Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo quy mô suy thoái của Ukraine
Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế ( IMF), giá tiêu dùng ở Ukraine có thể tăng trên 20% trong năm nay và dự kiến nền kinh tế của nước này sẽ suy giảm đáng kể.
Đài RT (Nga) dẫn ước tính được công bố hôm 11/10 của IMF đưa tin tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ukraine có thể giảm tới 35% trong năm 2022. Trong khi đó, giá tiêu dùng dự kiến tăng 20,6% trong năm nay do hậu quả của cuộc xung đột với Nga và lạm phát tăng 9,4% trong năm 2021. Tăng trưởng GDP của Ukraine trong năm 2021 đạt 3,4%.
Trong khi tái khẳng định đánh giá hồi tháng 4 cho rằng nền kinh tế Ukraine sẽ suy giảm 35% trong năm nay, IMF đã không đưa ra ước tính dài hạn hơn đối với nền kinh tế của quốc gia này, do mức độ không chắc chắn cao bất thường.
Theo IMF, cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực châu Âu và cũng đang đẩy giá lương thực trên thị trường toàn cầu lên cao, gây ra khó khăn nghiêm trọng cho các hộ gia đình nghèo trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước thu nhập thấp. Báo cáo cũng nhấn mạnh cuộc xung đột ở Ukraine đã dẫn đến cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng ở châu Âu, khiến chi phí sinh hoạt tăng mạnh và cản trở hoạt động kinh tế.
“Trên 1/3 nền kinh tế toàn cầu sẽ giảm trong năm 2022 hoặc năm 2023, trong khi ba nền kinh tế lớn nhất – Mỹ, Liên minh châu Âu và Trung Quốc – sẽ tiếp tục đình trệ”, IMF cho biết.
Các nhà phân tích của IMF dự báo tăng trưởng toàn cầu sẽ chậm lại, ở mức 2,7% trong năm sau, thấp hơn 0,2 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 7. Các chuyên gia nhận định năm 2023 sẽ giống như một cuộc suy thoái đối với hàng triệu người dân trên thế giới.
IMF hỗ trợ tài chính khẩn cấp cho Ukraine
Ngày 7/10, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết sẽ cung cấp 1,3 tỷ USD viện trợ khẩn cấp cho Ukraine thông qua chương trình hỗ trợ mới đối phó với khủng hoảng lương thực.
Biểu tượng IMF tại Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo IMF, gói viện trợ trên sẽ giúp Kiev đáp ứng "những nhu cầu cấp bách về cán cân thanh toán, đồng thời đóng vai trò xúc tác cho các khoản hỗ trợ tài chính trong tương lai từ các chủ nợ và nhà tài trợ của Ukraine". Đánh giá cuộc xung đột hiện nay gây thiệt hại nặng nề cho kinh tế Ukraine, IMF dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của Ukraine trong năm nay giảm 35% so với
Tuần trước, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố gói hỗ trợ mới trị giá 530 triệu USD để giải quyết những nhu cầu cấp thiết ở Ukraine. Gói viện trợ được chuyển cho Ukraine dưới dạng khoản vay từ Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển (IBRD). Chính phủ Anh bảo lãnh cho Ukraine 500 triệu USD, số còn lại được Đan Mạch bảo lãnh.
Đầu tháng 9 vừa qua, Chính phủ Ukraine, Ủy ban châu Âu và WB công bố báo cáo cho thấy chi phí tái thiết Ukraine ước tính lên tới 349 tỷ USD, trong đó thiệt hại gián tiếp của nền kinh tế do gián đoạn sản xuất và thương mại là khoảng 252 tỷ USD.
Sri Lanka đối mặt với 'khủng hoảng kép' Khủng hoảng chính trị tại Sri Lanka đã dẫn đến việc Tổng thống Gotabaya Rajapaksa từ chức. Giờ đây, nước này còn đối mặt với khủng hoảng kinh tế sau khi trải qua nhiều tháng thiếu lương thực và nhiên liệu, cạn kiệt ngoại tệ, mất điện kéo dài và lạm phát phi mã. Người dân xếp hàng chờ mua dầu hỏa tại...