Quỷ sừng mại châu và những loài sâu bọ nhìn “quái thú” nhất
Những loài sâu bọ có kích thước ‘khủng’ như quỷ sừng mại châu khiến người ta liên tưởng đến các quái thú. Nhưng tuy có hình thù ghê sợ, những loài sâu bọ này gần như là các loài động vật vô hại.
Quỷ sừng mại châu (Citheronia regalis). Đây là tên gọi của loài sâu bướm khổng lồ. Loài này có thể dài tới 15 cm và là một trong những loài sâu bướm lớn nhất thế giới. Sở dĩ nó có tên “ghê rợn” như vậy vì nó có nhiều “sừng” với nhiều màu sắc khác nhau. Hình thù tuy ghê sợ, nhưng loài sâu này lại vô hại.
Mothra. Đây là loài côn trùng lớn nhất trên thế giới. Sải cảnh của nó dài tới 249 m. Loài này có thể sẽ nặng tới 25.000 tấn và bay với tốc độ mach 3. Mothra mẹ sẽ chết ngay sau khi con của chúng nở ra từ trứng. Tuy nhiên, đến giờ Mothra chỉ mới được miêu tả trong các tài liệu, chủ yếu là ở Nhật.
Bọ cánh cứng Hercules (Dynastes hercules). Loài này có thể dài tới 17 cm. Chúng có 2 chiếc sừng ở phần trên của cơ thể. Chúng có một sức mạnh đáng nể khi có thể mang được gấp 100 lần trọng lượng cơ thể. Loài này có sức ăn đáng nể. Chúng có thể ăn hết một quả lê chỉ trong vòng một ngày.
Nhện ăn chim khổng lồ (Theraphosa blondi). Đây là một loài nhện khổng lồ. Sải chân của nó có thể dài tới 30 cm và nặng tới 170 gr. Loài này sống ở Nam Mỹ. Tên gọi của chúng được xuất phát từ việc nó bị bắt gặp ăn chim ruồi. Nó có thể ăn được dơi, các loài gặm nhấm nhỏ, côn trùng, cóc, rắn và thằn lằn nhỏ. Con cái có thể sống tới 25 năm. Con đực thường chết ngay trong năm mà nó giao phối.
Bọ cánh cứng Goliah (Goliathus goliatus và Goliathus regius). Được tìm thấy ở vùng rừng châu Phi và hoang mạc, khi lớn, loài này có thể dài tới 13 cm. Ấu trùng của nó có thể nặng tới 100 gr.
Dế khổng lồ (Deinacrida heteracantha). Những chú dế khổng lồ ở New Zealand là một trong những ví dụ điển hình của hiện tượng các sinh vật trên đảo khổng lồ. Vì sống ở một hòn đảo tách biệt nên loài dế này có thể phát triển được tới kích thước khổng lồ. Nó có thể dài tới 15 cm, và nặng tới 71 gr.
Sâu bướm phù thủy trắng (Thysania agrippina). Đây là loài sâu vô địch về độ sải cánh (dài tới 31 cm). Loài này sống chủ yếu ở Nam Mỹ, Trung Mỹ, Mexico và có thể là ở Texas. Màu và hình thù trên cánh cho phép nó ngụy trang khi đậu trên vỏ cây.
Bọ cánh cứng khổng lồ (Titanus giganteus). Đây là một trong những loài bọ cánh cứng lớn nhất thế giới, và dài nhất trong số các loài bọ cánh cứng ở vùng rừng nhiệt đới Amazon. Một vài con có thể dài tới 16 cm. Những con trưởng thành có thể có một bộ hàm cực khỏe, đủ để cắt ngang một chiếc bút chì hay thậm chí là cắt được cả thịt người. Cả đời loài này chỉ dành cho một mục đích duy nhất là tìm bạn tình. Nó hầu như không ăn gì.
Sâu bướm Atlas (Attacus atlas). Loài sâu bướm này có tên gọi như vậy vì nhiều người cho rằng hình thù trên cánh bướm trông giống như một tấm bản đồ. Đôi cánh của chúng chiếm một diện tích đáng ngạc nhiên là 400 cm2, dù chỉ dài có từ 25-30 cm. Chúng sống chủ yếu ở Đông Nam Á. Loài sâu bướm này có thể sống được 2 tuần và không ăn bất kỳ thứ gì trong suốt thời gian này.
Nhện đi săn khổng lồ (Heteropoda maxima). Tuy không phải là loài nhện “vô địch” về chiều dài cơ thể (loài này chỉ dài có gần 5 cm), nhưng loài này có khoảng cách chân dài nhất trong số các loài nhện (khoảng 30 cm). Dù cơ thể to lớn nhưng loài này không gây hại gì khi cắn người.
Mời quý vị xem video: 36 sự thật ít biết về động vật
Lưu Thoa
Theo kienthuc.net.vn/ND
Điểm mặt những "nông dân" xuất sắc đến lạ trong thế giới động vật
Một số loài động vật cũng có khả năng canh tác, làm vườn rất độc đáo, được xem như là những 'nông dân' xuất sắc bậc nhất trong thế giới động vật, khiến con người phải có cái nhìn khác.
Sứa Mastigias papua. Nghe có vẻ khó tin, nhưng ngay cả sứa cũng có thể trở thành nông dân. Những "nông dân" sứa trồng tảo ngay bên trong các mô của chính nó. Mỗi ngày, loài động vật này thường tự định hướng để có được ánh sáng mặt trời tối đa đảm bảo tảo quang hợp phát triển mạnh. Chúng dành phần lớn thời gian đuổi theo ánh sáng mặt trời và chăm sóc cho cây trồng.
Con ốc Littoraria irrorata. Đây là đại diện tiêu biểu của những loài động vật thân mềm trong danh sách các nông dân động vật. Loài này thường được tìm thấy ở khu vực Đông Nam nước Mỹ, thích ăn loại nấm mọc trên lá cỏ cordgrass chết. Những con ốc thông minh sử dụng dải răng giống chiếc lưỡi thô để cắt rãnh ở lá cordgrass, tạo ra môi trường phát triển hoàn hảo cho loài nấm yêu thích của chúng. Chúng cũng bón phân cho cây trồng bằng cách đi vệ sinh vào trong các rãnh để giúp các loại nấm phát triển.
Những con kiến "nông dân". Cách kiến nuôi rệp giống như cách con người nuôi bò để lấy sữa. Chúng nuôi các loài côn trùng khác như rệp, sâu bướm để lấy dịch ngọt tiết ra từ những loài côn trùng này. Chúng bảo vệ côn trùng khỏi sự đe dọa từ bên ngoài và luôn mang theo chúng khi di cư. Khi đến mùa thu hoạch chất ngọt từ côn trùng, kiến sẽ "vắt sữa" bằng cách dùng râu của chúng. Trong trường hợp vật nuôi ngoan cố, kiến sẽ cắt các cánh của rệp để "thuần hóa", ngăn chúng khỏi bay đi khi trưởng thành.
Bọ cánh cứng Ambrosia. Loài bọ này được đặt tên theo loại nấm mà chúng trồng, thuộc nhóm côn trùng chuyên đục gỗ và ăn nấm cộng sinh. Bọ Ambrosia đưa nấm vào cây redbay hay các cây họ nguyệt quế khác bằng cách đào tổ và đẻ trứng trên cây. Mầm bệnh di chuyển qua mạch cây và gây nên bệnh héo rũ.
Cá trinh nữ (Damselfish). Những "nông dân" này là loài cá duy nhất biết sản xuất nông nghiệp. Cá trinh nữ trồng tảo, để bảo vệ cây trồng chúng có thể hung hăng tấn công các sinh vật khác bơi quá gần, ngay cả các thợ lặn. Loại tảo mà loài cá này thích có khả năng sinh tồn yếu, so với các loài tảo khác. Do đó, nếu tảo không được bảo vệ nghiêm ngặt thì khả năng sống sót rất thấp. Trong thực tế, loài tảo quý hiếm có xu hướng chỉ tồn tại trong lãnh thổ bảo vệ của cá trinh nữ.
Mối. Mối là loài có tổ chức xã hội phức tạp nhất trong vương quốc động vật. Giống như kiến cắt lá, nhiều loài mối là những "nông dân" trồng nấm. Các gò mối khổng lồ được xây dựng rất phức tạp, có kiểm soát nhiệt độ để duy trì môi trường phát triển lý tưởng cho nguồn thức ăn chính của chúng là nấm.
Kiến cắt lá. Sở dĩ loài kiến ở Trung và Nam Mỹ này được gọi là kiến cắt lá vì chúng thường cắt và thu thập lá cây. Tuy nhiên kiến cắt lá không thực sự ăn lá cây. Thay vào đó, chúng thu thập lá để trồng một loại nấm làm thức ăn (nấm được cấy trồng trên lá cây chúng tha về). Đây là một trong bảy nhà nông tuyệt vời nhất thế giới động vật.
Lưu Thoa
Theo kienthuc.net.vn
Đón Canh Tý, ngẩn ngơ ngắm những "nàng" chuột đáng yêu nhất (P1) Vốn nhận nhiều sự ác cảm từ mọi người, nhưng loài gặm nhấm như chuột cũng có những bộ mặt thực sự đáng yêu. Hình ảnh chuột xuất hiện như một người mẫu thân thiện chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ trong năm Canh Tý. Nhiếp ảnh gia người Nga Anna Tyurin dành nhiều thời gian để chụp ảnh loài động vật...