“Quy hoạch thị trường di động cạnh tranh” – sự kiện ICT tiêu biểu nhất 2012
Sáng nay (27.12) tại Hà Nội, CLB Nhà báo Công nghệ thông tin Việt Nam (Vietnam ICT Press Club) đã chính thức công bố kết quả bình chọn các sự kiện công nghệ thông tin – viễn thông (ICT) tiêu biểu năm 2012.
Căn cứ trên danh sách 20 sự kiện được đề cử, gần 50 nhà báo chuyên trách lĩnh vực ICT đến từ các báo, đài phát thanh, truyền hình trong cả nước đã chấm điểm chọn ra 10 sự kiện tiêu biểu của năm 2012.
Theo kết quả bình chọn, sự kiện “Thủ tướng ra quy hoạch phải có ít nhất 3 mạng di động để cạnh tranh” đã nhận được điểm bình chọn cao nhất, đứng đầu danh sách 10 sự kiện tiêu biểu năm 2012.
Cuối tháng 7.2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020. Theo đó, ở mỗi dịch vụ viễn thông quan trọng như di động, Internet băng rộng, cố định đường dài và quốc tế phải có ít 3 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ để đảm bảo cạnh tranh.
Quy hoạch này sẽ phải đảm bảo thị trường viễn thông phát triển bền vững theo hướng chất lượng, hiệu quả trên cơ sở tạo môi trường canh tranh bình đẳng, lành mạnh.
Bên cạnh đó, sẽ tổ chức lại các doanh nghiệp viễn thông, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả, theo hướng cho phép chuyển giao, mua bán, sáp nhập các doanh nghiệp viễn thông nhằm hình thành 3-4 tập đoàn, tổng công ty mạnh.
Theo Thứ trưởng Bộ TT-TT Lê Nam Thắng 10 sự kiện được bình chọn đã phản ảnh tương đối
đa dạng và chính xác những vấn đề của lĩnh vực CNTT-VT trong năm 2012 – Ảnh:TSơn
Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020 sẽ là cơ sở quan trọng trong việc tái cơ cấu VNPT và liên quan đến việc có sáp nhập hai mạng di động VinaPhone và MobiFone hay không.
Video đang HOT
Từ đầu năm 2012, VNPT đã có đề xuất lên Bộ TT-TT về các phương án tái cơ cấu để báo cáo các bộ, ngành liên quan, trong đó có phương án sát nhập hai mạng di động Vinaphone và Mobifone.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến chuyên gia đã bày tỏ không ủng hộ phương án sát nhập Mobifone và Vinaphone do liên quan đến vấn đề cạnh tranh. Trong bối cảnh hiện tại, việc sáp nhập hai mạng di động chiếm thị phần khống chế này cũng được nhìn nhận như một là một tín hiệu không tốt trong cải cách doanh nghiệp.
Hiện thị trường di động phần lớn (khoảng 95%) nằm trong tay 3 nhà mạng lớn là VinaPhone, MobiFone và Viettel. Theo giới chuyên môn, nếu VinaPhone và MobiFone sáp nhập, thị trường cơ bản sẽ tập trung vào tay VNPT và Viettel, từ đó sẽ dẫn đến tình trạng độc quyền thậm chí phá vỡ thị trường viễn thông Việt Nam.
Cùng với lễ công bố các sự kiện tiêu biểu năm 2012, Vietnam ICT Press Club cũng tiếp tục công bố những dự báo về xu hướng ICT 2013 đồng thời tổ chức Toạ đàm với chủ đề: Triển vọng thị trường viễn thông Việt Nam 2013.
Tại tọa đàm, CLB Nhà báo Công nghệ thông tin Việt Nam cũng đã đưa ra một số dự đoán cho xu hướng thị trường viễn thông – CNTT năm 2013, trong đó có dự báo smartphone và gói cước 3G giá rẻ sẽ bùng nổ.
Lĩnh vực phần mềm năm 2013 được dự báo sẽ không có nhiều đột phá. Trong khi đó, thị trường truyền hình trả tiền VN được đánh giá sẽ nóng bỏng trong vấn đề sáp nhập và cạnh tranh.
10 sự kiện ICT tiêu biểu năm 2012 theo bình chọn của CLB Nhà báo CNTT
1.Thủ tướng ra quy hoạch phải có ít nhất 3 mạng di động để cạnh tranh
2.Beeline rút khỏi thị trường Việt Nam
3.MB 24 lừa đảo hơn 700 tỉ đồng bằng hình thức bán gian hàng ảo đa cấp
4.Nghị quyết Trung ương coi CNTT là hạ tầng quốc gia
5.Phóng thành công vệ tinh Vinasat 2
6.Lần đầu tiên Viettel “qua mặt” VNPT về doanh thu
7.Thu phí hòa mạng thuê bao trả trước
8.S-Fone sa thải hầu hết nhân viên
9.Thu phí bản quyền nhạc số
10.Bắt buộc phải đấu giá tần số di động
Theo TNO
Tàu xuất bến "ngẫu hứng", hành khách thi nhau... chạy!
Tại bến cảng Lý Sơn (Quảng Ngãi), du khách mới tới lần đầu hẳn sẽ rất ngạc nhiên trước cảnh các hành khách đua nhau... chạy ra cảng để kịp đi tàu vào đất liền. Mỗi ngày tàu chỉ chạy 1 chuyến, ai chậm chân là ở lại đảo!
Đảo Lý Sơn đang là điểm đến khá hấp dẫn của du khách thập phương, song con đường ra đảo và về đất liền chỉ có duy nhất phương tiện tàu cao tốc với 1 chuyến/ngày. Và điều làm hành khách "rối" hơn là thời gian xuất bến rất "ngẫu hứng".
Khu vực bến càng Lý Sơn không hề có bảng niêm yết giá vé và giờ tàu chạy.
Hành khách đi tuyến từ cảng Sa Kỳ (huyện Bình Sơn) ra Lý Sơn phải mua vé tại bến, sau đó lên tàu cao tốc ra đảo. Bất cứ khi nào phòng vé thông báo hết vé là tàu bắt đầu chạy, bất kể đó là giờ nào.
Theo quan sát của PV Dân trí, tại cảng Sa Kỳ, giá vé mỗi lượt ra đảo là 115.000 đồng/người, thời gian xuất bến ghi trên bảng thông báo là 7h30 sáng. Bên cạnh đó lại xuất hiện giá bán vé cho chuyến tàu gỗ (tàu chở hàng) ra đảo, giá 55.000 đồng/người, xuất bến lúc 8h00. Nhưng thông thường thời gian xuất bến luôn sớm hơn thời gian thông báo.
Anh Nguyễn Quốc Đại, đang công tác tại Lý Sơn, tâm sự: "Khi hỏi thì họ nói tàu chạy từ 7h30 đến 8h00, nhưng có hôm tôi đến lúc gần 7h00 tàu đã chạy rồi. Họ trả lời "bán hết vé là chạy thôi". Thế là tôi đành đi vật vã trên chiếc tàu gỗ chở theo hàng trăm tấn hàng, rất nguy hiểm".
Ông Lương Đình Mai (TPHCM) đi làm từ thiện ở Lý Sơn cũng chia sẻ: "Tôi nghe nói đến trước 7h00 thì đảm bảo thời gian mua vé và đi tàu cao tốc. Vừa hối thúc người lái xe chạy xuống trước giờ, tôi và mọi người ngớ người nhìn chiếc tàu cao tốc từ từ chạy xa dần. Trong thế bí, chúng tôi đành đi tàu gỗ ra Lý Sơn, đến nơi ai cũng say sóng và công việc chậm trễ hơn kế hoạch".
Tại bến cảng Lý Sơn, hình ảnh hành khách... chạy ra cảng để kịp mua vé đi tàu cao tốc vào đất liền cũng khá phổ biến, bởi thời gian xuất bến dao động từ 5h30 đến 8h00 sáng, tùy vào thời điểm bán hết vé. Mỗi ngày chỉ có duy nhất một chuyến tàu, nhiều hành khách không mua được vé đành "lén lút" lên tàu gây tình trạng quá tải.
Sinh sống và làm việc trên đảo Lý Sơn, anh Quang Minh bức xúc: "Tuy ở địa phương nhưng tôi cũng không biết chính xác giờ tàu chạy, bởi không có thông tin niêm yết giờ khởi hành hay bến xuất phát. Mỗi khi đi vào đất liền, tôi phải có mặt từ rất sớm chờ mua vé và lên tàu sẵn cho chắc ăn".
Du khách muốn đi tàu phải ra bến từ rất sớm mua vé, ngồi chờ tàu chạy bởi không thể biết trước tàu sẽ xuất bến vào giờ nào
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Đức Thao - cán bộ Cảng vụ hàng hải Quảng Ngãi đóng tại Lý Sơn - cho biết: "Chúng tôi chỉ thực hiện kiểm tra an toàn trên tàu, kỹ thuật thuyền viên, số hành khách và đảm bảo an toàn bến cảng neo đậu"
Trả lời câu hỏi vì sao thời gian tàu chạy không cố định, đại diện Cảng vụ hàng hải nêu lý do: "Khi doanh nghiệp vận tải bán hết vé, họ đề nghị chúng tôi kiểm tra an toàn và cho phép xuất bến, chứ nếu chậm rời bến, nhiều hành khách khác sẽ ùa lên tàu, gây tình trạng quá tải vượt mức nguy hiểm vì chỉ có 1 chuyến đi duy nhất trong ngày. Điều bất cập ở đây, tại cảng Lý Sơn không có hàng rào chắn gây khó khăn trong việc kiểm soát vé của hành khách".
Qua quan sát tại khu vực cảng Lý Sơn, không có bất kỳ bảng niêm yết thời gian tàu xuất bến, giá vé hoặc số điện thoại liên lạc. Mỗi sáng, một nhân viên kê chiếc bàn nhỏ, đặt ở bất kỳ vị trí nào tùy thích rồi bán vé. Cứ hết vé là tàu chạy.
Chị Phạm Thị Hương Lan - du khách ở Hà Nội - ngao ngán nói: "Tôi đi đến nhiều đảo khác, thời gian tàu chạy và giá vé rất rõ ràng, chúng tôi thường mua vé trước, khi đến giờ khởi hành ghi trong vé thì đến cảng rồi đi rất thoải mái. Còn ở Lý Sơn, thông tin đi tàu cao tốc rất mù mờ, thậm chí liên lạc hệ thống 1080 cũng không có số điện thoại để tìm hiểu".
Mang bức xúc trên trao đổi với bà Phạm Thị Hương - Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, bà này cho rằng: "Thời gian và bến đi tàu cao tốc vào đất liền như thế nào, chủ tàu thông báo cho đài phát thanh của huyện. Để nắm rõ lịch trình, mọi người cần lắng nghe đài vào buổi sáng".
Tuyến Lý Sơn - Sa Kỳ có 4 chiếc tàu, trong đó 2 tàu nhỏ khoảng 100 ghế ngồi (An Vĩnh và An Hải), 1 tàu 150 khách hiệu Lý Sơn (do nhà nước đầu tư) và 1 tàu 250 chỗ ngồi hiệu An Vĩnh 01 (đón khách ở cảng chính thuộc xã An Vĩnh). Ngoài ra, còn có khoảng 3 chiếc tàu gỗ chuyên chở hàng, đồng thời kiêm luôn vận chuyển hành khách bị nhỡ tàu cao tốc.
Theo Dantri
Chuyển giao cảng Năm Căn cho công ty tư nhân Ngày 30.11, ông Huỳnh Quốc Việt, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Cà Mau, cho biết Sở vừa có văn bản đề xuất chuyển giao cảng Năm Căn cho Công ty Tân Phát (Cà Mau) tiếp tục đầu tư hoàn thiện và đưa vào khai thác. Cảng Năm Căn nằm bên bờ sông Cái Lớn thuộc H.Năm Căn, được xây dựng từ năm 1995,...