Quy tội hiếp dâm vì điện thoại chứa phim sex: ‘Kêu oan cho đến chết’
“Nếu con tôi có tội, tôi sẽ khuyên con nhận tội; nếu con tôi vô tội thì tôi sẽ kêu oan cho đến khi tôi không còn trên đời nữa”, mẹ của bị cáo Huỳnh Thanh Lợi quả quyết.
Bà Lình cầm quyết định trả tự do cho con – Ảnh: Ngọc Lê
Phiên tòa hôm ấy có sự xuất hiện của một người phụ nữ đã ngoài 60, nước da ngăm ngăm, dáng người gầy đét. Bà đứng ngồi không yên và ôm mặt khóc trước cửa phòng xử. Hỏi ra mới biết, bà là Nguyễn Thị Lình (61 tuổi, ngụ huyện Nhà Bè, TP.HCM), mẹ của bị cáo Huỳnh Thanh Lợi (25 tuổi), bị buộc tội hiếp dâm và dâm ô với trẻ em.
Vừa thấy công an dẫn bị cáo vào phòng xử, người mẹ già cầm xấp giấy tờ lật đật chạy theo và gọi với: “con ơi, con ơi…”. Người thanh niên tay đang bị còng ngoái về hướng người mẹ nghèo khổ rồi rớt nước mắt.
Đuổi theo không kịp, bà tấp vào chỗ chúng tôi đang đứng gần đó, vừa khóc vừa nói: “Con cô bị oan, hơn một năm nay người ta không cho con cô về, nhìn nó ốm đi từng ngày cô đứt ruột đứt gan”.
Phiên tòa hôm ấy xử kín và kéo dài gần 4 tiếng đồng hồ, trong phòng xử, bà Lình cầm chiếc khăn mùi xoa ôm mặt khóc nấc từng hồi. Đứng phía ngoài phòng xử, chúng tôi thoáng nghe vài câu nói của bà lặp lại mỗi khi được chủ tọa phiên xét xử hỏi đến: “Con tôi bị oan, con tôi làm sao hiếp cháu nội tôi được, cháu nội tôi cũng là cháu ruột thằng Lợi mà”.
Bà Lình tâm sự về cuộc đời đầy cay đắng của mình. Bà Lình ở Đồng Tháp, có 5 người con, một người bị bệnh tâm thần từ nhỏ, còn H.T.B. và Huỳnh Thanh Lợi làm nghề phụ hồ, hiện đang sống chung với bà. Mười năm về trước, vì cái nghèo cứ đeo bám nên cả gia đình quyết định lên Sài Gòn kiếm miếng cơm manh áo qua ngày. Tuy nhiên, mới lên Sài Gòn được một năm thì chồng bà Lình mất vì lâm bệnh nặng.
Bà Lình ngồi trước cửa chờ con – Ảnh: Ngọc Lê
“Mỗi ngày tui đi hàng chục cây số để bán vé số, nhờ có Lợi đi làm phụ hồ mới có tiền lo thuốc men cho anh trai bị tâm thần và trang trải cuộc sống”, bà Lình kể. Rồi một ngày cuối tháng 1.2014, Lợi nói với mẹ mình sắp bị tam giam vì hành vi hiếp dâm và dâm ô với trẻ em, mà bị hại chính là cháu nội của bà Lình, cháu ruột của Lợi. Nghe tin, bà Lình ngất xỉu.
Video đang HOT
“Lúc đầu tôi cũng trách thằng Lợi sao hiếp cháu mình, nhưng nó nói bị oan. Sau khi có kết luận giám định cháu tôi không rách màng trinh, cũng không thấy có tinh trùng tôi mới hiểu rõ ngọn ngành là con tôi bị oan”, vừa nói, bà Lình vừa lấy quyết định trả tự do của Lợi được ép plastic cẩn thận.
Quyết định nêu rõ, sau khi tiến hành điều tra, cơ quan CSĐT quyết định trả tự do cho Huỳnh Thanh Lợi vì xét thấy không đủ căn cứ để khởi tố bị can với Lợi về tội “hiếp dâm trẻ em” và “dâm ô với trẻ em”. Nhưng sau đó công an lại gọi Lộc lên ghi lời khai và tạm giam Lộc hơn một năm nay.
Bà Lình kể mỗi lần vào thăm con trai trong trại giam, “thấy người ta gửi con thứ này thứ kia, còn tôi nghèo nên vài tháng mua cho con được ổ bánh mì. Mỗi lần hai mẹ con gặp nhau chỉ biết nhìn nhau mà khóc”.
Bà Lình tin rằng con mình bị oan nên hơn một năm nay, bà liên tục gửi đơn kêu oan. Bà quả quyết: “Nếu con tôi có tội, tôi sẽ khuyên con nhận tội; nếu con tôi vô tội thì tôi sẽ kêu oan cho đến khi tôi không còn trên đời nữa”.
Bà Lình nghẹn ngào ra về – Ảnh: Ngọc Lê
Sau khi vị chủ tọa tuyên hoãn phiên tòa, trả hồ sơ để làm rõ một số tình tiết, bà Lình không hiểu nên liên tục hỏi mọi người: “Con tôi có được về không?”. Vị luật sư trấn an: “Có tội thì sẽ đền tội, nếu con bà bị bắt oan thì chắc chắn sẽ được trả tự do”. Một lần nữa bà Lình quỵ xuống và ôm mặt khóc. Những giọt nước mắt ấy không biết đến khi nào ngưng vì vụ án gần 2 năm chưa có hồi kết.
Ngọc Lê
Theo Thanhnien
Nghi án xử nhầm hung thủ giết người
Cha nạn nhân kêu oan cho bị cáo, bảo hung thủ giết người là kẻ khác. Tòa trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Bị cáo Dương Chí Tâm từng bị tuyên phạt 12 năm tù về tội giết người. Bản án sau đó bị hủy để điều tra, xét xử lại. Sau nhiều lần điều tra, truy tố, đưa vụ án ra xét xử thì tại phiên xử sơ thẩm lần 2 ngày 15.9, TAND TP.HCM phải trả hồ sơ vì xuất hiện một người mới bị cha nạn nhân tố là hung thủ...
Mâu thuẫn với nhà vợ
Theo hồ sơ, anh Trần Văn Phát và một phụ nữ chung sống như vợ chồng, ở nhờ nhà của chị này tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh. Cả hai thường xuyên gây gổ, mâu thuẫn, đánh nhau nên 18.4.2010 bị mẹ vợ anh Phát yêu cầu dọn đi nơi khác. Cùng lúc này, hai vợ chồng anh Phát lại phát sinh mâu thuẫn mới khiến Phạm Nguyễn Yên Vũ (người nhà vợ anh Phát) nổi giận, cầm móc sắt tìm anh Phát tính sổ.
Dương Chí Tâm (cháu họ của vợ anh Phát) biết chuyện, bèn giấu một con dao trong túi quần đi theo. Khi thấy Vũ bị anh Phát dùng cây sắt đánh vào đầu gây thương tích, Tâm xông vào đâm anh Phát. Anh Phát bỏ chạy đến đầu hẻm thì gục xuống, hai ngày sau tử vong tại bệnh viện.
Trong các phiên tòa được mở rồi được trả hồ sơ để điều tra lại, Tâm kêu oan, không thừa nhận đã dùng dao đâm anh Phát.
Xử sơ thẩm lần 1, sau nhiều lần trả hồ sơ, TAND TP.HCM đã tuyên phạt Tâm 12 năm tù. Tâm kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt nhưng tại phiên phúc thẩm, Tâm tiếp tục kêu oan.
Bị cáo Dương Chí Tâm tại phiên xử ngày 15.9. Ảnh: H.Y
Cha nạn nhân kêu oan cho bị cáo
Đáng chú ý, tại phiên phúc thẩm do Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM xét xử vừa qua, bên cạnh việc Tâm kêu oan, cha nạn nhân cũng cho rằng hung thủ trong vụ án không phải là Tâm. Ông xin tòa hủy án để điều tra, xét xử lại.
Phần Tâm thì thừa nhận tìm đến nơi đánh nhau giữa Vũ và anh Phát. Khi thấy anh Phát đánh Vũ té ngã, bị cáo đã nhảy vào xô Phát chứ không đâm nạn nhân. Còn luật sư của Tâm cho rằng nạn nhân vốn mang nhiều bệnh nên có thể tử vong do một nguyên nhân khác.
Có 10 nhân chứng được triệu tập. Trong đó, Vũ khai: "Trong lúc đánh nhau với Phát, tôi bị Phát đánh trúng vào đầu té ngã. Tôi đã kêu Tâm cứu. Sau đó, Tâm xông vào thì Phát lùi lại nhưng việc Tâm có đâm Phát hay không thì tôi không nhìn thấy". Các nhân chứng còn lại cũng xác định không thấy Tâm mang dao về nhà.
HĐXX nhận thấy vụ án đã phát sinh nhiều tình tiết mới thể hiện bị cáo Tâm không thực hiện hành vi phạm tội như cáo trạng và bản án sơ thẩm đã quy kết. Để tránh oan, HĐXX hủy án để điều tra, xét xử lại.
Cầm dao đi rồi lại quay về?
Trong phiên xử sơ thẩm ngày 15.9, HĐXX hỏi: "Theo bị cáo, anh Phát chết do đâu?". Tâm không trả lời được và phân trần do bị giam lâu ngày nên trí nhớ giảm sút, mất tinh thần.
Công tố viên cáo buộc những lời khai đầu tiên của bị cáo Tâm phù hợp với tính chất vết thương trên người nạn nhân và hiện trường vụ án.
Tại tòa, cha nạn nhân tiếp tục bảo bị cáo đứng trước vành móng ngựa không phải là thủ phạm mà là một người khác. Bởi sau khi sự việc xảy ra, ông nghe chủ quán cà phê (tên Thảo) ở đầu hẻm - nơi xảy ra vụ việc kể lại trước khi ngã xuống, không dưới 10 lần con ông kêu: "Cao ơi, sao mày đâm tao?". Người dân phòng đưa con ông đi cấp cứu cũng thuật lại nội dung tương tự. Do vậy, ông cho rằng người tên Cao mới chính là hung thủ. Tuy nhiên, hai nhân chứng theo lời kể của ông chưa lần nào được triệu tập trong quá trình điều tra cũng như xét xử.
Theo bị cáo Tâm, Cao là tên thường gọi của Mai Hoàng Tâm (một người em của vợ anh Phát). Và ngay tại phiên xử, tòa mời Mai Hoàng Tâm thẩm vấn làm rõ. Người này khai trong lúc xảy ra sự việc, mình cùng anh trai cầm mã tấu đi tìm anh Phát nhưng được nhiều người can ngăn nên bỏ về.
Điều tra lại để làm rõ hung thủ
Sau khi hội ý, HĐXX nhận thấy có nhiều tình tiết, chứng cứ quan trọng của vụ án không thể bổ sung tại phiên tòa nên tòa quyết định trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung.
Tòa nêu rõ thứ nhất, tại phiên tòa theo diễn biến, bị cáo thay đổi lời khai, cha nạn nhân kêu oan cho bị cáo... Hồ sơ phản ánh chứng cứ kết tội chưa vững chắc, cần làm rõ người tên Cao (Mai Hoàng Tâm). Thứ hai, cây mã tấu của Mai Hoàng Tâm có thể gây ra vết thương cho nạn nhân không. Kết luận giám định chỉ xác định ba hung khí đều có thể gây vết thương thấu bụng, thủng gan trong khi vật chứng thu được gồm bốn con dao, một cây ba trắc, một cây mã tấu. Hung khí nào gây ra cái chết cho nạn nhân?
Luật sư bảo điều tra phiến diện Tại phiên tòa sơ thẩm lần 2, luật sư của bị cáo đặt vấn đề ai đâm, dao của ai, người cất dao, tang vật bị mất... Cụ thể "trước khi ngã xuống, nạn nhân có di chuyển một đoạn đường. Từ nơi xảy ra vụ việc đến chỗ bị hại gục ngã cách nhau khoảng 100 m và có nhiều khúc quanh co. Vậy liệu trong quãng đường đó có ai đâm anh Phát hay không?". Cũng theo luật sư, bị cáo là người đầu tiên được lấy lời khai và khẳng định không chuẩn bị dao. Nhưng chỉ sau đó một ngày, bị cáo thay đổi lời khai. Như vậy, lời khai đầu và sau có khác nhau nhưng cơ quan điều tra lại dựa trên các lời khai chung chung, không có cơ sở để kết tội. Như vậy là phiến diện.
Theo_Dân việt
Bố nạn nhân kêu oan cho bị cáo Ngày 15.9, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm lần 2 đã hoãn phiên tòa, trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án "giết người" đối với bị cáo Dương Chí Tâm (24 tuổi, ngụ Q.8) vì xuất hiện tình tiết mới. Ảnh minh họa Theo cáo trạng, từ tháng 4.2009, anh Trần Văn Phát và chị Mai Thị Cẩm Lệ chung sống...