Quy tắc hành xử chuẩn mực nào cho tài xế trên đường?
Khi tham gia giao thông, tài xế ôtô cần chuẩn bị cho mình nhiều kỹ năng mà trường dạy lái không đào tạo, cả về thái độ lẫn khả năng xử lý tình huống
Chỉ sử dụng đèn sương mù khi có sương mù. Ánh sáng không cần thiết từ đèn sương mù có thể khiến tài xế xe ngược chiều phân tâm. Nếu bạn lái xe tải hoặc SUV gầm cao, đèn sương mù có thể chiếu trực tiếp vào cửa sổ sau của xe thấp hơn. Vì thế, chỉ nên bật đèn sương mù khi có sương mù để tăng khả năng quan sát mặt đường.
Đừng chậm rãi vượt xe khác. Chắc không ít lần bạn chứng kiến cảnh container vượt container khác. Vấn đề ở chỗ xe vượt di chuyển chậm rãi, gần như song song với xe kia. Tình thế này vừa nguy hiểm, vừa gây ách tắc phía sau khiến người đi đường bức xúc. Khi cần vượt xe, hãy tăng tốc và vượt dứt khoát, tất nhiên là ở trong mức giới hạn tốc độ cho phép.
Đi đúng làn trừ khi vượt xe. Tình huống này thường thấy trên cao tốc. Xe đi chậm nhưng lại chiếm làn trái và không chịu nhường làn khi xe khác xin vượt. Nếu bạn đi chậm hơn tốc độ tối đa cho phép, hãy đi làn phải và nhường làn trái cho xe khác đi với tốc độ cao hơn.
Quan sát khi dừng đèn xanh đèn đỏ. Đừng tranh thủ mấy giây đèn đỏ ngắn ngủi để xem điện thoại. Nó có thể khiến bạn phân tâm và không kịp phản ứng khi đèn chuyển sang xanh, vừa gây ách tắc, vừa khiến người đi sau khó chịu.
Không nhắn tin khi lái xe. Đây là lỗi thường gặp của lái xe, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Đã rượu bia thì không lái xe. Đây là nguyên tắc bất di bất dịch. Điều khiển phương tiện khi có nồng độ cồn trong người không những đe dọa tính mạng người đi đường mà còn đẩy bản thân vào tình thế nguy hiểm.
Video đang HOT
Tránh đường cho xe làm nhiệm vụ khẩn cấp. Xe cứu thương, xe chữa cháy và xe cảnh sát làm nhiệm vụ là những phương tiện cần được nhường đường. Hãy nhanh chóng tạt vào lề phải nhường đường cho xe ưu tiên.
Đỗ xe ngay ngắn. Với chỗ đỗ xe có kẻ vạch, bạn nên điều khiển phương tiện đỗ đúng chỗ, tránh tình trạng đỗ xe đè vạch, hay đỗ xe sang cả ô bên cạnh.
Bày tỏ sự biết ơn. Khi được nhường đường hoặc được tài xế khác giúp đỡ, hãy tỏ ra biết ơn bằng cách gật đầu hoặc vẫy tay. Hành động đó giúp tài xế khác cảm thấy được khích lệ, đồng thời bạn cũng thấy vui hơn.
Đi đúng làn tại vòng xoay. Giao thông tại vòng xoay luôn đông đúc và tiềm ẩn nguy cơ va chạm. Vì thế, bạn hãy đi đúng làn, trừ khi bạn rẽ theo vòng xoay mới cần chuyển làn vào trong.
Sử dụng đèn pha khi trời mưa hoặc tầm nhìn hạn chế. Nếu xe không có tính năng đèn pha tự động, bạn hãy bật đèn khi trời mưa hoặc tầm nhìn hạn chế. Làm như vậy sẽ giúp người đi đường và tài xế khác nhận diện xe bạn tốt hơn, giảm tối đa nguy cơ va chạm, gây tai nạn.
Cảnh báo nguy cơ cho tài xế khác. Trên đường đi, nếu xe bạn vừa đi qua nơi nguy hiểm, chẳng hạn sạt lở hay có vật cản trên đường, bạn có thể bật đèn khẩn cấp hoặc nháy đèn pha cảnh báo xe ngược chiều.
Nhường đường cho người đi bộ. Luôn nhường người cho người đi bộ tại những nơi có vạch sang đường. Khi đi qua khu vực này, bạn nên lái xe từ tốn, giảm tốc độ tránh nguy cơ va chạm.
Đừng lái xe quá chậm. Nhiều người cho rằng lái xe chậm rãi sẽ an toàn nhưng điều đó còn phụ thuộc vào tình huống lái xe. Lái xe quá chậm có thể gây cản trở xe khác, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.
Chạy xe ở tốc độ ổn định trên cao tốc. Đừng giảm tốc hay tăng tốc đột ngột trên cao tốc. Hãy lái xe ở tốc độ ổn định, tránh đánh lái quá nhiều.
Không bám đuôi xe khác. Bám đuôi xe khác sẽ khiến bạn lái xe bị động, phanh nhiều, đồng thời giảm khả năng quan sát phía trước, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn. Hãy giữ khoảng hợp lý, luôn chừa cho mình khoảng không an toàn đề phòng xe trước phanh gấp hoặc gặp sự cố đột ngột.
Đi cách xa container và xe máy. Không bám đuôi container, không đi trước đầu container, và tuyệt đối không đi vào vùng điểm mù của xe siêu trường, siêu trọng. Container cần khoảng cách rất xa để phanh dừng xe, vòng quay lớn và khó quan sát xung quanh. Tương tự, với khả năng cơ động của xe máy và thói quen đánh lái đột ngột, bạn không nên đi sát phương tiện này.
Chuyển pha sang cos khi gặp xe ngược chiều. Thực hiện thao tác này khi lái xe ban đêm nhằm tránh gây chói mắt cho xe ngược chiều, giảm thiểu nguy cơ va chạm, gây tai nạn.
Theo Zing
Những nguyên nhân khiến ôtô báo động cơ quá nóng
Hệ thống làm mát bị rò rỉ, mức dầu máy thấp hoặc thời tiết cực đoan đều có thể khiến động cơ bị quá nhiệt.
Trong quá trình lái xe, nếu quan sát thấy kim đồng hồ kiểm soát nhiệt độ động cơ tiến gần tới chữ H (viết tắt của từ "hot"), hãy dừng xe và tắt máy. Bạn có thể mở nắp ca-pô và bắt đầu tìm kiếm nguyên nhân khiến động cơ của bạn không được làm mát.
Hệ thống làm mát
Đồng hồ nhỏ báo C (Cool)/mát và H (Hot)/nóng cần được người lái chú ý quan sát trong quá trình lái xe.
Thủ phạm liên quan phổ biến nhất đến việc động cơ bị quá nóng là hệ thống làm mát động cơ xe có thể gặp trục trặc. Dung dịch này làm mát bằng cách lưu thông khắp động cơ trong quá trình vận hành xe. Nếu nó bị rò rỉ ở đâu đó trong hệ thống, thì có thể một phần hoặc toàn bộ nước làm mát biến mất, động cơ sẽ trở nên rất nóng. Nếu di chuyển dưới thời tiết lạnh, hệ thống gió luồn qua khoang động cơ giúp bạn may mắn đi thêm một quãng đường nhất định.
Ngoài ra, có thể bạn không thấy sự rò rỉ của dung dịch làm mát, nhưng động cơ vẫn bị nóng, bởi có sự tắc nghẽn của hệ thống này. Bụi bẩn, các cặn bẩn có thể làm tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn hệ thống này.
Hỏng hóc các chi tiết trong hệ thống làm mát cũng cần được kiểm tra. Ví dụ, máy bơm nước làm mát bị hỏng sẽ không đưa được dung dịch làm mát đi khắp động cơ. Bộ tản nhiệt cũng là một thành phần quan trọng. Quạt hỏng cũng là một căn bệnh phổ biến. Vì vậy, phải kiểm tra định kỳ hệ thống làm mát động cơ.
Mức dầu máy thấp
Đôi khi, việc động cơ bị quá nóng không xuất phát từ hệ thống làm mát, mà có thể từ dầu động cơ. Dầu động cơ có tác dụng bôi trơn, và nếu nó bị hao hụt trong quá trình vận hành, ma sát các chi tiết bên trong động cơ sẽ tăng lên, dẫn đến việc động cơ nóng hơn bình thường. Việc này dễ dàng khắc phục bằng cách kiểm tra dầu máy thường xuyên, đặc biệt với các động cơ xe đã cũ.
Thời tiết cực đoan
Nhiệt độ ngoài trời cao cũng có thể khiến cho động cơ xe của bạn trở nên quá nóng. Mặc dù các hãng xe đều đã tính toán trong trường hợp thời tiết cực đoan này, tuy nhiên với những chiếc xe cũ, hệ thống làm mát già nua, cũng có thể làm động cơ của bạn tăng nhiệt.
Kiểm tra định kỳ hệ thống làm mát đảm bảo động cơ được làm mát trong quá trình sử dụng.
Xử lý tình huống động cơ quá nóng
Ngay khi thấy kim đồng hồ nhiệt độ động cơ báo quá nóng, bạn hãy tắt hệ thống điều hòa, bật hệ thống sưởi nếu có giúp giảm nhiệt độ trong khoang động cơ. Bước này có thể cứu được động cơ của bạn trước khi gặp những trục trặc do quá nóng. Ngay sau đó, bạn lái xe vào làn khẩn cấp/lề đường ở vị trí an toàn, tắt máy và mở nắp ca-pô.
Ở thời điểm động cơ đang nóng, tuyệt đối không mở nắp của két nước làm mát. Với áp suất bên trong khi két nước đang nóng, việc mở nắp két nước sẽ làm bạn bị bỏng do nước sôi bên trong văng ra ngoài. Và đừng nghĩ khi động cơ nguội, bạn lại có thể di chuyển được, hãy kiểm tra hệ thống làm mát hoặc tốt nhất gọi cho cố vấn dịch vụ của xưởng sửa chữa xe mà bạn thường bảo dưỡng nó.
Theo Vnexpress.
Khơi dậy những giá trị nhân văn, đạo đức, văn hóa Diễn đàn "Chữa bệnh vô cảm" tiếp tục tiếp nhận thêm nhiều ý kiến bạn đọc, nhấn mạnh việc khơi dậy những giá trị nhân văn, đạo đức, văn hóa. Chú trọng giáo dục kỹ năng xử lý tình huống Một số người không cứu giúp người bị nạn vì tâm lý ngại bị liên lụy, phiền phức, biết đâu lại rước họa...