‘Quỷ râu xanh’ giết người hàng loạt những ngày đầu Sài gòn giải phóng
Những ngày đầu giải phóng, thành phố Sài Gòn xảy ra hàng loạt vụ trọng án như hiếp dâm, giết người, đốt xác, cướp của giết người, bắt cóc tống tiền gây hoang mang dư luận.
Những ngày đầu giải phóng, thành phố Sài Gòn xảy ra hàng loạt vụ trọng án như hiếp dâm, giết người, đốt xác, cướp của giết người, bắt cóc tống tiền gây hoang mang dư luận.
Những chiến sĩ an ninh vừa hoàn thành nhiệm vụ cách mạng giải phóng dân tộc lại tiếp tục bước vào cuộc chiến mới chống lại cái ác vì sự bình yên của cuộc sống người dân. Trong cuộc chiến ấy, máu của không ít cán bộ chiến sỹ tiếp tục đổ xuống…
Vỏ quýt dày có móng tay nhọn
ầu năm 1976, trên địa bàn TP.HCM liên tiếp xảy ra 3 vụ trọng án, nạn nhân là 3 cô gái xinh đẹp bị cưỡng hiếp, giết và đốt xác. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Công an TP.HCM đã xác định danh tính nạn nhân và truy xét bắt giữ hung thủ, đồng thời làm rõ 6 vụ án khác tương tự mà lực lượng cảnh sát Sài Gòn trước giải phóng bó tay.
Ghé thăm đại tá Thái Doãn Mẫn (Tám Nam) một ngày cuối tháng 3, gần 43 năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, ở tuổi 95, sức khỏe của ông đã giảm sút nhiều, duy sự thông tuệ và trí nhớ vẫn còn rất minh mẫn.
Không chỉ là “khắc tinh” của những tên ác ôn, sau giải phóng, đại tá Thái Doãn Mẫn, nguyên Phó Ban An ninh T4, nguyên Phó giám đốc thường trực Công an TP.HCM, còn là người trực tiếp chỉ đạo lực lượng cảnh sát hình sự phá nhiều vụ án chấn động dư luận cả nước, đưa những tên tội phạm khét tiếng ra ánh sáng và trừng trị theo pháp luật.
Ban chuyên án họp bàn, lên kế hoạch phá án.
Tay run run lật từng trang sách, đại tá Thái Doãn Mẫn ngậm ngùi nhớ lại: Từ tháng 1 đến tháng 3/1976, trên địa bàn TP.HCM liên tiếp xảy ra ba vụ giết người đốt xác gây chấn động dư luận. Nạn nhân là ba cô gái xinh đẹp tuổi còn rất trẻ.
Vụ đầu tiên được phát hiện vào rạng sáng một ngày đầu tháng 1. Đang thu gom rác, các công nhân vệ sinh phát hiện tại một bãi rác công cộng ở thị trấn An Lạc (huyện Bình Chánh) một xác chết cháy và lập tức báo cho công an huyện và Phòng cảnh sát Trị an. Ông Lê Văn Thiện (Tám Vỹ – Trưởng phòng) chỉ đạo đại úy Võ Tấn Thành (Hai Thành – Đội trưởng Chấp pháp) tiến hành điều tra. Nạn nhân là nữ, thi thể bị cháy hoàn toàn nên không xác định được nhân thân.
Công tác điều tra chưa có kết quả thì một xác chết cháy nữa được phát hiện đúng vào ngày 8/3 tại bãi rác công cộng trên Xa lộ Hà Nội (huyện Thủ Đức). Nạn nhân cũng là nữ, bị cháy hoàn toàn, chỉ còn một ít xương.Vụ án một lần nữa đi vào ngõ cụt vì công an không xác định được tung tích nạn nhân.
Video đang HOT
Dư luận chưa hết bàng hoàng thì sau đó một tuần công nhân vệ sinh lại tiếp tục phát hiện thi thể nạn nhân thứ ba tại đống rác trên đường Điện Biên Phủ (quận 3).Trước diễn biến nghiêm trọng này, ông Lê Văn Thiện quyết định báo cáo trực tiếp toàn bộ vụ án cho đại tá Thái Doãn Mẫn, nguyên là Phó giám đốc thường trực Công an TP.HCM, phụ trách khối cảnh sát.
Ông Mẫn kể: “Tôi lập tức đến hiện trường vụ án. Lúc ấy khoảng 2h sáng. Nạn nhân là nữ, thi thể bị cháy hoàn toàn, chỉ sót lại một mảnh vải quần lót màu vàng. Nếu không nhanh chóng tìm ra tung tích nạn nhân thì kẻ thủ ác sẽ tiếp tục ra tay với các cô gái khác”.
Trằn trọc suốt đêm tìm cách phá án, đại tá Thái Doãn Mẫn quyết định bằng mọi cách phải lấy cho được dấu vân tay của nạn nhân. Trời vừa mờ sáng, ông Mẫn đến nhà GS Bác sĩ Dương Quang Trung, Giám đốc Sở Y tế.
Ông Trung cung cấp một loại thuốc đặc dụng và hướng dẫn cách rải thuốc giữ nguyên trạng than bàn tay để lấy dấu vân tay. Ông Mẫn cho cán bộ kỹ thuật hình sự sang nhận thuốc đem về. Quả nhiên sau khi rải thuốc, bộ phận kỹ thuật hình sự đã lấy được dấu vân tay của nạn nhân thứ ba.
Tra cứu hàng vạn tàng thư căn cước chế độ cũ để lại, cán bộ kỹ thuật hình sự xác định vân tay nạn nhân thứ ba trùng khớp với dấu vân tay trong căn cước của chị Phạm Thị Thanh H. (24 tuổi, ngụ quận 3). “Tôi và Tám Vỹ chỉ đạo cho đại úy Hai Thành đến nhà chị H. Mẹ của H. cho biết con gái bà đang làm nhân viên Phòng thương nghiệp trên đảo Phú Quốc (Kiên Giang), vừa nghỉ phép và trở lại đơn vị được hai ngày. Đặc biệt, cô cũng có chiếc quần lót vải màu vàng. Phòng Thương nghiệp ở đảo Phú Quốc báo H. đã trễ phép hai ngày và chưa thấy đến cơ quan”, ông Mẫn nhớ lại.
ại tá Thái Doãn Mẫn, nguyên Phó giám đốc Công an TP.HCM.
Lưới trời lồng lộng
Đại tá Thái Doãn Mẫn cho biết tại thời điểm vụ án xảy ra, thành phố Sài Gòn mới được giải phóng, tình hình an ninh chính trị và trật tự xã hội rất rối ren. Cả ba cô gái bị giết và đốt xác làm rúng động dư luận cả nước. Lãnh đạo thành phố rất bức xúc và chỉ thị lực lượng công an nhanh chóng phá án.
Từ các thông tin ít ỏi của người nhà nạn nhân, các trinh sát tiến hành làm rõ các mối quan hệ. Qua nhiều ngày truy xét, nghi can số 1 của vụ án dần lộ diện và được giám sát đặc biệt. Đó là một thanh niên khoảng 30 tuổi, to cao, đeo đồng hồ Seiko, đội mũ lưỡi trai màu nâu đã chở H. bằng ôtô Mazda vào buổi chiều cô mất tích. Anh ta tên là Bùi Hữu Đạt (31 tuổi, quê Long An), cha mẹ đi vượt biên, một mình sống trong căn nhà 3 tầng ở quận Phú Nhuận.
Sau nhiều ngày điều tra, củng cố chứng cứ, đại tá Thái Doãn Mẫn lệnh cho đại úy Hai Thành cất lưới. Một buổi chiều, phát hiện nghi can đến nhà người bà con ở quận Tân Bình, các trinh sát ập vào nhà khóa tay.
Đại tá Thái Doãn Mẫn kể Bùi Hữu Đạt rất ngoan cố, suốt hai ngày liền hắn một mực phủ nhận việc sát hại chị H. Đến ngày thứ ba, điều tra viên quyết định đánh “phủ đầu” bằng cách… mời hắn cùng xem các vết máu trên xe ôtô của hắn.
Thấy nghi phạm lúng túng, điều tra viên nói tiếp: “Có nhân chứng nhìn thấy anh nửa đêm đưa xác H. từ trên ôtô xuống ném vào bãi rác và tưới xăng đốt. Vết máu cô ấy còn trên xe. Anh có cần đối chất với nhân chứng không? Thành thật khai báo để được hưởng khoan hồng”.
Mặt kẻ thủ ác tái mét. Hắn khai nhận có sở thích quan hệ tình dục với các cô gái trẻ xinh đẹp. Hàng ngày, Đạt lấy ôtô rong ruổi khắp thành phố tìm con mồi. Thấy cô gái nào vừa mắt là giả vờ đụng xe hoặc dừng lại hỏi thăm đường nhằm mục đích làm quen rồi tán tỉnh mời các cô đi chơi.
Một buổi chiều, hắn thấy H. cầm ổ bánh mì đi bộ trên đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 3) nên dừng xe tán tỉnh rồi mời cô đi ăn tối. Đang buồn vì mới chia tay người yêu, H. đồng ý lên xe. Sau khi ăn uống, Đạt đưa cô gái về nhà cưỡng bức và dùng dao sát hại. Sau đó hắn cho thi thể vào bao tải đưa lên ôtô chở ra bãi rác công cộng tưới xăng đốt.
Bùi Hữu Đạt khai nhận mình cũng là thủ phạm của 2 vụ giết người đốt xác phát hiện ở huyện Bình Chánh và huyện Thủ Đức. Nạn nhân là hai cô gái rất xinh bị hắn sát hại với cùng thủ đoạn như đối với nạn nhân H. Kinh hoàng hơn, biết chắc mình sẽ lãnh án tử, Đạt khai trong hai năm 1974-1975, hắn đã lần lượt cưỡng hiếp và sát hại 6 cô gái xinh đẹp khác, trong đó có hai nữ sinh mới 17 tuổi và dễ dàng qua mặt lực lượng cảnh sát Sài Gòn.
Cảm thông với nỗi đau của các gia đình có con bị mất tích, đại tá Thái Doãn Mẫn yêu cầu đại úy Hai Thành lấy lời khai của Đạt về sáu vụ án hắn gây ra trước giải phóng, xác định rõ nhân thân và thông báo cho gia đình các nạn nhân.
“Hai Thành cùng các trinh sát đến nhà các nạn nhân thông báo cho gia đình biết về tung tích con em họ và xin ảnh để Đạt nhận diện. Xem qua các tấm ảnh, Đạt xác định đó là các cô gái hắn đã giết hại”, ông Mẫn nhớ lại.
Theo Huy Thịnh (Tiền Phong)
Nhiều triển lãm kỷ niệm 50 năm Tết Mậu Thân 1968
Hàng loạt tranh ảnh, tác phẩm mỹ thuật về hoạt động chiến đấu, nổi dậy của quân và dân miền Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân - 1968 được trưng bày ở nhiều nơi có đông khách tham quan tại trung tâm TP.HCM.
Theo ghi nhận của Dân Việt, tại Nhà Văn hóa thanh niên, hai bên tường các hành lang đều trưng bày hình ảnh từ công cuộc chuẩn bị, đến những ngày tiến công oanh liệt của quân, dân miền Nam và sự thất bại, tháo chạy tại nhiều thành phố lớn của quân Mỹ - Sài Gòn. Tất cả hình ảnh đều được chú thích rõ ràng về địa điểm, nội dung và thời gian bằng tiếng Việt và tiếng Anh phục vụ du khách trong và ngoài nước.
Tại công viên 30/4, phía trước Hội trường Thống Nhất (trước đây là Dinh Độc Lập), là triển lãm hình ảnh, tư liệu mang tên "Hào khí Xuân Mậu Thân - 1968 - Mãi mãi sáng ngời". Hình ảnh đa số là cuộc tiến công của quân giải phóng vào Sài Gòn - đầu não của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Bên cạnh đó là hình ảnh đền ơn đáp nghĩa xuyên suốt nhiều năm về cuộc tiến công Tết Mậu Thân.
Những hình ảnh về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân - 1968 được trưng bày tại công viên 30/4. Ảnh: Lý Tín
Triển lãm có 3 tác phẩm nghệ thuật sắp đặt: "Khúc ca mùa xuân Mậu Thân 1968" của nhóm điêu khắc trẻ - Hội mỹ thuật TP.HCM nhằm ca ngợi, biết ơn những liệt sĩ Biệt động hy sinh trong cuộc tiến công vào Sài Gòn; "Kết nối quá khứ" của nhóm sắp đặt Đại học Văn Lang; "Nữ dân công hỏa tuyến Xuân Mậu Thân - 1968".
Ảnh tư liệu được trưng bày trong triển lãm. Ảnh: Lý Tín
Ngoài ra, tại công viên 30/4, mô hình bức phù điêu "Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968" được trưng bày nhằm phục vụ du khách. Bức phù điêu thật sẽ xây dựng bên trong Hội trường Thống Nhất có kích thước dài 81m, cao 9m. Chất liệu dự kiến là đồng đỏ ốp trên tường bê tông. Ngôn ngữ thể hiện kết hợp thể loại chạm lọng với nửa tượng tròn.
Nội dung tư tưởng chủ đạo: "Việt Nam là một đất nước thân thiện và mến khách với tình cảm hữu nghị chân thành" được soi sáng bằng "truyền thống tự trọng, nhân ái, vượt qua thù hận, vị tha, và hướng tới tương lai của cha ông trong suốt chiều dài lịch sử hào hùng", nên trong toàn bộ bức phù điêu hoàn toàn không đào xới về hận thù hoặc nỗi đau quá khứ, mà chỉ khắc ghi những chiến công và sự hy sinh của chiến sĩ, đồng bào trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân - 1968.
Mô hình phù điêu "Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân - 1968" được trưng bày ở công viên 30/4 phục vụ du khách. Ảnh: Lý Tín
Bố cục bức phù điêu: Ở trung tâm là 4 hình tượng tiêu biểu đang xung phong về phía trước gồm hình ảnh Dân công hỏa tuyến, hình tượng chiến sĩ Biệt động thành, hình tượng quần chúng nhân dân Sài Gòn - Gia Định, hình tượng chiến sĩ Giải phóng quân và 3 chương khác với nội dung chủ yếu là cuộc tiến công vào trung tâm Sài Gòn. Tác giả bức phù điêu là Nguyễn Hoàng Ánh.
Theo đó, để tổ chức Lễ kỷ niệm "50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân - 1968", Hội trường Thống Nhất đã tạm ngừng đón khách tham quan từ ngày 30-31.1 nhằm đảm bảo tốt hoạt động dựng sân khấu, hậu cần và đảm bảo an ninh.
Một số du khách nước ngoài hào hứng chụp hình với những hình ảnh của cuộc triển lãm tại công viên 30/4.
Một du khách nước ngoài hào hứng chụp hình tại triển lãm. Ảnh: Lý Tín
Bên trong Hội trường Thống Nhất đã hoàn tất các khâu từ khán đài sân khấu, hậu cần để thực hiện Lễ kỷ niệm "50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân - 1968" diễn ra vào ngày 31.1.2018.
Theo Danviet
Nghi án giết người đốt xác ở vùng ven Người dân sống trong khu tái định cư Long Sơn, phường Long Bình, quận 9, TP.HCM phát hiện người đàn ông nghi bị sát hại, đốt xác nên cấp báo công an. Chiều 1.1.2018, Công an quận 9 phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ Công an TP.HCM phong tỏa hiện trường, điều tra nguyên nhân người đàn ông nghi bị sát hại...