Quy tắc 3 giây – Kinh nghiệm tránh “dồn toa” khi chạy xe trên cao tốc
Khoảng cách an toàn giữa các phương tiện khi tham gia giao thông là từ 3 giây, sẽ giúp tài xế có đủ thời gian để xử lý trước các tình huống.
Tình trạng các xe bị tai nạn liên hoàn (dồn toa) có thể xuất hiện ngay cả khi đi trong phố, tuy nhiên khi chạy trên cao tốc sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng hơn. Không giữ khoảng cách an toàn, kéo theo không đủ thời gian để xử lý tình huống, là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ “dồn toa”.
Không ít vụ tai nạn liên hoàn do các xe không giữ khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông
Nghiên cứu chỉ ra rằng trong điều kiện bình thường, 3 giây là khoảng thời gian đủ để tài xế kịp phản ứng trước các sự cố như phía trước có xe bị hư hỏng, gặp chướng ngại vật trên đường… Vì thế, quy tắc 3 giây được khuyến cáo dùng để tính khoảng cách an toàn khi đi trên cao tốc.
Dĩ nhiên, tài xế cũng cần tuân thủ các quy định khác của pháp luật khi tham gia giao thông.
Áp dụng quy tắc 3 giây
Bản chất của quy tắc 3 giây là khoảng thời gian cần thiết để tài xế dừng xe an toàn sau khi đạp phanh. Nó có thể áp dụng cho mọi tốc độ nhưng dĩ nhiên khi đi trong phố tại Việt Nam thì còn tùy thuộc vào tình hình giao thông thực tế.
Video đang HOT
Giữ khoảng cách 3 giây với xe phía trước sẽ giúp tài xế có đủ thời gian để xử lý trong các tình huống
Đầu tiên, tài xế tìm một vật cố định bên đường để làm “cột mốc”. Đó có thể là biển báo giao thông, đèn đường hay cây cối… Nhưng không vì thế mà đánh mất sự tập trung vào việc lái xe.
Khi xe liền trước bắt đầu vượt qua “cột mốc” mà bạn đã chọn, hãy đếm chậm rãi một…hai…ba… Sau khi đếm xong mà xe của bạn bắt đầu tới “cột mốc” tức là khoảng cách đủ an toàn. Ngược lại, nếu mới đếm đến hai mà đã tới hoặc đếm tới ba mà xe mình đã vượt mốc thì cần đi chậm lại để nới rộng cự ly.
Quy tắc 3 giây áp dụng trong điều kiện thời tiết tốt, trời khô ráo, tầm nhìn thoáng… Trong điều kiện trời mưa, tầm nhìn bị hạn chế thì phải tăng lên thành 6 giây, tức giữ khoảng cách gấp đôi với xe trước so với thông thường.
Quy đổi khoảng cách an toàn
Dựa trên quy tắc 3 giây, khoảng cách an toàn theo tốc độ được quy đổi như trong bảng dưới đây. Khoảng cách này áp dụng trong điều kiện thời tiết tốt và phải nhân đôi khi gặp thời tiết xấu.
Tốc độ (km/h)Khoảng cách theo quy tắc 3 giây (mét)4033,860508066,7907510083,411091,7120100,1
Trên cao tốc, bạn cũng có thể căn cứ theo biển báo nhắc nhở cũng như miêu tả khoảng cách. Hệ thống này bao gồm vạch sơn nét đứt chạy ngang đường và liên tiếp là các biển 0M, 50M, 100M… tương ứng với cột mốc, 50 mét, 100 mét (so với cột mốc 0M)…
Luôn giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện phía trước để kịp phản ứng. Trong trường hợp xe phía sau đi quá sát, hãy chủ động chuyển làn khi đủ điều kiện an toàn và nhường cho xe đó vượt qua. Như vậy, bạn có thể hạn chế được tình trạng “dồn toa”.
Đỗ xe số tự động đúng cách: Về P rồi kéo phanh tay hay ngược lại?
Các thao tác khi đỗ ô tô số tự động sao cho chuẩn vẫn là chủ đề gây tranh cãi, tập trung vào việc kéo phanh tay trước hay về P trước, có nhất thiết phải về số N?
Theo một nghiên cứu, khoảng 90% thời gian với một chiếc ô tô là ở trạng thái đỗ. Con số này nghe có vẻ không hợp lý nhưng thực tế, nếu bạn lái xe 2 giờ mỗi ngày thì nó cũng chỉ chiếm hơn 8% trong số 24 giờ một ngày.
Phần lớn thời gian với một chiếc xe là ở trạng thái đỗ
Rõ ràng, việc đỗ sao cho đúng sẽ tốt cho chiếc xe của bạn. Đa số người lái xe số tự động sẽ rơi vào một trong hai nhóm sau đây khi thao tác đỗ xe. Thứ nhất là về P rồi kéo phanh tay (tên gọi chính xác phải là phanh đỗ vì một số xe cấu tạo bằng cách đạp chân). Thứ hai là ngược lại, kéo phanh tay rồi chuyển sang P.
Thực tế, nếu đỗ trên bề mặt phẳng thì cả hai cách trên không tạo ra khác biệt lớn. Song khi đỗ ở bề mặt dốc, người lái có thể nghe thấy tiếng kêu "cạch" khi đưa cần số khỏi vị trí P. Âm thanh này phát ra từ bánh răng cóc (tên gọi khác: chốt đỗ - parking pawl) di chuyển khỏi đầu trục của bộ truyền động.
Bên trong hộp số xảy ra chuyện gì khi về P?
Hoạt động của bánh răng cóc (parking pawl)
Khi người lái chuyển cần số sang vị trí P, bánh răng cóc sẽ tham gia "bám" vào trục ra của hộp số. Chốt nhỏ này sẽ khớp với phần ngàm trên trục, giữ cho nó không thể quay, từ đó khiến xe không lăn bánh. Tiếng "cạch" phát ra chính là lúc bánh răng cóc ăn khớp và cũng tạo ra khi chuyển cần số khỏi vị trí P.
Thiết kế của bánh răng cóc khá mảnh và nó hoàn toàn có thể bị gãy, đặc biệt khi trục của hộp số đang quay hay phải chịu một lực tác động mạnh. Mảnh vỡ tạo ra có thể làm kẹt một số bộ phận quan trọng trong hệ thống truyền động.
Đỗ xe đúng: Về P, kéo phanh tay hay ngược lại?
Trang Thebrakereport đưa ra lời khuyên khi đỗ xe và khuyến cáo tài xế tuân thủ, đặc biệt khi đỗ ở nơi dốc.
- Đầu tiên cần cho xe dừng hẳn. Nhấn phanh chân. Chuyển cần số sang vị trí N. Lúc này tất cả việc hãm xe đều dồn lực vào chân phanh.
- Tiếp theo, kéo phanh tay, sau đó nhả phanh chân. Khi đó, toàn bộ lực để giữ chiếc xe đứng yên là nhờ phanh tay.
- Cuối cùng, nhấn phanh chân (để tránh xe bị trôi). Chuyển cần số sang vị trí P. Nhấc phanh chân và tắt máy.
Các chuyên gia cho rằng nên kéo phanh tay trước khi về P
Theo kinh nghiệm của một số chuyên gia tại Việt Nam, các thao tác có thể rút lại theo bước: đạp phanh chân -> về N -> kéo phanh tay -> về P -> tắt máy. Hoặc đơn giản hơn nữa là: đạp phanh chân -> kéo phanh tay -> về P -> tắt máy.
Nhìn chung, mấu chốt nằm ở việc để cho phanh tay đảm nhiệm chính việc giữ xe đứng yên thay vì lực đè lên bánh răng cóc của số P. Do đó, thao tác đúng sẽ là kéo phanh tay rồi mới về P.
Hậu quả không ngờ khi xe ôtô lâu ngày không sử dụng Dưới đây là những hậu quả khôn lường khi xe ôtô của bạn không được sử dụng trong một thời gian dài. Pin chết Trên thực tế, nếu nhiều tuần liền bạn không sử dụng xe ôtô, pin có thể chết. Hơn nữa, nhiều ôtô vẫn sử dụng điện ngay cả khi xe đang đỗ để cung cấp năng lượng cho hệ thống...