Quy tắc chia sẻ giữa vợ và chồng
Không nhất thiết phải nói ra toàn bộ sự thật cho người kia biết, nhất là vấn đề tài chính và chuyện tình cũ.
Công ty bảo mật máy tính mới đây đã đưa ra kết quả khảo sát cho thấy ngày càng nhiều các cặp vợ chồng có xu hướng chia sẻ mật khẩu mạng xã hội, email, tài khoản… Tuy nhiên, 15% số các cặp vợ chồng này sau đó lại có xích mích liên quan tới chính sự chung đụng này.
Từ thực tế này, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một vấn đề rất quan trọng và tế nhị trong đời sống vợ chồng. Đó là, có nên chia sẻ tất cả mọi chuyện với “nửa kia” không? Và chia sẻ bao nhiêu là đủ?
Theo tiến sĩ Rajan Bhonsle, mỗi mối quan hệ bền chặt được dựa trên sự trung thực, minh bạch và cần thiết. Tuy nhiên, chia sẻ những thông tin bí mật lại là một trở ngại để bạn xây dựng tốt mối quan hệ trong hiện tại và tương lai. Nhất là những vấn đề như tài chính, chuyện quá khứ, bạn không cần thiết phải công khai toàn bộ sự thật. Bởi nó có thể trở thành ám ảnh rất lâu phai trong tâm trí của người vợ hoặc người chồng. Theo tâm lý thông thường, họ sẽ tìm cách để kiểm chứng những điều bạn nói và cuộc sống gia đình của bạn sẽ bị bầu không khí ngờ vực bao trùm.
Nguyên tắc đầu tiên của chia sẻ là sự thoải mái. Nghĩa là bạn chỉ nên nói ra những điều bạn mong muốn. Đừng vì sợ người kia giận dỗi mà miễn cưỡng tiết lộ bí mật. Bởi đôi khi những điều thầm kín đó có thể hủy hoại mối quan hệ của bạn.
Video đang HOT
Nếu như việc giữ bí mật đó khiến bạn bứt rứt, không yên thì các chuyên gia tâm lý khuyên bạn hãy chia sẻ với đồng nghiệp, bạn bè thân thiết. Những người này vừa đủ độ tin cậy với bạn lại an toàn hơn nhiều so với vợ hoặc chồng. Ít nhất thì việc này sẽ không gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống gia đình của bạn.
Trong tất cả mọi cuộc đàm phán, thương thuyết hay thảo luận, thời điểm là yếu tố quan trọng quyết định tới hơn 30% thành công. Cũng như vậy, khi bạn quyết định sẽ nói cho chồng/vợ biết một bí mật gì đó, hãy lựa lúc người ấy vui vẻ và sẵn sàng đón nhận thông tin bạn đem lại. Với một cặp vợ chồng, trước khi đi ngủ là thời điểm lý tưởng nhất cho những lời thủ thỉ.
Theo VNE
"Chết khiếp" khi "gần" chồng Tây
Cô gái nhỏ nhắn tên M. đã chết khiếp mỗi khi gần chồng. Cô không thể chấp nhận "chuyện vợ chồng" chỉ là một "trò chơi", là cách tiêu khiển...
Bất đồng ngôn ngữ, sự xa cách địa lý, những dị nghị của người đời không còn là những khó khăn của các cuộc hôn nhân đa quốc gia nữa. Nhưng trong đời sống vợ chồng của họ vẫn còn cảnh dở khóc, dở cười.
Tuy anh chồng người Đức của H. sống ở Việt Nam nhiều năm, nói được cả tiếng Việt, nhưng có mỗi món thịt chó "quốc hồn quốc tuý" thì anh ta không thể nào quen được.
Còn H. mỗi tháng không được xơi món đó 2-3 lần là cứ bần thần. Nhưng H. cũng buồn nôn khi chồng xơi món trứng cá hồi sống ngon lành. Thành ra thỉnh thoảng đưa vợ đi ăn thịt cầy cùng bạn bè, anh chồng chỉ ngồi nhìn đi nơi khác chịu trận.
Anh chàng người Đan Mạch của L. không thể nào hiểu nổi vợ có thể ôm bạn gái ngủ ngon lành. Trong khi bên Đan Mạch mà như vậy, người ta đã nghi ngờ giới tính của hai cô.
Được theo vợ về quê, anh chồng rất khoái. Nhưng anh không thể ăn được gì khi thấy cả nhà dùng đũa chấm chung một bát nước mắm. Anh kêu mất vệ sinh, trong khi cô vợ ra sức bảo vệ "tinh thần cộng đồng" của người Việt qua bát nước mắm chung.
Anh chồng người Hà Lan của T. rất khó hiểu mỗi khi có khách, cô vợ lại rủ anh ra salon ngoài phòng khách hoặc xuống dưới sàn để ngủ, còn chiếc giường đệm ga trắng muốt của hai vợ chồng lại nhường cho khách. Cô giải thích rằng đối với người Việt Nam, mọi thứ tốt đẹp nhất đều giành cho khách, còn anh lẩm bẩm bảo khách "vô duyên".
Tuy là vợ chồng, nhưng hai người vẫn thuộc hai đất nước, hai nền văn hoá, hai dân tộc. Chính vì vậy khó tránh khỏi những lúc họ tạm quên tình yêu, nổi máu tự hào dân tộc, đấu khẩu không khác hai "chính khách".
Khi anh chồng Đại Hàn chê Việt Nam "đã nghèo còn lười" cô vợ người Việt đã nóng mắt, phản pháo kịch liệt. Thế là họ cãi nhau to. Cô vợ thề không bao giờ về bên Hàn. Còn anh chồng bảo "tôi tiếc là đã lấy cô".
Chuyện tín ngưỡng cũng là vấn đề của vài cặp vợ chồng không "đồng văn, đồng chủng". Thấy cô vợ tháng đôi lần mua hương hoa, oản quả về cúng bái xì xụp, anh chồng Tây "xịn" của cô tỏ ý khó chịu. Nhưng cô điên tiết nhất khi anh chồng hý hửng đưa cho vợ tờ giấy với dòng chữ: "Dear cu's! today is ram, I have some fruits to offer you!"(kính thưa các cụ, hôm nay là rằm, con có mấy thứ hoa quả!). Hoá ra, anh ta đã dịch những câu khấn của cô ra tiếng Anh. Có thể anh chồng chỉ là người vui tính, nghịch ngợm, nhưng đối với vợ, đây là hành động báng bổ không thể chấp nhận.
Xung khắc không chỉ dừng lại ở những vấn đề tế nhị như tôn giáo, lòng tự tôn dân tộc, "chuyện vợ chồng" của các đôi "trai Tây gái Việt" cũng rắc rối.
Cô gái nhỏ nhắn tên M. đã chết khiếp mỗi khi gần chồng. Dù đã học ở nước ngoài, dù đã có nhiều bạn là người ngoại quốc, ăn cơm Tây đã lắm, nhưng cô không thể chấp nhận "chuyện vợ chồng" chỉ là một "trò chơi", là cách tiêu khiển, là biện pháp xả stress như người chồng vẫn nói.
Chồng cô còn không muốn sinh con. Anh ta bảo cô nhận một đứa trẻ ở trại mồ côi về nuôi. Lý do anh đưa ra là cả hai bận rộn, không muốn ảnh hưởng đến sức khoẻ, công việc.
Theo VNE
10 sát thủ trong hôn nhân Không có bí quyết tuyệt đối nào giúp bạn giữ mãi sắc hồng của tình yêu trong đời sống vợ chồng. Song chủ động ngăn chặn những yếu tố ăn mòn tình cảm lứa đôi là điều hoàn toàn có thể. Nhìn mà không thấy Một trong những kẻ thù nguy hiểm nhất của cuộc sống vợ chồng là sự thờ ơ. Tình...