“Quỷ lùn” của “Game Of Thrones” hóa nhà vô địch Pac-Man trong “Pixels”
Nam diễn viên Peter Dinklage một lần nữa thể hiện tài diễn xuất bá đạo của mình trong bộ phim hài hành động “Pixels” (Đại Chiến Pixels).
Sắp ra rạp đến nơi, nhưng Pixels – bộ phim hài mới nhất của Adam Sandler, đang nhận được những phản hồi trái chiều từ khán giả và cả giới chuyên môn. Trên trang chuyên về điện ảnh Rotten Tomatoes, Pixels nhận được đánh giá khá thấp là 19%, nhưng vẫn cao hơn điểm số của một bộ phim anh hùng gần đây. Bên cạnh đó, có một điều người xem không thể bỏ qua là diễn xuất ấn tượng của nam diễn viên Peter Dinklage trong phim.
Peter Dinklage được biết đến qua vai diễn ấn tượng Tyrion Lannister trong series Game of Thrones. Trong Pixels, anh được coi là một trong những người cứu vớt bộ phim. Peter Dinklage đóng vai cựu vô địch game Donkey Kong mang tên Eddie Plant và có biệt danh “The Fire Blaster” (Súng Phun Lửa). Với bộ não “nhảy số” một cách ranh mãnh, Eddie Plant dễ dàng khiến đối thủ nao núng, mất bình tĩnh.
Eddie Plant để quả đầu mullet ấn tượng, trên cánh tay là hình xăm hầm hố và một thái độ nghênh ngang, coi thường đối thủ. Nhân vật này tưởng chừng như chỉ có duy nhất tại Hollywood. Nhưng những “mọt phim” đã chỉ ra một số chi tiết trong ngoại hình và tính cách của Eddie Plant, trông rất giống một huyền thoại chơi game ngoài đời. Đó là Billy Mitchell, vô địch game Pac-Man và Donkey Kong.
Billy Mitchell (trái) và Peter Dinklage trong “Pixels”
Mặc dù Peter Dinklage không công khai thừa nhận, nhưng nhiều người tin rằng nhân vật của anh trong Pixels lấy từ ngoại hình và tính cách của Billy Mitchell, người nổi tiếng là cao thủ game Pac-Man hồi năm 1999. Billy Mitchell từng được vinh danh là một trong những Game thủ của năm (trong năm 1984) và sau này trở thành Game thủ của thế kỷ. Mới đây đạo diễn Chris Columbus của Pixels lên tiếng xác nhận rằng một phần tính cách Eddie Plant dựa trên Billy Mitchell. Sự tương đồng ngoại hình giữa Billy Mitchell và nhân vật của Peter Dinklage khó để bỏ qua, đặc biệt là quả đầu mullet ấn tượng.
Video đang HOT
Billy Mitchell
Cách đây nhiều năm, Billy Mitchell từng có mặt trong bộ phim The Kind of Kong: A Fistful of Quarters. Phim của đạo diễn Seth Gordon kể về nhân vật Steve Wiebe đang cố gắng phá vỡ kỷ lục thế giới bị người khác nắm giữ suốt 20 năm trong trò chơi Donkey Kong (thú vị nhất là kỷ lục này ngoài đời do Billy Mitchell nắm giữ). Trong phim, Steve Wiebe còn nhắc đến kỷ lục gia là Billy Mitchell.
Billy Mitchell trong “The Kind of Kong: A Fistful of Quarters”
Khi được hỏi về nhân vật của Peter Dinklage thể hiện trong Pixels tại một cuộc phỏng vấn kỷ niệm 35 năm trò chơi Pac-Man, Billy Mitchell cho biết đầy vẻ khiêm nhường: “Vâng, tôi nghĩ rằng Peter Dinklage là một diễn viên giỏi”. Sau đó, anh nói thêm rất hài hước, lưu ý đến chiều cao của Peter Dinklage: “Mọi người nói với tôi rằng cuối cùng tôi đã bị đánh bại bởi một anh chàng nhỏ bé”.
Trong Pixels, Eddie Plant từng là đối thủ không đội trời chung với Sam Brenner (Adam Sandler) và về nhì trong một giải đấu, khi cả hai còn là những đứa trẻ. Đến nay, họ gặp nhau trong một trận đấu đầy duyên nợ: cùng đánh bại những kẻ ngoài hành tinh đến tiêu diệt Trái Đất qua những trò video game. Từng là đối thủ với Sam Brenner, nay Eddie Plant sẽ sát cánh bên cạnh Sam với những chiêu trò “không phải dạng vừa”.
Pixels (Đại chiến Pixels) do đạo diễn Chris Columbus chỉ đạo thực hiện, kịch bản do Timothy Dowling và Tim Herlihy chấp bút. Phim sẽ ra rạp ở Việt Nam vào ngày 14/8 tới.
TheoTrang Thùy / Trí Thức Trẻ
Pixels - Khi nhân vật ảo đè bẹp diễn viên thật
"Pixels" đáng ra đã trở thành một phim ăn theo game thành công nhất từ trước đến nay nếu không vướng phải màn diễn xuất nhàm chán của các diễn viên chính cùng việc thể hiện câu chuyện dài dòng không cần thiết.
Dựa trên một bộ phim ngắn được đăng trên youtube vào năm 2010, Pixels kể về một cuộc xâm lược của người ngoài hành tinh với các chiến binh lấy hình dáng của những trò chơi điện tử thùng ngày xưa. Đây là sự hiểu lầm nghiêm trọng từ cố gắng liên lạc với trí thông minh ngoài không gian vào những năm 80, thay vì đến trong hòa bình họ lại nghĩ đây là lời tuyên chiến thông qua hình thức của những trò chơi. Tổng thống Cooper liền nhờ đến sự giúp đỡ của "sư phụ game thùng" Brenner, bạn thơ ấu của anh cùng hai chuyên gia khác để có thể đẩy lùi cuộc xâm lược.
Biệt đội game thùng do chính phủ Mỹ thành lập đứng lên chống lại người ngoài hành tinh
Cốt truyện phim rất sáng tạo và có phần mới mẻ so với nhiều bộ phim viễn tưởng gần đây. Đã có một giai đoạn các nhân vật hoạt hình xuất hiện chung với diễn viên thật như Space Jam (1996), Who Framed Roger Rabbit (1988)... nhưng việc các trò chơi điện tử bước ra sánh với con người thì chưa hề có được quy mô lớn như Pixels. Câu chuyện của phim khá đơn giản như một trò chơi điện tử là diệt từng con boss nhỏ, qua màn và diệt con trùm cuối. Đơn giản và dễ hiểu khiến bất kỳ khán giả nào cũng có thể thưởng thức được. Và rõ ràng câu chuyện của phim có thể rất ngắn gọn súc tích nhưng xuyên suốt thời lượng 1 tiếng 46 phút của phim có rất nhiều vấn đề diễn ra khiến bộ phim không được hấp dẫn như trong các trailer nhà sản xuất tung ra.
Chiến tranh giữa nhân vật game và loài người chưa từng xảy ra trên phim
Vấn đề đầu tiên và là nguyên nhân cốt lõi chính là ở các diễn viên. Adam Sandler từng rất thành công với các vai diễn hài hước ngày xưa nhưng rõ ràng chất lượng của anh càng lúc càng đi xuống. Nhìn kỹ lại trong khoảng 5 năm gần đây Adam dường như chỉ có một kiểu nhân vật duy nhất là những người lớn với tâm hồn và đầu óc quá trẻ con đến mức khiến người khác phải khó chịu. Mặc dù nhân vật Benner trong Pixels không còn tính cách đó nhiều nhưng lại tiếp đến cái điểm yếu chết người thứ hai của Adam là lời thoại. Anh nói rất nhiều và thậm chí là nói nhảm, nếu như là một chương trình hài độc thoại thì khán giả chắc chắn sẽ cười ồ ra còn trong một bộ phim thì điều này khiến mạch cảm xúc của khán giả bị tịt ngòi nhanh chóng.
Peter Dinklage cũng đã bị lây căn bệnh nói nhảm của Adam và khiến nhiều cảnh trong phim rất nhàm chán
Không chỉ thế, các diễn viên còn lại của phim cũng đều dính phải tình trạng nói dài, nói dai nhưng không khán giả nào cười nổi, hệt như chương trình "Adam và những người bạn trên màn ảnh", kể cả Peter Dinklage từng có những câu nói hùng hồn trong Game of Thrones cũng trở nên cực kì mờ nhạt. Diễn viên duy nhất đem lại nụ cười thật sự tinh tế và duyên trong phim là kiều nữ Michelle Monaghan, nét đẹp trung niên và diễn xuất tự nhiên hóm hỉnh đã phần nào kéo lại được dàn trai của phim. Phần nói chuyện kéo dài dẫn tới hệ quả đoạn kết của phim cực kỳ bất thình lình và không để lại ấn tượng gì nhiều, bất tương xứng với đoạn đầu phim được dẫn dắt rất hấp dẫn và biến Pixels trở thành bộ phim "đầu voi đuôi chuột".
Michelle Monaghan
Hình ảnh trong phim được xử lý chủ yếu bởi Digital Domain và Sony Pictures Imageworks cùng 9 công ty chuyên về kỹ xảo VFX khác nhau thực hiện. Kết quả cuối cùng là những nhân vật trong trò chơi điện tử bước ra đẹp và hoàn hảo hơn bao giờ hết. Từng mô hình khối vuông của các nhân vật đều được thấy rõ dù ở bất kỳ góc độ nào, chuyển động mượt mà dù cơ thể vẫn giữ nguyên hình ảnh của các trò chơi ngày xưa của thế hệ 8x, 9x. Nếu tính riêng những phim dựa trên game từ trước đến nay thì Pixels có thể được coi là phim thành công nhất trong việc giữ nguyên hình ảnh của trò chơi. Hàng loạt các tựa game lớn của các ông trùm ngành công nghiệp game như Centipede, Donkey Kong, Space Invaders... lần lượt xuất hiện và đưa những cảnh phim có các nhân vật ảo này trở nên vô cùng thú vị, y như bạn đang chứng kiến những cuộc chiến khốc liệt trong game ngoài đời thực.
Cuộc chiến của Benner với những con rết khổng lồ trong trò chơi Centipede
Tới các vũ khí để tiêu diệt chúng như mấy khẩu súng các nhân vật sử dụng trong trò chơi, nắm rõ các quy luật để tiêu diệt trùm... Tâm điểm của phim có lẽ là trò chơi Pacman khi các nhân vật chính phải hóa thân thành những con ma và tìm cách dí theo Pacman. Góc quay của phim sẽ hướng thẳng từ trên xuống dưới của đường phố New York và biến nơi đây thành một bản đồ của game, sự sáng tạo rất hay của đạo diễn Chris Columbus.
Pacman được ưu ái với màn trình diễn ấn tượng nhất phim
Âm nhạc trong phim cũng xuất sắc tương đương mảng hình ảnh. Những bản nhạc nền 8bit của game được cải biên lại thành nhạc nền để khán giả có thể đắm chìm vào trò chơi lớn của Pixels trọn vẹn tới cả tiếng hiệu ứng khi nhân vật di chuyển, chọn menu... đều được phim mang vào. Ca khúc We Will Rock You được phim sử dụng hợp lý trong phim tạo được sự hưng phấn cho khán giả, ngay cả ca khúc chủ đề Waka Flocka Flame của Pixels cũng sử dụng giai điệu của bài hát nổi tiếng này. Henry Jackman, người đảm nhận mảng âm thanh của phim đã từng thực hiện dự án khác liên quan tới game là Wreck-It Ralph (2012), chính nhờ kinh nghiệm và tài năng của anh đã đem lại cho Pixels một bầu không khí đậm chất "game thủ".
Pixels có một cốt truyện hay, âm thanh và hình ảnh tuyệt vời nhưng lại bị phá hỏng bởi dàn diễn viên vì những chiêu trò hài hước nhàm chán, thay vì mục đích gây cười cho khán giả nay lại khiến phim trở nên dài dòng không cần thiết. Đặc biệt với Adam Sandler, anh cần thay đổi nhiều trong việc diễn xuất nếu không muốn bị chính cái bóng ngày xưa của mình đè xuống và trở thành "ông hoàng bom xịt" trong những tháng ngày sắp tới. Nhưng với những khán giả yêu thích những trò chơi điện tử thùng kinh điển của thế giới game thì phim là bữa tiệc màu sắc cực kỳ hoành tráng để bạn có thể thấy được các nhân vật yêu thích của mình sẽ quậy tưng bừng trên mành ảnh rộng như thế nào.
TheoHiếu Mỡ / Trí Thức Trẻ
Các quái vật điện tử xèng xâm lăng trái đất trong Pixels Mô hình trò chơi điện tử xâm lăng trái đất trong hình ảnh mới nhất của phim hài Pixels. Hãng Sony Pictures vừa mới công bố những hình ảnh đầu tiên về bộ phim Pixels do Chris Columbus làm đạo diễn. Dân nghiền game xèng một thời chắc hẳn sẽ nhận ra những tạo hình hết sức quen thuộc xuất hiện ở trong...