Quy tắc tính chính xác khoảng cách an toàn giữa 2 xe
Khoảng cách an toàn giữa 2 xe chính xác là bao nhiêu mới đảm bảo an toàn? Nếu không giữ đúng khoảng cách an toàn có bị phạt không?
Quy tắc 2 giây, 4 giây có áp dụng ở Việt Nam không?
Theo các chuyên gia, tình hình giao thông ở Việt Nam khá phức tạp, mật độ phương tiện ở các thành phố lớn rất đông nên vận dụng linh hoạt quy tắc 2 giây, 3 giây; 4 giây … tùy theo tình huống thực tế
Với đường cao tốc thông thoáng, các phương tiện di chuyển với tốc độ ổn định, có thể áp dụng quy tắc 2 giây, 3 giây hoặc 4 giây. Trên đường cao tốc; do xe lưu thông với tốc độ nhanh nên áp dụng quy tắc an toàn từ 4 giây trở lên. Với những con đường đô thị đông đúc, khó có thể áp dụng quy tắc 2 giây vì không an toàn.
Nhìn chung, các quy tắc cần được áp dụng linh hoạt trong từng tình huống. Tuy nhiên; điều quan trọng nhất là phải tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn khi điều khiển xe ô tô trong Luật Giao thông.
Quy tắc 2 giây áp dụng trong điều kiện lái xe bình thường
Quy tắc 2 giây khi lái xe
Theo nghiên cứu, người ta đã tính toán rằng 2 giây là khoảng thời gian tối thiểu mà người lái có thể kịp thời xử lý khi gặp những tình huống bất ngờ. Bối cảnh được đề cập là trong điều kiện lái xe bình thường với hệ thống vận hành xe hoạt động bình thường, đường khô ráo, thời tiết bình thường thì khả năng xử lý thông tin của người lái xe cũng bình thường. Dựa trên khoảng thời gian tối thiểu này, quy tắc 2 giây đã được đề xuất khi lái xe. Cụ thể; xe phía sau phải cách xe phía trước 2 giây. Điều này giúp người lái xe phía sau có đủ thời gian để phản ứng nếu tình huống bất ngờ xảy ra.
Để áp dụng quy tắc 2 giây, đầu tiên bạn hãy lấy một điểm cố định như biển báo; cây cối ven đường làm mốc. Khi xe phía trước vừa đi qua mốc; bạn bắt đầu đếm. Nếu đúng hai giây sau, xe của bạn đạt được mốc này thì có nghĩa là xe của bạn đã duy trì được một khoảng cách đúng 2 giây so với xe phía trước.
Trường hợp xe bạn chưa đếm xong thì xe bạn đã vượt quá mốc quy định, tức là xe bạn đang chạy quá khoảng cách an toàn tối thiểu. Nên giảm tốc độ để điều chỉnh khoảng cách. Trong trường hợp bạn đếm xong mà xe của bạn vẫn chưa vượt qua cột mốc có nghĩa là xe bạn đang giữ khoảng cách chuẩn với xe phía trước.
Quy tắc 4 giây khi lái xe
Video đang HOT
Quy tắc 4 giây có cùng ý nghĩa và ứng dụng với quy tắc 2 giây, ngoại trừ khoảng cách thời gian tối thiểu giữa xe phía trước và xe phía sau là 4 giây. Lý do của sự khác biệt chủ yếu là do sự khác biệt trong hoàn cảnh áp dụng.
Quy tắc 2 giây áp dụng trong điều kiện lái xe bình thường. Quy tắc 4 giây được áp dụng khi lái xe trong điều kiện bất lợi hoặc nguy hiểm như trời mưa, sương mù, đường trơn trượt … Đây là lý do tại sao việc tăng khoảng cách an toàn giữa hai xe là rất quan trọng.
Quy tắc 4 giây được áp dụng khi lái xe trong điều kiện bất lợi hoặc nguy hiểm như trời mưa, sương mù, đường trơn trượt
Quy định về khoảng cách an toàn giữa hai xe
Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, trong điều kiện đường khô ráo bình thường, khoảng cách an toàn giữa hai xe như sau:
Tốc độ dưới 60 km/h: Khoảng cách an toàn tùy theo mật độ của phương tiện và tình hình giao thông thực tế, người điều khiển phương tiện chủ động giữ khoảng cách phù hợp để đảm bảo an toàn giao thông.Tốc độ xe chạy 60 km/h: Khoảng cách an toàn tối thiểu là 35 m.Tốc độ từ 60 đến 80 km/h: Khoảng cách an toàn tối thiểu là 55 m.Tốc độ từ 80-100 km/h: Khoảng cách an toàn tối thiểu là 70 m.Tốc độ từ 100 – 120 km/h: Khoảng cách an toàn tối thiểu là 100 m.Tại những nơi có biển báo “Khoảng cách tối thiểu giữa hai xe”, người điều khiển phương tiện phải thực hiện đúng khoảng cách tối thiểu theo giá trị ghi trên biển báo.
Trong điều kiện lái xe trời mưa, đường trơn trượt, đường sương mù, đường đèo dốc, tầm nhìn hạn chế … người lái xe cần điều chỉnh khoảng cách an toàn lớn hơn giá trị quy định hoặc giá trị ghi trên bảng hiệu.
Khoảng cách an toàn giữa hai xe trên đường cao tốc cũng căn cứ theo quy định trên.
Những lưu ý an toàn khi lái xe trên cao tốc
Đi đúng tốc độ, giữ khoảng cách và cài dây an toàn ở mọi vị trí ngồi là những lưu ý quan trọng giúp hạn chế rủi ro tai nạn khi đi trên cao tốc.
Việc di chuyển tốc độ cao trên cao tốc đòi hỏi người lái phải luôn tập trung trong quá trình điều khiển. Những lưu ý dưới đây sẽ giúp hạn chế những rủi ro tai nạn khi lái xe trên cao tốc.
Giữ đúng tốc độ quy định và khoảng cách an toàn
Trên cao tốc luôn các hệ thống biển báo tốc độ và biển chỉ dẫn. Người lái nên tập trung quan sát và giữ đúng tốc độ quy định. Riêng quy định về tốc độ sẽ có tốc độ tối đa và tốc độ tối thiểu.
Biển báo tốc độ tối đa trên đường cao tốc là biển màu trắng, viền đỏ, chữ đen. Biển báo tốc độ tối thiểu là biển màu xanh, chữ trắng. Tốc độ tối đa cao tốc tại Việt Nam khoảng 100-120 km/h tùy khu vực. Tốc độ tối thiểu cao tốc thường khoảng 50-60 km/h.
Đi vượt quá tốc độ cho phép trên cao tốc có thể đẩy chiếc xe vào tình huống nguy hiểm, đồng thời khó xử lý hơn khi gặp các tình huống khẩn cấp như chướng ngại vật trên đường hay sự cố của xe.
Người lái nên đi đúng tốc độ quy định và khoảng cách an toàn trên cao tốc.
Việc giữ đi tốc độ quy định trên cao tốc là lưu ý cơ bản nhưng rất quan trọng, hạn chế những rủi ro tai nạn. Ngoài ra, việc giữ khoảng cách an toàn cũng quan trọng không kém, giúp người lái có đủ thời quan sát và xử lý nếu gặp tình huống bất ngờ, tránh va chạm, nhất là các vụ va chạm liên hoàn "dồn toa".
Khoảng cách an toàn tối thiểu khi đi trên cao tốc là 35 m khi đi ở tốc độ 60 km/h, 55 m khi đi ở tốc độ 60-80 km/h, 70 m khi đi ở tốc độ 80-100 km/h và tối thiểu 100 m khi đi ở vận tốc 100-120 km/h.
Trong điều kiện đường mưa trơn trượt hoặc sương mù, người lái nên giữ khoảng cách an toàn lớn hơn mức tối thiểu, đồng thời đi với tốc độ chậm hơn để phù hợp với tầm quan sát cũng như khả năng giảm tốc của xe.
Không đánh lái hoặc chuyển làn đột ngột
Một lưu ý khác khi lái xe trên cao tốc là không nên đánh lái đột ngột. Việc đánh lái bất ngờ khi đang đi ở vận tốc cao có thể dẫn đến tình huống mất lái.
Ngoài ra, người lái chỉ chuyển làn ở nơi cho phép chuyển làn. Trước khi chuyển làn cần quan sát kỹ phía sau. Nếu đủ điều kiện an toàn hãy bật xi-nhan, quan sát lần cuối và thực hiện chuyển làn.
Không nên chuyển làn liên tiếp, bởi người lái sẽ rất khó kiểm soát tình hình, nhất là ở làn chuyển tốc độ cao. Do đó nếu muốn chuyển nhiều làn hãy thực hiện tuần tự từng làn một.
Cài dây an toàn ở mọi vị trí ngồi
Dây an toàn là "tấm khiên" quan trọng giúp bảo vệ người lái và hành khách. Khi đi trên đường cao tốc, nên cài dây an toàn ở mọi vị trí ngồi trên xe. Việc cài dây an toàn sẽ giúp hạn chế những va đập nếu xảy ra va chạm, ngăn ngừa tình trạng người ngồi bị hất văng khỏi xe.
Nên cài dây an toàn ở mọi vị trí ngồi và hạn chế mở cửa sổ, cửa sổ trời khi đi trên cao tốc.
Năm 2014, Việt Nam tham gia Công ước quốc tế 1968 về Giao thông đường bộ. Tại Khoản 5, Điều 7 của Công ước quốc tế quy định người điều khiển và hành khách trên phương tiện cơ giới có ghế ngồi trang bị dây an toàn thì bắt buộc phải thắt dây an toàn, trừ trường hợp ngoại lệ theo pháp luật nội địa.
Với quy định này thì người điều khiển, hành khách ngồi trên xe bao gồm cả người ngồi ở hàng phía trước và người ngồi ở hàng ghế phía sau nếu tại vị trí ghế ngồi trang bị dây an toàn thì bắt buộc phải thắt dây an toàn.
Bên cạnh đó, đối với những mẫu xe không có tính năng khóa cửa an toàn tự động, người lái nên chủ động bấm khóa cửa. Người ngồi trên ôtô cũng nên hạn chế mở cửa sổ hoặc cửa sổ trời khi đi trên cao tốc, bởi nếu gặp sự cố, việc các cửa không đóng chặt hoặc cửa sổ đang mở có thể dẫn đến tai nạn thương tâm.
Luôn giữ tập trung khi lái xe
Khi lái xe, người lái cần giữ tập trung, chú ý quan sát. Luôn đặt tay trên vô lăng, tránh lơi lỏng. Khi chạy ở vận tốc trên 100 km/h và tay không nắm chặt vô lăng, nếu gặp tình huống bất ngờ như nổ lốp, xe không bám đường tốt và gặp tình trạng "quăng" xe, người lái sẽ không kịp giữ tay lái và khiến xe mất kiểm soát hoàn toàn.
Không nên buông tay hoặc lơi lỏng tay khỏi vô lăng khi lái xe trên cao tốc.
Người lái cũng không nên sử dụng điện thoại hoặc cố nhặt đồ vật rơi xuống sàn khi đang lái xe. Việc rời mắt khỏi mặt đường có thể khiến người lái giật mình, luống cuống không kịp xử lý nếu gặp tình huống bất ngờ.
Nên có sự chuẩn bị trước mỗi chuyến đi
Để hành trình luôn an toàn, người lái nên kiểm tra tình trạng xe trước khi vận hành như áp suất lốp, độ hao mòn của lốp, dầu nhớt, nước làm mát... để đảm bảo xe trong trạng thái tốt nhất trước mỗi chuyến đi. Trước khi lăn bánh, hãy kiểm tra và nhắc nhở người ngồi trên xe thắt dây an toàn.
Bên cạnh kiểm tra xe, người lái cũng nên chuẩn bị một sức khỏe tốt. Nên ngủ đủ giấc trước chuyến đi để đảm bảo khả năng quan sát và tập trung cao nhất. Nếu cảm thấy buồn ngủ hoặc mệt mỏi, không nên cố lái xe, hãy tìm một trạm dừng chân gần nhất để nghỉ ngơi, đảm bảo sự tỉnh táo trước khi tiếp tục hành trình.
TP.HCM: Học trực tiếp lớp 1 sẽ được tổ chức như thế nào? Trường học thuộc khu vực cấp độ 1, học sinh lớp 1 đi học một buổi/ngày, các khối khác tiếp tục học online, riêng trường Tiểu học Thạnh An học trực tiếp tất cả các khối lớp. Sở GD&ĐT TP.HCM vừa ban hành một số hướng dẫn chuyên môn để tổ chức dạy học cho học sinh tiểu học theo kế hoạch của...