nghị.
Thánh lễ giữa đại dịch Covid-19: Giáo dân không tròn bổn phận công dân
Họ đã nhân danh Chúa để làm những hành động sai trái, coi thường kỷ cương, phép nước, đi ngược đường hướng sống "tốt đời, đẹp đạo".
Trong khi ảng, Nhà nước, chính quyền các cấp cùng nhân dân cả nước đang nghiêm túc thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, cách ly xã hội, không tập trung đông người để phòng, chống dịch, thì trong hai ngày 4 và 5/4 vừa qua, 8 giáo xứ thuộc Giáo phận Hà Tĩnh ở các huyện ức Thọ, Can Lộc, Hương Khê, Thạch Hà đã tập trung hàng trăm giáo dân tham dự Thánh lễ tại nhà thờ. Hành động này đi ngược lại lợi ích chung của cộng đồng xã hội và Giáo hội; thể hiện thái độ coi thường pháp luật và chỉ dẫn của Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Thánh lễ online của một gia đình công giáo ở Hà Nội. Ảnh: Phạm Huy Thông
Chiều thứ 3 tuần Thánh, cũng như mọi ngày, ông Nguyễn Văn Trường, giáo xứ Sơn Miêng, Tổng giáo phận Hà Nội tham dự thánh lễ được cử hành tại Tòa Tổng giám mục và truyền trực tuyến trên trang web và Youtube của Tổng giáo giáo phận.
Hình thức thánh lễ trực tuyến, dù không thỏa lòng, nhưng theo ông Trường, người giáo dân trước hết là một công dân của đất nước, việc cầu nguyện tại nhà, dự thánh lễ online không chỉ vì sự an toàn bản thân, mà còn là hành vi thể hiện tinh thần trách nhiệm với cộng đồng dân tộc:
"Chắc chắn sẽ thiệt thòi không bằng trực tiếp. Trực tiếp tham gia Thánh lễ sẽ nhận được bí tích Thánh thể là bí tích nuôi sống linh hồn người tín hữu. Nhưng mà vì dịch bệnh nên mỗi người tín hữu cũng là người dân của đất nước phải chung tay dập dịch"- ông Trường chia sẻ.
Vì sức khỏe của cộng đồng, ý thức trách nhiệm với xã hội, với đất nước, trong thời điểm cả nước đang đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh, nhiều giáo phận đã ngưng Thánh lễ và các hoạt động có giáo dân tham dự, tổ chức Thánh lễ trực tuyến cho giáo dân, lễ riêng tư cho chức sắc. Nhiều giáo xứ, dòng tu còn đóng góp về nhân lực, vật lực, chung tay cùng các cấp chính quyền triển khai hoạt động phòng, chống dịch và góp phần vào công tác an sinh xã hội.
Hàng trăm giáo dân đến tham gia hành lễ tại nhà thờ giáo xứ Nghĩa Yên (Hà Tĩnh) tối 4/4... (Ảnh: báo Hà Tĩnh)
Nhưng, một số giáo xứ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đi ngược với tinh thần chung đó. Linh mục ở các giáo xứ này đã rung chuông tổ chức lễ với rất đông người tham gia trong hai ngày thứ Bảy và Chủ Nhật vừa qua. Hành động này đi ngược với Thư chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 1980 là "sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc đồng bào". Họ đã nhân danh Chúa để làm những hành động sai trái, coi thường kỷ cương, phép nước, đi ngược đường hướng sống "tốt đời, đẹp đạo" của đồng bào Công giáo.
Linh mục Trần Đức Hoàn, Quản xứ Liêu Ngạn, Tổng giáo phận Bùi Chu - Nam Định cho rằng, vụ việc giáo dân ở Hà Tĩnh tụ tập cầu nguyện là hiện tượng cá biệt, nhưng ảnh hưởng lớn đến cộng đồng giáo hội; họ đã không tuân thủ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và chỉ dẫn của Hội đồng Giám mục Việt Nam.
"Hội đồng Giám mục đã cho phép, các ngài cho phép làm riêng, trực tuyến. Như Sài Gòn, Hà Nội người ta cắt hết, có ai bảo sao đâu. Ở đây ngày cũng phát 2 lần trực tuyến. Có chung rồi, nghĩ về tập thể là chính thôi. Hơn nữa, bề trên đã chỉ đạo mình cứ làm. Nhưng có một vài cá nhân, linh mục làm ảnh hưởng đến chuyện đó"- Linh mục Trần Đức Hoàn cho biết.
Xét ở khía cạnh pháp lý, những việc làm này đang đi ngược với chủ trương chung của Đảng và Nhà nước về giãn cách xã hội. Đại biểu Phạm Tất Thắng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội khẳng định, đó là hành vi vi phạm pháp luật.
Ông Thắng nhấn mạnh: "Rõ ràng, Chỉ thị 16 của Thủ tướng trong giai đoạn này là chỉ đạo thống nhất của Nhà nước liên quan đến việc phòng, chống dịch nó, có tính pháp lý chung, bắt buộc chung cộng đồng phải thực hiện. Vì vậy, khi mà không thực hiện Chỉ thị này đã là những hành vi vi phạm pháp luật rồi. Còn nếu hành vi đó gây ra những hậu quả lớn hơn thì sẽ xử lý theo quy định của pháp luật".
Bộ luật Hình sự, Luật xử lý vi phạm hành chính đã thể hiện rõ quan điểm của Nhà nước ta và quy định cụ thể chế tài về những hành vi sai trái này. Mới đây, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao có hướng dẫn áp dụng pháp luật và tổ chức xét xử đối với một số hành vi vi phạm pháp luật phổ biến có đủ yếu tố cấu thành tội phạm trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Theo đại biểu Nguyễn Văn Pha, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, nếu việc tụ tập đông người dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng thì không chỉ xử phạt hành chính mà sẽ phải xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.
"Tôi nghĩ rằng, việc quy định của chúng ta gần đây thì các địa phương cũng đưa ra nhiều quy định. Tất nhiên, những quy định đó đều dẫn đến những cái quy định pháp lý, kể cả Luật xử lý hành chính, Bộ luật Hình sự đều có cả, cho nên nếu ai cố tình không tuân thủ để dẫn đến hậu quả, nghĩa là tạo sự lây lan dịch bệnh, thì xử lý theo quy định của pháp luật"- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nhấn mạnh.
Trước sự việc này, chiều 6/4, Ban Tôn giáo Chính phủ đã yêu cầu Tòa Giám mục Hà Tĩnh chỉ đạo tất cả các giáo xứ phải chấp hành Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, đồng thời tổ chức lực lượng kiểm tra, xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức tôn giáo vi phạm và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng; đồng thời có văn bản gửi Hội đồng Giám mục Việt Nam, nêu rõ các hành vi vi phạm pháp luật, coi thường giáo quyền và yêu cầu xử lý nghiêm về mặt Giáo luật, không để tái phạm tại các giáo phận khác./.
Thu Thao-Thu Huyên
Trường ĐH giảm học phí, giảm lương giáo viên Do dịch bệnh Covid-19, học sinh - sinh viên (SV) nghỉ học kéo dài không những ảnh hưởng đến kế hoạch chương trình đào tạo mà còn khiến các trường rơi vào khó khăn về tài chính Ảnh minh họa Dù vậy, nhiều trường đã đưa ra những chính sách hỗ trợ SV, hỗ trợ người lao động để vượt qua thời điểm...