Quy hoạch xây dựng đô thị tốt để thu hút nhà đầu tư
Đây là một trong những nội dung được đề cập tại buổi làm việc của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về các vấn đề liên quan đến hoạt động xây dựng.
Bộ trưởng Xây dựng (thứ hai từ trái qua) thăm hỏi, chia sẻ với gia đình một chiến sĩ cảnh sát biển tại khu nhà ở xã hội tại TP Vũng Tàu.
Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu Nguyễn Tuấn Minh cho biết, từ năm 2009 về trước, tốc độ tăng trưởng của địa phương không dưới 2 con số, nhưng 5 năm vừa qua Bà Rịa – Vũng Tàu hết sức khó khăn. Tuy nhiên, năm qua tỉnh đã lấy lại tốc độ tăng trưởng ở mức 6,73%, cao hơn so với 2 năm liền kề trước đó mặc dù sự chuyển động vẫn còn chậm.
Đáng chú ý, xuất khẩu vẫn là điểm sáng với con số xuất khẩu dầu khí đạt gần 3 tỷ USD, tốc độ tăng 37%. Đây cũng là tín hiệu tốt giúp tổng vốn đầu tư toàn xã hội của Bà Rịa – Vũng Tàu có dấu hiệu tăng mạnh trở lại, cùng đó, số vốn trong doanh nghiệp cũng tăng đáng kể.
Từ thực tế của địa phương, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, quy hoạch xây dựng tốt chính là yếu tố thu hút các nhà đầu tư vào địa phương bởi nó đóng vai trò trụ cột với tầm nhìn dài hạn. Vũng Tàu là đô thị được quy hoạch đẹp, được nghiên cứu để hình thành các khu vực phát triển, quản lý theo quy hoạch và kế hoạch.
Theo báo cáo của tỉnh, hiện Bà Rịa – Vũng Tàu đã tổ chức lập và phê duyệt khoảng 417 đồ án quy hoạch xay dựng. Trong đó có 1 đồ án quy hoạch vùng tỉnh, 12 đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị, 49 đồ án quy hoạch phân khu 1/2000 các khu trung tâm đô thị, khu dân cư, du lịch, công nghiệp… Về cơ bản, các đồ án quy hoạch được duyệt đều có chất lượng tốt, đảm bảo đáp ứng những yêu cầu phát triển đồng bộ và toàn diện.
Phó Vụ trưởng Vụ Kiến trúc – Quy hoạch Trần Thu Hằng nhận xét: với con số gần 500 đồ án quy hoạch, Bà Rịa – Vũng Tàu là 1 trong những tỉnh đi đầu trong cả nước với nhiều quy hoạch phân khu rất tốt; tỷ lệ phủ kín quy hoạch vùng, quy hoạch phân khu tới 70%.
Thẳng thắn trao đổi, Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Tuấn Minh cho rằng, điểm nghẽn của tỉnh là hệ thống giao thông kết nối cảng Thị Vải – Cái Mép với nhóm cảng biển số 5 phía Nam Việt Nam do không triển khai thông suốt được tinh thần Nghị quyết 53 của Bộ Chính trị.
Đây là cảng nước sâu tự nhiên độ sâu trung bình 17-18m, dự định xây dựng để di chuyển tất cả các cảng TPHCM ra. Nhiều nhà đầu tư đã vào đầu tư rất lớn về bến cảnh, cầu cảng nhưng gặp khó khăn do triển khai chậm. Cùng đó, đường sá cũng không được kết nối, rất khó khi kêu gọi đầu tư.
“Hệ thống hạ tầng của ta cũng còn đang rất thiếu đồng bộ, là điểm nghẽn của quá trình phát triển” – Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng thừa nhận. Kết nối hạ tầng giao thông khu vực cảng là hậu cần của nền kinh tế nhưng nếu không đầu tư tập trung thì sẽ lãng phí, không hiệu quả.
Người đứng đầu ngành xây dựng chỉ rõ thực tế hiện nền kinh tế đang đầu tư theo bề rộng. Năm 2014 cả nước dành 1,2 triệu tỷ đồng tiền đầu tư nhưng vẫn “chưa thấm vào đâu”, nếu vốn bố trí đúng chỗ thì mới phát huy hiệu quả tốt, còn vốn rải dàn trải, hiệu quả kém, làm cho chỉ số ICOR tăng lên. Đây là bài toán rất khó đang cần giải quyết.
Video đang HOT
Khu nhà ở xã hội tại phường Thành Nhất, TP. Vũng Tàu đã có hơn 400 hộ gia đình đến ở.
Ghi nhận những nỗ lực của địa phương trong lĩnh vực quản lý xây dựng, tạo dựng một bộ mặt đô thị ngày càng tốt hơn, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cũng lưu ý Bà Rịa – Vũng Tàu cần thực hiện tốt hơn nữa công tác hỗ trợ nhà ở với người nghèo và hộ có công. Công tác quản lý phát triển vật liệu xây dựng cũng phải được quan tâm, tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế, kiểm soát, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường.
Sau buổi làm việc với tỉnh uỷ Bà Rịa – Vũng Tàu, Bộ trưởng Xây dựng trực tiếp đi kiểm tra khu nhà ở xã hội Chí Linh tại phường Thành Nhất, TP Vũng Tàu. Thăm hỏi gia đình một cán bộ chiến sĩ cảnh sát biển đang làm nhiệm vụ ngoài khơi xa, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng chia sẻ với những khó khăn của đôi vợ chồng trẻ.
Thu nhập mỗi tháng của người vợ chỉ vừa đúng cho khoản tiền gửi con, thuê nhà (tổng cộng 2,7 triệu đồng/tháng). Toàn bộ sinh hoạt của gia đình trông vào lương của anh cảnh sát biển thường xuyên xa nhà. Việc tích luỹ để có thể mua được một căn nhà đối với vợ chồng người cảnh sát biển này rất xa vời nếu không có sự hỗ trợ của nhà nước, chia sẻ của xã hội.
Bộ trưởng Xây dựng cũng nhấn mạnh yêu cầu các cơ quan chức năng địa phương tổ chức tốt các quy hoạch mới; vận dụng tốt luật nhà ở, phát triển mạnh về nhà ở xã hội, nhà ở cho người có công và các đối tượng sinh viên, học sinh, công nhân lao động.
P.Thảo
Theo Dantri
Mẹ 8X ném con xuống giếng vì hóa điên?
Sau 2 tháng mất ngủ, tinh thần chị Phạm Thị Kim Ngân (SN 1980) bị suy nhược trầm trọng. Không kiểm soát được hành vi của mình, chị đã bế đứa con gái út hơn 1 tuổi vứt xuống giếng hoang gần nhà.
Chiếc giếng chị Ngân vứt con xuống
Quẳng con xuống giếng vân vô cam?
Sau mấy ngày xảy ra sự việc người mẹ vứt đứa con gái xuống giếng, đến từ đầu ấp Bắc, xã Long Phước, TP Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) người dân vẫn nêu nhiều ý kiến trái chiều về vụ án. Có người một mực phản đối, lên án hành động tàn ác, có người lại buồn bã thông cảm cho hành động đó là do bệnh tâm thần.
Trước đó, trưa 3/1, mẹ chồng chị Ngân ở TP Vũng Tàu thấy trái cây trong đám giỗ nhiều nên bắt xe ô tô đưa lên cho cháu. 12h, bà đến nơi, gọi điện cho con dâu ra đón vào nhà. Vừa gặp mẹ chồng, người phụ nữ trẻ liền buông vội câu "con cho người khác bé gái út rồi".
Người mẹ cứ nghĩ rằng con dâu đùa, cũng đùa lại "tao đang tính hôm nay lên đưa con bé về nuôi cho đến khi nó 5 tuổi thì cho nó về với vợ chồng mày, chứ cho ai". Không ngờ, khi về đến nhà con, bà tìm quanh cũng không thấy bé Huỳnh Phạm Phương Vy (1 tuổi) đâu cả. Khi đó, bà mới lo sợ nghĩ con dâu đem cháu vứt đâu đó ở gốc cây trong vườn.
Không kịp đi dép, bà chân trần hốt hoảng chạy khắp khu vườn đầy đá sỏi tìm cháu nhưng không thấy. Bà bao đứa cháu lớn gọi cho anh Trường về nhà gấp để tìm bé Vy.
Đang đi chơi cùng bạn, anh Trường liền quay xe về nhà nghe mẹ kể lại câu chuyện. Dù tức giận, nhưng anh vẫn rất bình tĩnh, nhẹ nhàng gặng hỏi vợ "em cho ai con rồi thì nói với anh để anh đi rước con về nuôi. Đừng cho con đi mà tội nghiệp".
Ngân mặt lạnh trả lời "Khi sáng đi ra đường tui thấy có bà già đi ngang qua, tui cho đi rồi". Nghe vợ nói, người chồng tức tối đập phá đồ đạc trong nhà. Khi cơn giận nguôi ngoai, anh lại hỏi vợ một lần nữa thì Ngân mới tiết lộ "em vứt con xuống giếng nhà hàng xóm rồi".
Người đàn ông cuống cuồng chạy ra cái giếng gần nhà tìm, mặt nước vẫn phẳng lặng. Anh thuê thợ lặn xuống giếng tìm con. Người thợ lặn thứ nhất chỉ dám lơ lửng trên sợi dây quơ sào tìm nhưng không thấy. Người thợ lặn thứ hai dám lặn xuống đáy giếng tìm vẫn không ra. Môt lat sau, người thợ lặn mò thấy cháu bé cơ thể đã tím tái.
Hai tháng mất ngủ?
"Vừa đi làm về, tôi nghe mọi người nói nên cũng chạy qua xem. Khi biết cháu bé không thể cứu được nữa, anh Trường khóc ngất, còn chị Ngân vẫn ung dung nằm trên võng, khuôn mặt dửng dưng như không có chuyện gì. Khi đó tôi chỉ nghĩ một điều, chắc cô ấy bị bệnh tâm thần nên mới hành xử như vậy", một hàng xóm kể lại.
Cái giếng mà chị Ngân vứt con xuống là của gia đình ông Thanh (ngụ ở ấp Nam). Miếng đất này ông chỉ để trồng cây ăn trái chứ không sống ở đây. Vị trí giếng cách nhà chị Ngân khoảng 100m, giếng sâu khoảng 25m, mực nước sâu khoảng 4m.
Khu vườn khá rộng, nhiều cây ăn cối rậm rạp, ít người qua lại. Thỉnh thoảng mới có người đến chăm nom, tưới tiêu cho khu vườn một lần. Mọi người gần đây còn thấy, chị Ngân bế con sang vườn của ông Thanh để hái rau. Thấy mẹ con quấn quýt bên nhau, mọi người trong vùng ít tiếp xúc nên không ai biết tình trạng bệnh của chị Ngân.
Sau khi xảy ra sự việc, công an TP. Bà Rịa phối hợp với công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhanh chóng có mặt để khám nghiệm hiện trường, tử thi, lấy lời khai của các nhân chứng. Theo kết quả điều tra ban đầu cho thấy, cháu Vy tử vong do đuối nước. Sau khi hoàn tất công tác khám nghiệm, thi thể cháu bé đã được bàn giao cho gia đình để hỏa táng.
Ngôi nhà vợ chồng chị Ngân
Ngay hôm đó, công an định đưa chị Ngân lên bệnh viện kiểm tra sức khỏe thì người chồng khóc lóc xin cho vợ mình được ở nhà để làm lễ mai táng cho bé. Khi người thân khóc thương đứa bé tội nghiệp thì người mẹ vẫn dửng dưng nằm trong phòng ngủ, chị vẫn không ý thức mình đã giết đứa con mà mình đứt ruột đẻ ra.
Anh Trường và chị Ngân đều quê ở TP Vũng Tàu. Đến tuổi đôi mươi hai người lấy nhau sống cùng nhà với bố mẹ chồng, ngoài bé Vy, họ còn có hai đứa con (1 trai, 1 gái).
Theo ông Nguyễn Đức Chiến (50 tuổi, tổ trưởng tổ 5, ấp Bắc) cho biết: "Vợ chồng họ tuy sống khá khép kín nhưng rất hiền lành. Cuối năm 2013, sau khi sinh thêm bé Vy thì mọi người thấy tâm lý chị Ngân thay đổi khác thường như lầm lỳ, ít nói, hay cáu gắt vô cớ với người xung quanh. Bé út "khó nuôi" nên bà nội thường xuyên lên phụ giúp trông cháu.
Cách đây 2 tuần, tôi nghe người chồng than thở việc vợ mất ngủ gần 2 tháng trời vì lo lắng cho cô con gái út. Đầu tháng 12 vừa rồi, chị Ngân còn rạng rỡ làm lễ thôi nôi cho bé Vy nên tôi không thể hiểu được, một người mẹ thương con hết mực như vậy mà lại hành động bất thường như thế".
Gia đình có tiền sử bị tâm thần
Để hiểu hơn nguồn cơn của sự việc, PL&TĐ đã tìm gặp ông Phạm Văn Quân (SN 1961, ngụ tại xã Long Sơn,TP.Vũng Tàu) ông ngoại nạn nhân đồng thời cũng là cha của chị Ngân.
Đôi mắt ông lão nhòe đi khi kể lại: "Tôi không thể tin con gái mình lại có thể vứt đứa con mà nó lo lắng đến mất ngủ. Khi làm đám tang cháu Vy, con Ngân nằm giấu mình trong phòng kín, không nói gì, nó rất sợ khi gặp người lạ".
Hoàn cảnh gia đình ông Quân khá khó khăn. Trước khi lấy nhau, vợ ông cũng bình thường như người khác. Năm 20 tuổi, sau khi sinh đứa con đầu lòng, người vợ bắt đầu phát bệnh tâm thần. Ông ngày đêm cầu trời cho 2 cô con gái được khỏe mạnh. Thế mà, càng lớn lên ông càng đau đớn nhận ra chúng có dấu hiệu tâm thần bất ổn giống mẹ.
"Ngân là con cả, từ khi nhỏ nó đã có biểu hiện bị tâm thần nhẹ, tuy nhiên mọi sinh hoạt hằng ngày vẫn bình thường nên gia đình không đưa đi điều trị. Không ngờ, khi sinh đứa con thứ 3, nó hay than thở với tôi mệt mỏi. Có lẽ vì quá lo lắng cho con mà khiến căn bệnh tâm thần tái phát nặng hơn. Hàng tháng Ngân phải đến bệnh viện lấy thuốc an thần về uống", ông Quân nói.
Cuộc sống của vợ chồng anh Trung được bố mẹ nội ngoại rất quan tâm. Họ thường xuyên lên thăm con, trông nom cháu. Trong căn nhà nhỏ, mọi tiện nghi đều đầy đủ nhờ sự "viện trợ" của người cha chồng hiện đang sống ở Mỹ.
Theo Huế An
Pháp luật Việt Nam
Chuyện người "cứ đụng là gãy chân" và 25 huy chương vàng Anh chị đặt tên con trai là Bình An, với mong muốn con sẽ có một cuộc đời không sóng gió như bố mẹ. Và cũng để ghi dấu về mối tình giữa hai người khuyết tật nhưng không khuyết ý chí quê Quảng Bình và Nghệ An. Không khó để tìm nhà anh Lê Văn Vũ (SN 1985) ở thôn Mỹ Trạch...