Quỹ tài trợ toàn cầu – Trung Quốc: Ngưng tài trợ do nghi ngờ tham nhũng
Quỹ tài trợ toàn cầu (Global Fund) đã quyết định đóng băng khoản tiền 1,3 tỉ USD tài trợ cho các chương trình kiểm soát dịch bệnh ở Trung Quốc, do quan ngại nước này đang sử dụng sai mục đích và thiếu minh bạch.
Một bệnh nhân AIDS ở Trung Quốc được người thân chăm sóc – Ảnh: nytimes.com
Global Fund, một tổ chức từ thiện có trụ sở ở Mỹ, cho biết quỹ này đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc quản lý nguồn tiền rót cho Trung Quốc từ cuối năm 2010. Báo New York Times cho biết Global Fund đã chính thức đóng băng nguồn quỹ này vài tuần trước do cơ quan chức năng ở Trung Quốc đã sử dụng nguồn tiền này không rõ ràng.
Thêm vào đó là việc Trung Quốc không “mặn mà” với việc để các tổ chức phi chính phủ (NGO) ở địa phương được tham gia việc phân phối các nguồn quỹ từ thiện. Global Fund chỉ trích Trung Quốc vi phạm quy định là phải có ít nhất 35% nguồn tài chính được phân bố thông qua các tổ chức cộng đồng hay NGO ở các địa phương để thực hiện các chương trình, dự án giáo dục và y tế nhằm cải thiện đời sống người dân.
Bất đồng giữa Global Fund và Trung Quốc, theo New Yorks Times, đã trở nên căng thẳng hơn từ cuối năm 2010, sau khi các nhà kiểm toán tiết lộ Trung Quốc đã không minh bạch trong việc phân bố số tiền tài trợ 283 triệu USD cho các chương trình ngăn chặn, điều trị AIDS. Thậm chí, theo tố cáo của ông Thường Khôn – điều phối viên một tổ chức NGO ở Trung Quốc, 50% số quỹ này đã được các quan chức Trung Quốc bỏ túi riêng.
Video đang HOT
“Một số nhân viên dự án lợi dụng các tổ chức NGO để làm máy rút tiền và tham nhũng” – ông Thường Khôn khẳng định.
Báo cáo của Global Fund Watch, một tổ chức NGO, cho biết Trung Quốc đã phân phối cho các nhóm NGO không tới 11% nguồn quỹ, và các cộng đồng này hầu như đều bị bỏ rơi trong các cuộc họp bàn về chiến lược triển khai các chương trình.
Đại diện của Global Fund cho biết từ năm 2003, Trung Quốc đã nhận 539 triệu USD từ quỹ này và 295 triệu USD đang trên đường đến để tài trợ cho các chương trình phòng chống dịch bệnh trong nước. Trung tâm Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc (CDC) là cơ quan trực tiếp nhận nguồn tài trợ của Global Fund. Tổ chức này chấp thuận chi 1,9 tỉ USD cho Trung Quốc, nhưng CDC đang bị cáo buộc chỉ phân phối số tiền quỹ này cho các tổ chức nhà nước thuộc CDC và chi nhỏ giọt chưa đến 25% cho các NGO.
Phản ứng trước cáo buộc này, giới chức Trung Quốc cho rằng các NGO không đáng tin cậy bằng các cơ quan chính thức của Trung Quốc trong việc chi tiêu tiền của Global Fund. Phó giám đốc điều hành Global Fund Debrework Zewdie đã trực tiếp đến Bắc Kinh hồi tuần trước (18-5) để bàn thảo với giới chức Trung Quốc và CDC.
Sau hai ngày thảo luận, ông Debrework Zewdie cho biết hai bên đã đạt được nhiều thỏa thuận. New York Times dẫn lời người phát ngôn của Global Fund Jon Liden cho biết Trung Quốc đã cam kết sẽ hoàn trả bất cứ khoản tiền nào nếu phát hiện chi sai mục đích. Song theo Thời Báo Hoàn Cầu, Global Fund yêu cầu phía Trung Quốc có câu trả lời chính thức cho cáo buộc của họ vào ngày 7-6.
Theo Thời Báo Hoàn Cầu, nhiều NGO do chính quyền địa phương dựng lên và các tổ chức chính thức của chính quyền đã có dấu hiệu “chấm mút” tiền quỹ của Global Fund. Các NGO “ma” này đã nhận tiền quỹ của Global Fund thông qua CDC nhưng không hề thực hiện bất kỳ chương trình hay dự án nào để phục vụ cộng đồng và cũng không hề có báo cáo về việc chi tiêu tiền quỹ.
“Các NGO ở Trung Quốc hầu hết trong giai đoạn bắt đầu, vẫn còn nhiều yếu kém về mặt quản lý, thiếu hợp tác dẫn đến tham nhũng” – ông Đặng Quốc Thắng, giám đốc Trung tâm nghiên cứu NGO tại Đại học Thanh Hoa, nhận định.
Global Fund được lập ra từ năm 2002 để giúp các nạn nhân AIDS, lao và sốt rét, với sự trợ giúp của các nhà lãnh đạo thế giới và tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan lúc đó nhằm tăng cường các nguồn lực chống lại ba căn bệnh nguy hiểm nhất thế kỷ.
Trung Quốc, Ethiopia, Ấn Độ và Tanzania là những nước nhận nhiều tiền tài trợ nhất từ quỹ này. Tính đến thời điểm hiện nay, Global Fund tài trợ 21,7 tỉ USD cho hơn 600 chương trình ở 150 quốc gia.
Theo Tuổi Trẻ
30 năm tù cho kẻ diệt chủng thảm sát 800.000 người
Tòa án Liên Hợp Quốc tại thành phố Arusha, Tanzania đã tuyên án Augustine Bizimungu 30 năm tù vì tội ác diệt chủng tại Rwanda năm 1994.
Theo cáo trạng, vụ thảm sát kéo dài 100 ngày khiến 800.000 người thiệt mạng, chủ yếu là dân tộc thiểu số Tutsis, Rwanda.
Tòa án Hình sự Quốc tế tại Rwanda (ICTR) cho biết, Augustine Bizimungu đã chỉ đạo cấp dưới tiến hành vụ thảm sát bắt đầu vào tối 6/4.
Augustin Ndindiliyimana, cựu Giám đốc lực lượng cảnh sát Paramiltary, cũng bị kết án tội diệt chủng nhưng được thả tự do bởi ông này đã ngồi tù 11 năm kể từ khi bị bắt. Bizimungu và Ndindiliyimana là những nhân vật ở cấp cao nhất bị xét xử.
800.000 người thiệt mạng trong vụ thảm sát đẫm máu năm 1994 tại Rwanda
Tội ác diệt chủng nhắm mục tiêu chủ yếu vào dân tộc thiểu số Tutsi, do người Huru hay còn gọi là Interahamwe - "những người làm việc cùng nhau", dàn dựng.
Các vụ giết chóc kinh hoàng khởi phát sau một vụ tấn công nhằm vào máy bay chở Tổng thống người Huru Juvenal Hayarimana, xảy ra sau khi ông này trở về từ cuộc đàm phán hòa bình với lực lượng cầm quyền Mặt trận Yêu nước Rwanda (RPF) tại quốc gia láng giềng Tanzania. Tất cả hành khách trên máy bay, bao gồm cả Tổng thống quốc gia láng giềng Burundi, đều thiệt mạng. Hiện vẫn chưa rõ đối tượng thực hiện vụ tấn công trên.
Tòa án ICTR đã kết án hai quan chức cao cấp khác tới 20 năm tù giam về tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại khi chỉ đạo chiến dịch mưu sát Thủ tướng Rwanda, Agathe Uwilingiyimana.
Các thẩm phán tuyên bố, Thiếu tá Francois-Xavier Nzuwonemeye và Đại úy Sagahutu đã chỉ thị một đơn vị thiết giáp tiến hành hạ sát Thủ tướng Uwilingiyimana và 10 binh lính gìn giữ hòa bình quốc tịch Bỉ đã cố gắng bảo vệ cho bà Uwilingiyimana. Chính quyền Bỉ từng yêu cầu dẫn độ Bagosora về nước này xét xử.
Phiên tòa quân sự II, đã bị hoãn lại từ tháng 6/2009 khi các công tố viên đề nghị án chung thân đối với bốn bị cáo trong khi các luật sư của họ đã yêu cầu xoá án.
Cựu tư lệnh quân đội Augustin Bizimungu bị tuyên án 30 năm tù vì tội ác diệt chủng
Trong phiên tòa quân sự lần đầu vào tháng 12/2008, cựu Đại tá quân đội Theoneste Bagosora đã bị kết án chung thân. Ông Bagosora kháng cáo và các buổi điều trần tiếp tục diễn ra từ ngày 30/3 đến ngày 1/4 nhưng bản kháng cáo bản án vẫn chưa được rút.
ICTR được thành lập vào năm 1994 để truy nã và xét xử các tội phạm diệt chủng tại Rwanda.
Trong khi đó, các quan chức cấp thấp hơn và công dân bị buộc tội tham gia vụ thảm sát đã bị xét xử tại Rwanda, hoặc ở các hệ thống tòa án thông thường hay các vụ phán quyết "gacaca".
"Gacaca" là một hình thức mới của toà án truyền thống được thiết lập để giải quyết những tranh chấp ở các ngôi làng. Bị cáo không có luật sư bào chữa và người dân địa phương được coi là "hình mẫu" của thẩm phán.
Theo các quan chức Rwanda, những tòa án "Gacaca" đã đưa ra xét xử hơn một triệu người dính líu đến tội diệt chủng. Việc thiết lập các tòa án này được xem là một giải pháp tối ưu giải quyết các vụ phạm tội diệt chủng tồn đọng.
Theo VTC
10 nơi lý tưởng nhất để ngắm hoàng hôn Với nhiều người, ngắm cảnh hoàng hôn là một khoảnh khắc kì diệu, một phút lắng mình cùng những cảm xúc bình dị. Nơi ngắm cảnh hoàng hôn có thể chỉ đơn giản là từ cửa sổ hay sân thượng nhà mình bởi hoàng hôn là khoảnh khắc báo hiệu một ngày kết thúc, thời gian chúng ta có thể quên đi những...