Quý I/2020: Doanh số của cả làng Android sụt giảm mạnh, sao iPhone giá đắt chỉ sụt nhẹ?
Có nhiều lý do giúp cho Apple tránh được mức sụt giảm quá lớn trong quý 1.
Sau khi Apple công bố kết quả tài chính cho quý 1, các công ty nghiên cứu thị trường cũng đã công bố số liệu về thị trường smartphone trong quý vừa qua. Không nằm ngoài dự đoán, Apple đã không thể thoát khỏi xu thế suy thoái chung: ở vị trí thứ 3 sau Samsung và Huawei, doanh số iPhone bán ra đã suy giảm so với cùng kỳ 2019.
Nhưng điều đáng ngạc nhiên là ngay cả trong một quý khó khăn như vậy, lượng iPhone bán ra trong quý 1/2020 chỉ giảm vỏn vẹn 2 triệu máy so với quý 1/2019. Với Apple, con số này tương đương với mức giảm chỉ khoảng 5%. Trong khi đó, Samsung ở vị trí dẫn đầu suy giảm hẳn 13 triệu máy, tức khoảng 18% doanh số. Bị suy giảm 10 triệu máy, Huawei cũng đã chứng kiến 17% doanh số “bốc hơi” so với cùng kỳ 2019.
Thậm chí, mức giảm 2 triệu máy của Apple cũng chỉ tương đương với mức giảm của các thương hiệu có doanh số thấp hơn như OPPO và Vivo. Vậy thì, đâu là lý do khiến Apple chỉ suy giảm rất nhẹ trong khi phần nhiều các thương hiệu Android khác gặp thiệt hại nặng nề vì Covid-19?
Suy giảm từ XS?
So sánh với quý 1/2019 thực chất là so sánh với một quý thất bại của iPhone.
Lý do đầu tiên và có lẽ là ít người nghĩ đến nhất, là bởi thất bại của thế hệ iPhone XS. Theo số liệu của các công ty nghiên cứu thị trường, lượng iPhone xuất xưởng trong quý 1 năm ngoái (khi XS vẫn là dòng đầu bảng) chỉ ở khoảng 40 triệu máy. Con số này thấp hơn đáng kể so với quý 1 các năm trước đó, đặc biệt là quý 1 kỷ lục của iPhone X (hơn 50 triệu máy).
Bởi doanh số quý 1 năm trước thấp đến vậy, “không suy giảm so cùng kỳ 2019″ thực chất lại không phải là một nhiệm vụ quá khó khăn đối với Apple. Thiệt hại do Covid-19 gây ra với Apple là vô cùng to lớn, nhưng chí ít cũng không thể khiến doanh số iPhone sụt giảm quá nhiều so với doanh số quý 1/2019, vốn đã… thấp sẵn rồi.
Các đối thủ thì sao? Cần nhớ rằng quý 1/2019 vẫn là một quý khá rực rỡ của Huawei (phải đến tháng 5 tổng thống Trump mới áp đặt lệnh cấm hợp tác cùng Google). Quý 1 năm ngoái cũng là quý chứng kiến Samsung thực hiện cải tổ toàn bộ danh mục sản phẩm, tạo ra kết quả kinh doanh vượt kỳ vọng. Đến năm nay, 2 ông lớn này đều chịu ảnh hưởng nặng nề từ Covid-19, doanh số suy giảm nặng nề cũng là không có gì khó hiểu.
iPhone 11 là một sản phẩm bán chạy
Video đang HOT
Sức hút kỷ lục của bộ ba iPhone 11 đã giúp giảm bớt phần nào thiệt hại do Covid-19 gây ra.
Thực tế, nếu không vì Covid-19, doanh số quý 1/2020 có lẽ đã tăng mạnh chứ không suy giảm như vừa công bố. Vào đầu quý, Apple đã từng đưa ra dự tính doanh thu ở mức 64 tỷ USD trở lên, cao hơn 6 tỷ USD so với con số thực tế 58 tỷ USD. Điều này cho thấy, khi đưa ra doanh thu dự đoán – cũng là khi chưa thể hình dung được ảnh hưởng từ Covid-19, Apple đã rất tự tin vào sức bán của iPhone 11.
Đó là một niềm tin hoàn toàn thực tế. Quý 4 năm ngoái, doanh số iPhone còn cao tới mức đưa Apple vượt mặt Samsung để chiếm vị trí số 1 thị trường smartphone. 3 chiếc iPhone 2019 dù chỉ bán trong vòng 3 tháng nhưng vẫn lọt top 10 smartphone bán chạy nhất trong năm. Bước vào mùa dịch, chính sức hút này đã giúp giảm thiểu phần nào thiệt hại do Covid-19 gây ra.
Ảnh hưởng muộn tại các thị trường trọng yếu
Tuy vẫn phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ Covid-19, Apple vẫn có phần may mắn hơn các hãng smartphone Trung Quốc trong quý 1. Ngay từ tháng 12/2019, dịch bệnh đã bắt đầu bùng phát tại Trung Quốc, nơi tập trung phần lớn các thương hiệu Android đình đám (Huawei, OPPO, Xiaomi, Vivo…).
Phải đến những tuần cuối cùng của quý 1, Apple mới phải thực sự đối mặt với ảnh hưởng do dịch bệnh gây ra.
Phải đến giữa tháng 2, Covid-19 mới lan rộng tại Italy. Đến giữa tháng 3, Mỹ mới công bố tình trạng khẩn cấp, các nước EU mới bắt đầu thực hiện hạn chế đi lại. Nhật Bản tuy ghi nhận ca nhiễm đầu tiên từ khá sớm nhưng phải đến tháng 4 tới công bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc.
Như vậy, tính trong phạm vi quý 1, Covid-19 chỉ ảnh hưởng đến các thị trường trọng yếu của Apple trong vòng một vài tuần lễ ít ỏi. Mở đầu cuộc họp cổ đông vừa qua, CEO Tim Cook cũng đã khẳng định điều này: “Tại thời điểm đưa ra con số doanh thu dự đoán ban đầu, nhu cầu tại các thị trường ngoài Trung Quốc vẫn rất mạnh, hoàn toàn trùng khớp với nhận định của chúng tôi. Trong 3 tuần tiếp theo, khi virus lây lan ra toàn cầu và các biện pháp giãn cách xã hội được cả thế giới thực hiện, chúng tôi mới nhận thấy áp lực giảm sức mua, đặc biệt là với iPhone và thiết bị đeo”.
Ngược lại, các hãng Android Trung Quốc phải chống chọi trong gần như toàn bộ cả quý – mức giảm 10 triệu máy của Huawei là minh chứng rõ rệt nhất. Tên tuổi Hàn Quốc duy nhất là Samsung cũng phải chống chọi với dịch bệnh ngay từ tháng 2, sau khi giáo phái Tân Thiên Địa gây ra đợt lây nhiễm lớn tại nước này.
Một khoảng thời gian đầy bất định vẫn đang ở phía trước.
Với Apple lúc này, điều thực sự đáng lo ngại là doanh số quý 2. Trong báo cáo tài chính mới, CEO Tim Cook thậm chí còn không dám đưa ra con số doanh thu dự đoán vì “thiếu thông tin và quá nhiều yếu tố bất định trong tương lai gần”. Tại thời điểm Apple công bố báo cáo, nước Mỹ vẫn đang tranh cãi gay gắt về vấn đề mở cửa nền kinh tế, cac nước châu Âu mới chỉ chuẩn bị gỡ cách ly, Nhật Bản cũng chưa đưa ra quyết định chính thức. Doanh số iPhone chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng lớn trong quý này, đe dọa đẩy Apple vào một cuộc khủng hoảng lớn trong lịch sử.
Cách sử dụng Netflix an toàn
Netflix là một trong những dịch vụ có nội dung lớn nhất toàn cầu, và trong thời điểm xu hướng làm việc tại nhà đang tăng thì nhu cầu giải trí cũng tăng mạnh. Vậy làm thế nào để sử dụng dịch vụ này một cách an toàn.
1. Đăng ký an toàn
Người dùng có thể truy cập Netflix.com hoặc Netflix.com/signup để bắt đầu tạo tài khoản mới. Bạn cũng có thể tìm hiểu hướng dẫn đăng ký tài khoản từ nhiều website khác, và đăng ký trên nhiều thiết bị khác nhau như Android, iPhone, iPad, Smart TV hoặc Set Top Box.
Lưu ý, hãy đăng ký từ địa chỉ email cá nhân của bạn, để có thể dễ dàng đặt lại mật khẩu và nhận tất cả thông tin liên lạc quan trọng liên quan đến tài khoản Netflix sau này. Bạn có thể cập nhật mật khẩu tài khoản của mình trên trang web Netflix hoặc đơn giản là bạn có thể gửi cho chính mình email hoặc tin nhắn đặt lại mật khẩu.
2. Sử dụng mật khẩu chỉ dùng cho Netflix và thay đổi định kỳ
Netflix khuyên bạn nên sử dụng mật khẩu riêng cho tài khoản Netflix, thay vì mật khẩu bạn đã sử dụng để đăng nhập vào các dịch vụ khác như email hoặc các trang web khác.
Để bảo vệ tài khoản an toàn hơn, Netflix khuyến nghị một mật khẩu nên dài: 8 ký tự; kết hợp chữ hoa và chữ thường, chữ cái, số và ký hiệu, không bao gồm thông tin cá nhân như ngày sinh, địa chỉ hoặc ngày kỷ niệm của bạn. Xem thêm chi tiết tại Trung tâm trợ giúp.
3. Thiết lập số điện thoại khôi phục
Thêm số điện thoại khôi phục sẽ đảm bảo việc truy cập lại vào tài khoản nhanh hơn và giữ tài khoản bạn an toàn hơn. Truy cập Tài khoản> Thêm số điện thoại để thực hiện. Sau khi thêm số điện thoại, bạn sẽ thấy một tin nhắn yêu cầu xác minh qua tin nhắn được gửi đến số điện thoại vừa đăng ký.
Nên thiết lập chính xác số điện thoại để có thể lấy lại tài khoản khi cần
4. Đăng xuất khỏi tất cả thiết bị
Nếu xuất hiện bất kỳ hành vi đáng ngờ nào trên tài khoản của mình hoặc thông tin truy cập tài khoản Netflix của bạn đang được sử dụng không có sự cho phép, bạn có thể đăng xuất khỏi tất cả thiết bị. Truy cập Tài khoản> Đăng xuất khỏi tất cả thiết bị để thực hiện.
Nếu xuất hiện bất kỳ hành vi đáng ngờ nào trên tài khoản của mình nên truy cập vào phần quản lý tài khoản và đăng xuất khỏi thiết bị lạ
5. Trường hợp nhận được tin nhắn hoặc email đáng ngờ
Đây là một cách thức khai thác thông tin cá nhân của bạn bằng cách giả mạo là đại diện của một trang web hoặc một công ty mà bạn tin tưởng trên nền tảng trực tuyến.
Bạn nên cảnh giác với các trường hợp sau đây: trang web giả mạo có giao diện giống Netflix (kiểm tra nếu trang web hiện lên với địa chỉ Netflix.com hoặc địa chỉ khác), email với nội dung giống Netflix yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân, tin nhắn hoặc email mời chào đăng ký miễn phí hoặc ưu đãi phí sử dụng Netflix. Bạn không được tiết lộ: Thông tin thanh toán của bạn (số thẻ tín dụng, số thẻ ghi nợ, tài khoản ghi nợ trực tiếp, mã PIN...); Mật khẩu tài khoản của bạn; Các thông tin nhận dạng cá nhân khác hoặc mã số thuế.
Nếu bạn nhận được email hoặc tin nhắn giả mạo yêu cầu thông tin cá nhân, bạn có thể báo cáo hành vi này bằng cách forward đoạn email đó đến địa chỉ phishing@netflix.com và sau đó xóa thư nhận được.
Thành Luân
Facebook với giao diện đen huyền bí chuẩn bị 'cập bến', người dùng iPhone và iPad sẽ được trải nghiệm đầu tiên Quá trình hoàn thiện Dark Mode của Facebook đã đi vào giai đoạn cuối và người dùng iPhone/iPad sẽ được trải nghiệm đầu tiên chế độ đen huyền bí này. Thời gian vừa qua, người dùng rất hào hứng khi được trải nghiệm một giao diện hoàn toàn mới trên Facebook Messenger khi được bổ sung giao diện Dark Mode. Tuy nhiên, ứng...