Quy Nhơn trong trải nghiệm tuyệt vời của những phóng viên nước ngoài
“Với những bãi biển sạch sẽ, những làng chài cổ kính và những cánh đồng lúa xanh ngọc lục bảo, Quy Nhơn mang đến sự thư giãn yên tĩnh cho du khách…
Toàn cảnh thành phố Quy Nhơn xanh mướt nhìn từ trên cao. Ảnh: Đào Tiến Đạt
… Mảnh đất miền Trung Việt Nam này tự hào với các di tích lịch sử, hải sản tuyệt vời và khung cảnh từ những ngọn núi ở phía xa…”, Marissa Carruthers, nữ phóng viên người Anh, đã viết những dòng như thế mở đầu cho bài báo của mình trên trang South China Morning Post.
“Tôi có cảm giác không bao giờ muốn rời đi”
Hoàng hôn trên đầm Thị Nại. Ảnh: Nguyễn Tiến Trình
Chỉ vài ngày ở Quy Nhơn (Bình Định) trong lần đầu tiên ghé thăm, Marissa Carruthers đã chốt lại một câu ở cuối bài viết: “Khi đắm mình trong khung cảnh mặt trời lặn từ hẻm núi ở đây, tôi đã có cảm giác không bao giờ muốn rời đi nữa”.
Trong bài báo có tựa đề Off the beaten track in Quy Nhon, Central Vietnam’s next big thing, for a laid-back beach holiday (tạm dịch: Quy Nhơn: điểm sáng du lịch biển nghỉ dưỡng tiếp theo ở miền Trung Việt Nam), tác giả đã ghi lại hành trình chỉ trong vài ngày với những trải nghiệm phong phú của mình tại Quy Nhơn. “Chiếc xe ôm chở tôi dọc theo con dốc thoai thoải, một bên núi với màu xanh ngút ngàn của cây cỏ, một bên là biển mênh mông với những bãi cát trắng phau, tôi đã tin rằng mình muốn tìm hiểu nhiều hơn về vùng đất yên bình này”, Marissa Carruthers dẫn dắt người đọc theo chân cô bằng thứ ngôn từ mộc mạc mà đầy cảm xúc như thế để đến với một vùng đất còn nhiều hoang sơ, tĩnh lặng và kỳ bí có tên Quy Nhơn.
Tháp Dương Long, một trong những cụm tháp Chămpa tại Bình Định.Ảnh: Đào Tiến Đạt
Video đang HOT
Từ sự tò mò giản đơn của một khách lữ hành đó, Marissa Carruthers đã có những trải nghiệm đầy mới mẻ ở thành phố biển, rồi một làng chài nhỏ và ghé thăm cụm tháp Chămpa hàng trăm năm tuổi. Quy Nhơn dần hiện ra trong bài viết của cô với nhịp sống chậm và yên tĩnh hơn hẳn các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM. Không chỉ vậy, đây còn là nơi lưu dấu tích của những thời kỳ văn hóa Chămpa phát triển rực rỡ như các tháp và cụm tháp nằm rải rác trên các đỉnh núi ở vùng đồng quê ngoại ô thành phố. Trong đó, tháp Bánh Ít ở huyện Tuy Phước được đưa vào danh sách “1.001 công trình kiến trúc phải đến trong đời” trên thế giới.
Không chỉ có cảnh đẹp đầy chất thơ, mảnh đất này còn khiến nữ phóng viên người Anh thực sự ấn tượng bởi vẻ chân chất, thật thà và mến khách của người dân bản địa trong phần ghi chép: “Tôi ngang qua một ngôi làng chài, đắm mình vào không gian yên bình, tiếng nói cười, hình ảnh ngư dân đan giỏ, trẻ em vui chơi…”. Với tất cả những ngọt ngào, quyến rũ đó, Quy Nhơn được bình chọn là điểm đến hàng đầu Đông Nam Á bởi tạp chí du lịch Rough Guides của Anh vào năm 2015.
4 chữ “S” trên nhật báo Bangkok Post
Nhật báo tiếng Anh có uy tín hàng đầu ở Thái Lan là Bangkok Post ngày 9.5 mới đây đã đăng bài giới thiệu về thành phố Quy Nhơn của Việt Nam trong mục phóng sự đặc biệt. Theo đó, hầu hết các kỳ nghỉ ở biển nhiệt đới đều theo công thức gồm 3 chữ S là sun (mặt trời), sand (bãi cát) và sea (biển). Thế nhưng, Quy Nhơn của Việt Nam còn có thêm một chữ S quan trọng khác, đó serenity (sự thanh bình).
Trong chữ S cuối cùng đó, Quy Nhơn đang tạo ra điểm nhấn khác biệt mà nhiều thành phố biển trên thế giới đã đánh mất. Đó là sự thanh thản và yên tĩnh, cuộc sống chậm và sự thân thiện thật sự của người dân địa phương – điều khiến cho những người lạ cũng cảm thấy được chào đón và thân thuộc như đang trở về với nơi chốn thân quen nào đó.
Tác giả bài báo nhận xét: “Đối với một người dân thành thị Bangkok, chuyến đi tới Quy Nhơn giống như một chuyến đi trở lại với quá khứ, tới thời điểm mà những bãi biển hoang sơ ở Pattaya và Cha-am vẫn còn là nhà của các ngư dân đánh bắt nhỏ lẻ và là nơi những khu chợ ướt gần đó hối hả với những mẻ hải sản tươi đánh bắt hằng ngày”.
Gỡ cá buổi sớm ở một làng chài. Ảnh: Nguyễn Phước Hoài
Vùng đất chứa nhiều nét văn hóa đặc sắc
Nói đến Quy Nhơn – Bình Định, không thể không nhắc về võ thuật. Đây được xem là mạch nguồn tinh hoa, là truyền thống của người và đất xứ Nẫu. Đến nay, võ thuật Bình Định vẫn được duy trì và phát triển đều đặn không chỉ ở các trung tâm võ thuật trong thành phố mà còn ở các làng quê nhất là ở An Nhơn, Tây Sơn. Về Bình Định để ghé thăm những lớp võ mộc mạc hồn hậu mà kiên cường như chất người thôn quê. Những bài võ múa roi, múa kiếm của những cô gái địa phương đã không ít lần làm say lòng du khách.
Không chỉ có võ thuật làm rạng danh xứ Nẫu, nơi này còn là cái nôi của bộ môn nghệ thuật hát bài chòi. Với người dân Bình Định, bài chòi đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, nhất là mỗi dịp lễ tết. Đó là thứ âm thanh của truyền thống cha ông để lại, mộc mạc, gần gũi mà cũng tràn đầy triết lý sâu xa. Năm 2018, UNESCO công nhận Nghệ thuật bài chòi Trung bộ, Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định: “Bình Định đã và đang phát triển kinh tế du lịch theo hướng bền vững trên cái nền gìn giữ những bản sắc riêng có. Chúng tôi rất chú trọng bảo tồn cảnh quan, văn hóa thiên nhiên. Làm sao trong thành phố phải có thật nhiều cây xanh. Cảnh quan tự nhiên nào có thể giữ lại được thì phải tìm mọi biện pháp để giữ lại, tạo sự phát triển hài hòa. Không chỉ vậy, việc tạo lập thêm một điều độc đáo chỉ có ở Bình Định như Trung tâm khoa học và giáo dục quốc tế liên ngành (ICISE) cũng là một giấc mơ lớn khác đang có thật tại thành phố Quy Nhơn. Thung lũng Quy Hòa được quy hoạch thành khu đô thị khoa học – giáo dục đầu tiên của Việt Nam, với diện tích hơn 242 ha, bao gồm các công trình, dự án khoa học, công nghệ như: Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành, dự án Công viên sáng tạo TMA, Trung tâm khám phá khoa học với nhà mô hình vũ trụ, nhà khám phá khoa học, đài quan sát thiên văn phổ thông; các viện nghiên cứu khoa học; các trường đào tạo kỹ sư chất lượng cao…”.
Với đường bờ biển dài 42 km, Quy Nhơn là thủ phủ của Bình Định, được mệnh danh là thành phố của thi ca, nằm nép mình giữa một bên là núi và một bên là biển, tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình. Đến Quy Nhơn, du khách không thể bỏ qua danh mục ẩm thực trứ danh như rượu bàu đá, cua huỳnh đế, bánh xèo rau mầm… cùng những điểm hẹn ngoạn mục như: bãi tắm Nữ Hoàng, bãi Dại, Kỳ Co, Eo Gió… và đặc biệt là FLC Quy Nhơn, quần thể nghỉ dưỡng 5 sao đầu tiên tại Bình Định.
Theo Thanh Niên
Lộ diện "tuyệt tình cốc thu nhỏ" ngay tại Quy Nhơn
Du lịch Quy Nhơn ngoài biển xanh, cát trắng, còn có con suối Long Mỹ tuyệt đẹp, ngỡ như tiên cảnh chốn bồng lai. Tuy nhiên, dường như khá ít người biết về nơi này.
Men theo bờ tràn của hồ Long Mỹ (Phước Mỹ, Quy Nhơn, phía sau KCN Long Mỹ) vài trăm mét nữa, hẳn bạn sẽ ngỡ ngàng khi bắt gặp suối Đá (còn gọi là suối Ngang). Con suối bắt nguồn từ đỉnh núi Hàm Rồng và chảy xuống hồ Long Mỹ.
Ẩn mình giữa ngọn núi Hàm Rồng, Suối Đá Long Mỹ thuộc thôn Long Thành, xã Phước Mỹ, TP. Quy Nhơn là một thắng cảnh còn lắm hoang sơ, nhưng cũng lắm mỹ miều trong mắt lữ khách khi đến nơi này.
Mới đây, những hình ảnh về một địa điểm được giới trẻ ưu ái gọi bằng cái tên "Tuyệt tình cốc thu nhỏ" tại Quy Nhơn đang được truyền tay với tốc độc chóng mặt. Đâu cần đi Đà Lạt, Ninh Bình, ngay Quy Nhơn mình cũng có Tuyệt tình cốc Version Hồ Trái Tim đẹp dịu ngọt.
Cách trung tâm TP. Quy Nhơn khoảng 18km về phía Tây Nam, để đến được đây bạn đi dọc theo QL1 hướng đèo Cù Mông, gặp đèn đỏ ngã tư Long Mỹ (dưới chân dốc Ông Phật), rẽ phải đi Long Mỹ. Theo đường bê tông, đi qua khỏi KCN Long Mỹ khoảng 3km, gặp ngã 3 rẽ trái vào Hồ Long Mỹ. Sau đó bạn sẽ lên hồ để vào Suối Đá.
Dòng suối bắt nguồn từ núi Hàm rồng nên người dân địa phương hay gọi là suối Hàm Rồng. Về sau có thêm tên gọi truyền miệng là Suối Ngang. Gần đây, một số bạn trẻ thập phương đến đây và gọi là Suối Đá, vì đá trên dòng suối được thiên nhiên tạo nên rất đẹp và hùng vĩ.
Lòng suối có rất nhiều phiến đá với đủ hình thù, nhỏ, chen nhau đứng, ngồi. Nước suối Đá chảy từ trên đỉnh núi cao và dốc, lại bị nhiều phiến đá ngáng trở nên giận dữ trào ra những dòng thác trắng xóa.
Tiếng róc rách bất tận của nước. Những thanh âm vi vút của rừng và cảm giác được chinh phục, khám phá những bí mật còn nằm sau những tảng đá khổng lồ kia đã đưa bạn đến với lưng chừng núi từ lúc nào.Tiếng róc rách bất tận của nước. Những thanh âm vi vút của rừng và cảm giác được chinh phục, khám phá những bí mật còn nằm sau những tảng đá khổng lồ kia đã đưa bạn đến với lưng chừng núi từ lúc nào.
Tại đây, bạn đừng bỏ qua cơ hội được tắm nước "Giếng Tiên". Đó là một hốc nước rộng trong vắt, quanh năm không bao giờ khô cạn. Sau một hồi lội suối, trèo non, được tắm nước Giếng Tiên thì tinh thần sảng khoái. Đây chắc chắn là một điểm đến hấp dẫn của du lịch Quy Nhơn. Càng ngược lên cao, bạn sẽ gặp nhiều thác đẹp. Nhưng muốn chinh phục đỉnh núi, có lẽ cần phải có sự chuẩn bị "dài hơi" cho đôi chân.
Thời gian đẹp nhất để tới tham quan là từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau, màu nước đẹp nhất từ tầm 12h trưa, ánh sáng chiếu vào long lanh mặt hồ, xanh đã xanh giờ còn óng ánh màu biếc ngọc bích tạo nên khung cảnh đẹp đến nao lòng.
Cảnh sắc thì tuyệt đẹp quá rồi, việc của bạn là chỉ cần giơ máy lên cộng thêm một chút kinh nghiệm tạo dáng nữa thôi là bạn đã có được cả ngàn tấm ảnh "check-in" hoàn hảo rồi đấy nhé. Càng ngược lên cao, bạn sẽ gặp nhiều thác đẹp. Nhưng muốn chinh phục đỉnh núi, có lẽ cần phải có sự chuẩn bị "dài hơi" cho đôi chân.
Nếu đang có ý định đi Quy Nhơn, bạn đừng quên đến check-in bên dòng suối mát lạnh này nhé.
Theo thegioitre
Du lịch Quy nhơn - Điểm đến năm 2019 Du lịch Quy Nhơn ghé biển Đề Gi Phù Cát khám phá Một năm nữa lại đến rồi các bạn ơi! Mọi người đã có kế hoạch "ăn chơi" độc đáo nào cho năm nay chưa? Nếu đã chán chê với những cuộc chơi bình thường: dạo biển, chụp ảnh,... Để Ngân "mách" nhỏ các bạn cái gì chất hơn nhé? Um...Đắm mình...