Quý ông đừng dùng thuốc để “mạnh” hơn!
Theo ghi nhận của các tác giả nghiên cứu, tỉ lệ dùng Viagra ở người Mỹ trưởng thành cao nhất lại ở tuổi 18-45.
Một trong những rối loạn hoạt động tình dục ở nam giới thường xảy ra khi tuổi càng cao là rối loạn cương (RLC, cũng thường viết tắt là ED- Erectile Dysfunction). Ở Việt Nam, RLC còn được gọi là bất lực, liệt dương, nhược dương, yếu sinh lý.
Lạm dụng thuốc trị RLC
Từ những năm 1990, bắt đầu xuất hiện nhóm thuốc gọi là thuốc ức chế PDE-5 (ức chế enzym có tên là phosphodiesterase-5, gây giãn mạch làm tăng lưu lượng máu đến dương vật), tạo nên bước tiến và sự thuận lợi vượt bậc trong chữa trị RLC. Thuốc đầu tiên của nhóm là Viagra (sildenafil), sau đó có thêm Levitra (vardenafil) và Cialis (tadalafil). Mặc dù thuốc trị RLC được công ty sản xuất nêu rõ: “Chỉ dùng khi người bệnh đi khám ở bác sĩ chuyên khoa được xác định là bị RLC”. Tức thuốc không được tự ý dùng tùy tiện mà phải được bác sĩ chuyên khoa (bác sĩ nam khoa, tiết niệu, nội tiết…) khám và chỉ định. Tuy nhiên, từ khi xuất hiện trên thị trường dược phẩm, thuốc trị RLC đã bị lạm dụng khi không để chữa bệnh mà với mục đích “kích dục”.
Có một số trong cánh đàn ông, thậm chí là người trẻ tuổi không bị bệnh gì cả, chỉ muốn dùng thuốc nhằm “mạnh rồi nhưng phải mạnh hơn”. Trong trường hợp này, mục đích sử dụng thuốc được gọi là để “mua vui”. Các nhà chuyên môn từ lâu rất muốn nêu bật tác hại của việc dùng thuốc trị RLC nhằm “mua vui” nhưng chỉ đưa ra khuyến cáo chung chung. Thế nhưng, nay đã có chứng cứ sơ bộ cho thấy nếu người dùng thuốc trị RLC không phải để chữa bệnh mà với mục đích “khỏe hơn” thì sau này có nguy cơ bị RLC thật.
Một ca phẫu thuật điều trị tại Khoa Nam học Bệnh viện Nhân dân 115 TP HCMẢnh: NGUYỄN THẠNH
Video đang HOT
Trong một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Y học Giới tính (Journal Of Sexual Medicine, July, 2012), dựa vào phỏng vấn 1.207 đàn ông với tuổi trung bình 22, các nhà nghiên cứu đi đến kết luận: “Đối với đàn ông trẻ, khỏe mạnh, dùng thuốc trị RLC chỉ nhằm mục đích mua vui giải trí, họ sẽ có nguy cơ bị RLC về mặt tâm lý sau này. Tức là sau này, họ sẽ bị lệ thuộc, phải tiếp tục dùng thuốc để duy trì sự cương.”
Hai nhóm nguyên nhân
RLC được định nghĩa: “Là tình trạng không đủ khả năng đạt tới hoặc duy trì sự cương của nam giới đủ cho sự giao hợp bình thường và tình trạng này kéo dài ít nhất là 3 tháng”. Nếu tình huống bất thường (như phiền muộn, trầm cảm, do tác động của rượu) thì đó chưa phải là bệnh mà là rối loạn tạm thời, sự ổn định tâm lý sẽ giúp khắc phục điều đó. Còn tình trạng rối loạn kéo dài hơn 3 tháng, người bệnh cần đến bác sĩ khám để được chẩn đoán và nếu cần thì điều trị.
Khá nhiều nguyên nhân gây ra RLC, có thể chia làm 2 nhóm:
Nhóm nguyên nhân tâm lý: chiếm 10%-20% các trường hợp RLC, xuất phát từ sự bất ổn về mặt tâm lý, tức sự trục trặc trong đời sống tinh thần. Cuộc sống hiện nay dễ gây stress, trầm cảm, lo âu, xuống tinh thần, ngay như quan hệ không suôn sẻ với “đối tác” đều có thể tác động tiêu cực đến hoạt động tình dục. Nguyên nhân tâm lý thường xảy ra ở người trẻ tuổi. Vì vậy, liệu pháp tâm lý luôn luôn được đề cao trong chế độ điều trị của thầy thuốc và được áp dụng đối với người bị RLC.
Nhóm nguyên nhân thể chất: chiếm 80%-90% các trường hợp RLC, xuất phát từ các rối loạn chức năng hoặc tổn thương thực thể trong cơ thể con người, như bị bệnh tim mạch với xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, đái tháo đường (cả type 1 và type 2) với biến chứng gây tổn hại mạch máu và các dây thần kinh có thể dẫn đến RLC…
“Mua vui” coi chừng trả giá!
Với nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Y học Giới tính được kể ở trên, các tác giả ghi nhận tỉ lệ RLC tăng theo tuổi. Chỉ khoảng 9% đàn ông tuổi 18 đến 39 bị RLC nhưng có đến 70% đàn ông tuổi từ 60 trở lên bị rối loạn này. Tuy nhiên, theo ghi nhận của các tác giả nghiên cứu, tỉ lệ dùng Viagra ở người Mỹ trưởng thành cao nhất lại ở độ tuổi 18-45. Từ năm 1998-2002, tỉ lệ dùng thuốc ở lứa tuổi trẻ vừa kể đã tăng lên 312%.
Trong nghiên cứu về ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc trị RLC, các tác giả đã làm cuộc phỏng vấn trên mạng với 1.207 đàn ông, tuổi trung bình 22, trong đó có: 72 người dùng thuốc trị RLC không chữa bệnh mà để “mua vui”, 24 người được bác sĩ kê đơn để chữa bệnh, 1.111 người không dùng thuốc trị RLC. Tất cả được phỏng vấn vô danh nhằm trả lời trung thực về hoạt động tình dục trong 4 tuần qua. Họ trả lời các câu hỏi có dùng thuốc trị RLC hay không và số lần dùng, tình trạng ham muốn tình dục, tình trạng cương, sự thỏa mãn và đạt khoái cảm trong tình dục. Đặc biệt, họ cho biết về tình trạng tự tin, khả năng khởi phát và duy trì sự cương.
Kết luận của nghiên cứu cho thấy một điều làm buồn lòng những người dùng thuốc “mua vui” là: “So sánh với người không dùng thuốc trị RLC, người dùng thuốc trẻ tuổi “mua vui” lại thiếu tự tin, ít cảm thấy thỏa mãn hơn và bị ảnh hưởng là cứ trông chờ vào tác dụng của thuốc”. Các tác giả đặt vấn đề là những người trẻ tham gia nghiên cứu có thể bị RLC thật sự nhưng khả năng lớn hơn là khi đã quen trông chờ vào tác dụng của thuốc sẽ hình thành tâm lý phụ thuộc vào nó. Đây là nguy cơ sẽ đưa đến RLC tâm lý thật sự sau này.
Nghiên cứu vừa kể chỉ là bước khởi đầu, sẽ có nhiều nghiên cứu tiếp theo. Nhưng đây cũng đủ cảnh tỉnh cho đấng nam giới nào cứ canh cánh bên lòng là dùng thuốc trị RLC nhằm “mạnh rồi nhưng phải mạnh hơn”.
Theo PGS-TS Nguyễn Hữu Đức
Theo VNE
Ai có quyền lực mạnh hơn
Một hôm, giữa giờ nghỉ giải lao, các bé tranh thủ tán chuyện về bố mẹ của mình xem ai là tài giỏi nhất.
Ảnh minh họa
Tèo: 'Bố tớ là cảnh sát giao thông, hễ ông thổi còi là thế nào cũng có người bị phạt'.
Tôm: 'Ăn thua gì, bố tớ mới oai. Hễ ông thổi kèn là thế nào cũng có người chết'.
Cả đám bạn liền há hốc miệng: 'Hả, bố cậu làm gì mà oách thế?'...
Tôm cười đắc ý: 'Chẳng là bố tớ làm ở đội mai táng ấy mà'.
Nghe đến đó, Tí liền nói: 'Tưởng gì, đâu bằng bố tớ. Ông là trọng tài bóng đá, khi nào thổi còi hết trận là thế nào cũng có nhiều người tan cửa nát nhà vì thua độ'.
Theo Datviet
Phòng và chống ung thư vú: "Cùng nhau chúng ta sẽ mạnh hơn" Giờ đây, chúng ta biết rằng khi ung thư vú đã được chuẩn đoán và phát hiện từ giai đoạn sớm, 90% sẽ sống được thêm 5 năm so với chuẩn đoán. Phát hiện sớm, bạn sẽ sống sót. Thay đổi cách sống đơn giản và thói quen thăm khám với bác sĩ sẽ giúp tạo ra sự khác biệt. Hãy chuyển từ...