Quỷ Tasmania lần đầu tiên được thả về rừng sau 3.000 năm
Các nhà bảo tồn đã thả quỷ Tasmania vào vùng hoang dã ở lục địa Australia, nơi chúng đã tuyệt chủng khoảng 3.000 năm trước.
Quỷ Tasmania ( danh pháp khoa học: Sarcophilus harrisii) là một loài thú có túi ăn thịt của họ Dasyuridae, chủ yếu được tìm thấy trong tự nhiên tại đảo Tasmania thuộc Australia. Hiện tại, chúng là loài thú có túi ăn thịt lớn nhất trên thế giới, sau khi loài hổ Tasmania tuyệt chủng vào năm 1936.
Với kích thước chỉ bằng một con chó nhỏ, loài thú có túi ăn thịt này từng lang thang khắp Australia, nhưng được cho là đã tuyệt chủng ở khắp mọi nơi, trừ Tasmania, vào khoảng 3.000 năm trước. Chó hoang Dingo là nguyên nhân khiến quỷ Tasmania tuyệt chủng, vì loài chó này thường thắng khi tranh giành thức ăn do kích thước lớn hơn.
Những con quỷ cảm thấy an toàn khi ở Tasmania, nơi loài chó hoang Dingo chưa bao giờ đến. Nhưng trong những năm gần đây, chúng phải đối mặt với những mối đe dọa mới. Bệnh ung thư ở thú mặt quỷ (DFTD) là một dạng ung thư truyền nhiễm đầy bí ẩn, đã giết chết rất nhiều quỷ Tasmania, khiến chúng có nguy cơ tuyệt chủng.
Các diễn viên Chris Hemsworth và Elsa Pataky tham gia tái thả quỷ Tasmania. Ảnh: WildArk.
Và giờ đây các nhà bảo tồn thả chúng quay trở lại tự nhiên để thoát khỏi một mối đe dọa hiện hữu. Vào ngày 10-9, các nhà bảo tồn từ Vườn bách thú Aussie Ark, Công viên hoang dã WildArk và tổ chức Bảo tồn Động vật hoang dã toàn cầu đã thả 11 con quỷ Tasmania vào khu bảo tồn động vật hoang dã rộng 1.000 mẫu Anh ở Barrington Tops, bang New South Wales, cách Sydney khoảng 200 km về phía bắc. Khu bảo tồn được thiết kế để bảo vệ các loài động vật khỏi mối nguy hiểm như bệnh tật, hỏa hoạn, ô tô và các loài gây hại như mèo và cáo.
Những con quỷ này được sinh ra và lớn lên như một phần của chương trình nhân giống của Vườn bách thú Aussie Ark, nơi đã chứng kiến hơn 390 con quỷ được sinh ra trong một thập kỷ qua. Các cá thể quỷ được chọn để lai tạo không bị giao phối cận huyết.
Có 26 con quỷ Tasmania được tái thả trong vùng vừng Australia. Ảnh: WildArk.
Trước đó, các nhà bảo tồn đã thả 15 con quỷ, có nghĩa là tổng cộng 26 con quỷ Tasmania hiện đang lang thang trên đất nước Australia một lần nữa. Và đó chỉ là sự khởi đầu. Dự kiến các nhà bảo tồn sẽ tái thả thêm hai đàn quỷ nữa vào những năm tới, với 20 con vật nữa sẽ được thả vào năm 2021 và 20 con khác vào năm sau. Để bảo đảm quỷ Tasmania luôn khỏe mạnh và an toàn, chúng sẽ được theo dõi bằng cách sử dụng bẫy ảnh, vòng cổ định vị và được khảo sát thường xuyên.
Loài quỷ chỉ là một trong bảy loài nền tảng quan trọng trong việc khôi phục các hệ sinh thái của Australia mà Aussie Ark hướng tới. Những loài khác như mèo túi phía đông, chuột túi khổng lồ, chó đốm nâu miền nam… dự kiến sẽ được thả vào khu bảo tồn hoang dã trong tương lai.
Chỉ còn khoảng 25.000 con quỷ trong môi trường sống tự nhiên của chúng ở Tasmania, nhưng đã tuyệt chủng ở hầu khắp đất nước Australia. Ảnh: Aussie Ark.
Tim Faulkner, Chủ tịch của Aussie Ark nói: “Đây không chỉ là sự tái hiện những loài động vật được yêu thích của Australia mà còn phục hồi và tái cân bằng hệ sinh thái rừng sau nhiều thế kỷ bị tàn phá bởi những loài động vật ăn thịt xâm lấn”.
“Nhờ hoạt động tái thả này, một ngày nào đó chúng ta sẽ thấy những con quỷ Tasmania sống khắp các khu rừng phía đông rộng lớn, như chúng đã từng xuất hiện cách đây 3.000 năm”.
Một con quỷ Tasmania ngay sau khi được thả vào một khu bảo tồn hoang dã. Ảnh: Aussie Ark.
1001 thắc mắc: Loài thú nào ăn nhiều mà không sợ béo?
Quỷ Tasmania là một loài thú có túi phân bố chủ yếu tại Úc. Chúng đã trở thành loài thú có túi ăn thịt lớn nhất thế giới sau khi loài chó sói Tasmania bị tuyệt chủng.
Dù có ăn nhiều bao nhiều thì Quỷ Tasmania vẫn có một thân hình hết sức cân đối.
"Sát thủ" có túi lớn nhất thế giới
Quỷ Tasmania có danh pháp khoa học Sarcophilus harrisii, là một loài thú có túi, ăn thịt thuộc họ Dasyuridae, sinh sống chủ yếu ở đảo Tasmania (Australia).
Loài động vật này sở hữu một khả năng mà có lẽ tất cả các chị em phụ nữ phải khao khát! Đó chính là dự trữ gần như toàn bộ lượng mỡ của mình ở phần đuôi. Do đó, dù có ăn nhiều bao nhiều thì Quỷ Tasmania vẫn có một thân hình hết sức cân đối.
Nhờ vào bộ hàm cực khỏe với những phát cắn chí mạng, cộng thêm khả năng tạo ra những tiếng kêu rùng rợn, quỷ Tasmania từng là một nỗi ám ảnh lớn cho người dân địa phương cũng như các nhà khoa học khi đến đây khám phá thiên nhiên hoang dã.
Ngoài ra, thân hình của chúng cũng khiến nhiều người phải "dựng tóc gáy" với một vệt trắng trước ngực, tạo dấu ấn lớn trên bộ lông đen nhánh kỳ bí. Đó là chưa kể về cái đầu trông khá giống chuột, nhưng lại sở hữu bộ răng của loài chó sói.
Theo các nhà khoa học, quỷ Tasmania thường sống và săn mồi đơn độc. Chúng chỉ gặp nhau trong khoảng 5 ngày vào mùa sinh sản.
Sau khi sinh, quỷ Tasmania con sẽ bò vào túi của mẹ và sống ở đó khoảng 3 tháng mới phát triển hoàn thiện được cơ thể. Sau đó, nó mới có thể ra ngoài khám phá thiên nhiên và bắt đầu cai sữa mẹ khi đạt độ tuổi từ 3,5-4 tháng tuổi.
Tự biến đổi gene, quỷ Tasmania tránh nguy cơ tuyệt chủng
Việc tự biến đổi gene có thể giúp cho loài động vật ăn thịt này tránh được nguy cơ tiệt chủng. Trong 20 năm qua, số lượng quỷ Tasmania đã bị suy giảm mạnh do chúng mắc phải căn bệnh ung thư mặt truyền nhiễm không thể cứu chữa được.
Một nhà khoa học Australia đã tiến hành nghiên cứu bộ gene đơn bội của 294 con quỷ Tasmania trước và sau khi xuất hiện căn bệnh ung thư này cách đây 20 năm và nhận thấy có sự biến đổi trong bộ gene đơn bội chứa 7 gene. 5 trong số 7 gene này kết hợp với nhau để loài quỷ Tasmania tăng khả năng chống chịu với bệnh ung thư.
Giáo sư Hamish McCallum thuộc Đại học Griffith (Australia) cho biết, ông rất ngạc nhiên khi nhận thấy sự thay đổi nhanh chóng này và hy vọng rằng nó sẽ tăng khả năng sống sót của loài quỷ này.
Với thân hình nhỏ tương đương loài chó, động vật này sống trong các hang hốc và rất khó nhận diện chúng trong bóng tối. Quỷ Tasmania bị căn bệnh bướu ở mặt lây truyền từ năm 1996 và đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Căn bệnh này lây truyền qua các vết cắn lẫn nhau giữa các cá thể trong bầy - vốn rất hung dữ và có hàm răng rất khỏe.
Trong vòng 20 năm, ít nhất 80% quần thể loài quỷ này đã biến mất khỏi đảo Tasmania. Hiện tại, số lượng cá thể sống hoang dã của loài này chỉ ở mức vài nghìn con. Khi mắc bệnh, các con quỷ Tasmania sẽ bị u bướu mọc trên mặt và trong miệng khiến chúng không thể ăn được.
Kẻ săn tình khét tiếng nơi hoang dã
Biệt danh "Quỷ" gán vào tên của loài này có lẽ một phần là do thói thô lỗ cộc cằn của chúng trong quan hệ yêu đương.
Ngoài tiếng gọi tình đinh tai nhức óc có thể làm nứt cả thủy tinh, quỷ Tasmanian còn có một tính khí vô cùng khó chịu; những lúc hứng tình, nó sẵn sàng lao vào hạ gục bất cứ ai dám cản trở nó, kể cả bạn tình.
Cũng may thói cục súc này chỉ có cơ hội phát huy trong 3 ngày của mối quan hệ "lãng mạn", hết mùa yêu đương, những cô nàng Tasmanian sẽ "đá" những anh chàng ưa bạo lực này mà không chút vương vấn. Có lẽ vì thói quen yêu đương "kém lãng mạn" như vậy mà loài này thường chỉ sống đơn độc.
Video Quỷ Tasmania - Sát thủ có túi lớn nhất thế giới:
Thylacoleo Carnifex - Quỷ Tasmania khổng lồ
Sư tử túi ( Thylacoleo Carnifex) là một loài thú ăn thịt đã tuyệt chủng có ngoại hình giống với quỷ Tasmania. Chúng chỉ lớn hơn, hung dữ hơn và đáng sợ hơn với bộ hàm mạnh mẽ, xương chắc khỏe, hàm và răng hàm trên cực kỳ phát triển. Các nhà nghiên cứu đã ví Chúng giống như một con quỷ Tasmania khổng lồ. Sư tử túi nặng 91 kg có thể giết chết loài sư tử hiện tại dễ dàng trong một trận chiến. Loài động vật cổ xưa này cũng là một thợ săn tài ba, có khả năng giết chết con mồi lớn trong vòng vài giây.
Phát hiện cấu trúc gene giúp gia súc chống lại khí hậu khắc nghiệt Các nhà khoa học quốc tế vừa công bố kết quả nghiên cứu về bộ gene đặc thù của nhiều loài gia súc ở châu Phi để tìm ra nguyên nhân khiến chúng có khả năng chống chọi rất tốt với khí hậu khắc nghiệt. Một người đàn ông chăn gia súc ở Cato Ridge của Nam Phi. (Nguồn: Reuters) Các nhà khoa...