Quy hoạch phát triển công nghiệp ô tô, công nghiệp hóa chất nằm trong 24 quy hoạch đã hết hiệu lực
Chính phủ ban hành Danh mục 24 quy hoạch đã hết hiệu lực, trong đó có Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô, công nghiệp hóa chất.
Theo đó, 24 quy hoạch phát triển hết hiệu lực bao gồm:
1- Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020;
2- Quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020;
3- Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
4- Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2020, có xét đến 2030;
5- Quy hoạch phát triển ngành vật liệu nổ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
6- Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
7- Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030;
8- Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
Video đang HOT
Ô tô là một trong những ngành hết quy hoạch tới năm 2020
9- Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020;
10- Quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
11- Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030;
12- Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020;
13- Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
14- Quy hoạch phát triển hệ thống thông tin duyên hải Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
15- Quy hoạch tổng thể trạm kiểm tra tải trọng trên đường bộ thời kỳ quy hoạch 2020 – 2030;
16- Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
17- Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
18- Quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
19- Quy hoạch tổng thể phát triển nghệ thuật biểu diễn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
20- Quy hoạch phát triển mỹ thuật đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
21- Quy hoạch phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
22- Quy hoạch phát triển chuẩn đo lường quốc gia đến năm 2020;
23- Quy hoạch phát triển dịch vụ xếp hạng tín nhiệm đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
24- Quy hoạch xây dựng Làng Thanh niên lập nghiệp giai đoạn 2013 – 2020.
Cùng với việc ban hành danh mục 24 quy hoạch hết hiệu lực, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khẩn trương rà soát ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đảm bảo đồng bộ với các quy hoạch hết hiệu lực để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân; khẩn trương nghiên cứu và ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực được phân công khi các quy hoạch trên hết hiệu lực phù hợp với yêu cầu tại Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 13/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh.
Theo Công thương
Ngành công nghiệp ôtô Ấn Độ chìm trong khủng hoảng
Tốc độ suy giảm của ngành ôtô Ấn Độ gia tăng trong những tháng gần đây do cuộc khủng hoảng thanh khoản trong lĩnh vực ngân hàng ngầm đã làm cạn kiệt các nguồn tín dụng cho các đại lý và khách hàng.
Dây chuyền sản xuất của công ty liên doanh Maruti-Suzuki. (Ảnh: Top Gear)
Số liệu thống kê mới nhất do Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Ấn Độ (SIAM) công bố ngày 13/8 cho thấy, doanh số bán ôtô tại nước này trong tháng 7/2019 đã sụt giảm với tốc độ nhanh nhất trong gần hai thập kỷ.
Theo một báo cáo của SIAM, doanh số bán ôtô cho các đại lý tại Ấn Độ đã giảm 30,9% xuống 200.790 chiếc trong tháng 7/2019, đánh dấu tháng giảm thứ 9 liên tiếp. Sự lao dốc này cũng là mức giảm tồi tệ nhất kể từ tháng 12/2000 đến nay. Hoạt động sản xuấtô tô tại Ấn Độ cũng giảm tới 17% trong tháng vừa qua.
Vào cùng giai đoạn, doanh số bán xe máy và xe tay ga giảm 16,8% xuống còn khoảng 1,51 triệu chiếc, trong khi doanh số bán xe ô tô chở khách giảm 36% xuống 122.956 chiếc. Số liệu cũng cho thấy doanh số bán xe thương mại giảm 25,7% xuống 56.866 chiếc trong tháng 7/2019.
Theo giới quan sát, tốc độ suy giảm của ngành ôtô Ấn Độ gia tăng trong những tháng gần đây do cuộc khủng hoảng thanh khoản trong lĩnh vực ngân hàng ngầm của Ấn Độ đã làm cạn kiệt những khoản tín dụng cho cả các đại lý ôtô và khách hàng tiềm năng.
Ngành ôtô Ấn Độ kêu gọi chính phủ có các giải pháp hỗ trợ
Người đứng đầu SIAM Vishnu Mathur cảnh báo, nếu ngành công nghiệp ôtô đi xuống thì tất cả nền kinh tế Ấn Độ sẽ bị tổn thương, bao gồm hoạt động sản xuất, việc làm và nguồn thu cho Chính phủ. Ông Mathur cũng cho biết, các nhà sản xuất ôtô và xe máy Ấn Độ đã phải cắt giảm khoảng 15.000 việc làm trong thời gian qua.
Cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực ôtô là một vấn đề lớn mà chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi phải đối mặt. Lĩnh vực sản xuất ôtô chiếm gần một nửa sản lượng của ngành chế tạo Ấn Độ, tuyển dụng hơn 35 triệu lao động cả trực tiếp lẫn gián tiếp.
Ngoài ra, những số liệu mới nhất về ngành ôtô cũng là dấu hiệu cho thấy tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ấn Độ, vốn đã giảm xuống gần mức thấp nhất của 5 năm qua, có khả năng sẽ "xói mòn" hơn nữa trong giai đoạn từ tháng 4-6/2019.
Trong bối cảnh đó, tại cuộc họp với giới chức New Delhi vào tuần trước, đại diện ngành công nghiệp ôtô nội địa Ấn Độ đã kêu gọi Chính phủ nước này giảm thuế và tạo điều kiện cho các đại lý và người mua tiếp cận những kênh tài chính dễ dàng hơn./.
Theo TTXVN/Vietnam
Xe hơi điện: không dễ Những chiếc xe hơi sang trọng, bóng loáng của Tesla sản xuất bao nhiêu bán hết bấy nhiêu làm ai nấy đều tưởng thời hoàng kim của xe hơi điện chạy bằng pin đã đến .Thế nhưng sự đời không đơn giản. Hai câu chuyện ở hai nước có số lượng xe hơi điện lưu hành thuộc loại cao nhất thế giới cho...