Quý I: Đấu giá đắt khách, giá trị cổ phần bán được tăng mạnh
Khách đặt mua cao gấp đôi lượng chào bán
Hoạt động đấu giá tháng 3 của Sở GDCK Hà Nội đã khép lại với bốn phiên đấu giá IPO của các doanh nghiệp Nhà nước và hai phiên thoái vốn Nhà nước. Kết quả, có 4/6 phiên đã bán hết 100% số cổ phần đưa ra đấu giá.
Tổng khối lượng chào bán của các phiên đấu giá trong tháng 3 đạt xấp xỉ 37,8 triệu cổ phần, số lượng đặt mua đạt hơn 69,8 triệu cổ phần (cao gấp gần hai lần tổng khối lượng chào bán). Kết quả, có hơn 25,4 triệu cổ phần trúng giá với tổng giá trị cổ phần bán được đạt hơn 368,5 tỷ đồng, cao hơn 104,9 tỷ đồng so với giá khởi điểm. Trung bình một phiên, tổng giá trị cổ phần thu về đạt 17,4 tỷ đồng. Sở GDCK Hà Nội đã nhận được 346 lượt đăng ký tham dự đấu giá từ các nhà đầu tư (NĐT) tổ chức và cá nhân. Trung bình một phiên có 57 NĐT quan tâm, tham gia mua cổ phần đấu giá.
Trong bốn phiên IPO, có ba phiên đấu giá của các công ty: TNHH MTV Mai Động, Sách Việt Nam và Bến xe – Bến tàu Quảng Ninh đã bán hết 100% số cổ phần chào bán. Đáng chú ý, trong phiên đấu giá của Công ty TNHH MTV Bến xe – Bến tàu Quảng Ninh đã thu hút 43 NĐT đăng ký tham gia đấu giá với tổng khối lượng đăng ký mua đạt hơn 22,8 triệu cổ phần, cao gấp 14 lần số cổ phần đưa ra chào bán. Tổng giá trị cổ phần bán được đạt hơn 78,5 tỷ đồng, cao hơn 61,6 tỷ đồng so với mức giá khởi điểm.
Trong hai phiên thoái vốn Nhà nước, phiên đấu giá của CTCP Thủy điện Nho Quế 1 do Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc sở hữu đã bán hết 2,4 triệu cổ phần đem ra chào bán, thu về 24,8 tỷ đồng.
Như vậy, trong quý I/2016, Sở GDCK Hà Nội đã tổ chức 16 phiên đấu giá, trong đó, 11/16 phiên đấu giá bán hết 100% số cổ phần đưa ra chào bán, tổng khối lượng cổ phần bán được là 147,7 triệu cổ phần trên tổng số 173,3 triệu cổ phần chào bán, tổng giá trị cổ phần thu về thông qua hoạt động đấu giá trong quý I đạt 2.019 tỷ đồng (tăng 27,5% so với quý I/2015).
Video đang HOT
Cổ phần đắt khách, trả giá cao
Số lượng NĐT tham gia đấu giá cũng tăng mạnh với 727 lượt NĐT đăng ký tham dự với khối lượng đăng ký mua đạt hơn 296,9 triệu cổ phần, cao gấp 1,7 lần so với khối lượng chào bán. Về mức giá đăng ký, có những NĐT sẵn sàng trả giá cao để mua cổ phần, như tại phiên đấu giá Công ty TNHH MTV Bến xe – Bến tàu Quảng Ninh, giá đặt mua cao gấp năm lần so với giá khởi điểm (50.700 đồng/cổ phần); Sách Việt Nam (2,6 lần).
Với sự quyết liệt trong chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với công tác cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trong ngành cấp thoát nước, trong quý I/2016 đã có năm doanh nghiệp cấp thoát nước trên địa bàn các tỉnh: Yên Bái, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Hải Dương, Thanh Hóa tiến hành IPO. Đặc biệt, trong quý I/2016, Bộ Giao thông Vận tải tổ chức phiên đấu giá thoái vốn trọn lô toàn bộ 85,5 triệu cổ phần Tổng Công ty Công nghiệp Ô tô Việt Nam – CTCP qua Sở GDCK Hà Nội. Đây là phiên đấu giá cổ phần theo lô đầu tiên tại Sở GDCK Hà Nội thực hiện theo Quyết định số 41/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
XUÂN BÁCH
Theo_Báo Nhân Dân
Ông lớn ôtô Việt Nam rao bán 1250 tỷ
Sau khi bị "ế" trong đợt IPO diễn ra đầu năm 2014, giờ đây cổ phiếu Vinamotor được bán với giá cao hơn rất nhiều.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa có thông báo bán đấu giá trọn lô 97,7% vốn điều lệ của Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam (Vinamotor).
Theo đó, nhà đầu tư muốn tham gia đợt đấu giá này sẽ phải mua toàn bộ 85,58 triệu cổ phần với giá khởi điểm 14.612 đồng/cổ phần, tương ứng giá khởi điểm của cả lô là hơn 1.250 tỷ đồng. Nhà đầu tư muốn tham gia đặt mua sẽ phải đặt cọc 10% giá khởi điểm, tương đương 125 tỷ đồng.
Danh sách các nhà đầu tư đáp ứng điều kiện sẽ được công bố vào ngày 4/1 và phiên đấu giá sẽ được tổ chức vào ngày 11/1/2016.
Tổng Công ty Vinamotor đã tiến hành IPO vào đầu năm 2014 với vốn điều lệ dự kiến 1.000 tỷ đồng và chào bán công khai 51% cổ phần, tương đương 51 triệu cổ phiếu với giá khởi điểm 10.000 đồng/cp.
Tuy nhiên phiên IPO này chỉ bán được 1,5 triệu cổ phần, tương đương 3% lượng đấu giá. Sau đó Vinamotor đã chuyển sang hình thức công ty cổ phần với vốn điều lệ 876 tỷ đồng, trong đó nhà nước nắm 97,7% vốn.
So với thời điểm IPO, tình hình kinh doanh của Vinamotor đã tốt hơn rất nhiều do thị trường ô tô trong nước tăng trưởng rất mạnh trong thời gian qua.
Vinamotor hoạt động chính trong lĩnh vực cơ khí ô tô. Tổng công ty này hiện có một nhà máy lắp ráp ô tô tại Bắc Giang và đầu tư vào nhiều công ty con, công ty liên kết.
Vinamotor đang sở hữu 6,65 triệu cổ phiếu, tương đương 21,6% cổ phần của CTCP Ô tô TMT - một doanh nghiệp ô tô đã niêm yết. Cổ phiếu TMT đã tăng giá gấp 3 lần trong năm 2015, hiện đạt gần 50.000 đồng/cp, tương ứng lượng cổ phiếu Vinamotor đang sở hữu có trị giá hơn 330 tỷ đồng.
Theo quy định của đợt đấu giá này, nhà đầu tư tham gia phải có vốn chủ sở hữu tại thời điểm 30/6/2015 đạt tối thiểu 926 tỷ đồng, không có lỗ lũy kế và phải cam kết không chuyển nhượng cổ phần trong 5 năm.
Chính TMT cũng đã "đánh tiếng" về việc mua lại cổ phần của Vinamotor từ Bộ Giao thông vận tải. Một số doanh nghiệp khác cũng từng muốn mua Vinamotor là Motor N.A Việt Nam hay CTCP Đầu tư Phát triển Sacom, tuy nhiên mới đây Sacom đã từ bỏ ý định này. Đối chiếu theo quy định về vốn chủ sở hữu thì TMT không đủ tiêu chuẩn khi vốn chủ sở hữu chưa đến 400 tỷ đồng.
Trong năm 2014, theo báo hợp nhất, Vinamotor đạt 1.700 tỷ doanh thu và 165 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế - cải thiện rất nhiều so với mức lỗ 15 tỷ trong năm 2013. Lợi nhuận của Vinamotor có được chủ yếu là do các công ty con, công ty liên kết chuyển về.
Tỷ lệ sở hữu của Vinamotor tại một số công ty thành viên
Theo_VietNamNet
Tổng Công ty 36 chào bán lần đầu 4,3 triệu cổ phần ngày 14-4 Theo đó, Tổng Công ty 36 - Công ty TNHH MTV, địa chỉ: Số 141 Hồ Đắc Di - phường Nam Đồng - quận Đống Đa - Hà Nội. Ngành nghề kinh doanh: Xây dựng các công trình dân dụng, an ninh quốc phòng; Sản xuất vật liệu xây dựng; Rà phá bom mìn... Tổng Công ty đưa ra đấu giá: 4.300.000 cổ...