Quy hoạch, luân chuyển cán bộ: “Chạy” làm sao được
Đó là khẳng định được ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đưa ra tại Hội nghị cán bộ, công chức cơ quan tổng kết công tác năm 2014, triển khai nhiệm vụ năm 2015 của Ban Tổ chức Trung ương (BTC T.Ư) ngày 27/1.
Ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương. Ảnh: TTXVN.
Trình bày Dự thảo Báo cáo kết quả công tác năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2015, ông Nguyễn Văn Doanh, Chánh văn phòng BTC T.Ư cho hay, trong năm qua, ban đã tham mưu phương pháp lấy phiếu tín nhiệm của T.Ư đối với các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư tại Hội nghị T.Ư 10.
Đến nay, T.Ư và 100% các địa phương, đơn vị đã triển khai việc lấy phiếu tín nhiệm. Việc lấy phiếu đã động viên người được tín nhiệm cao tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò của mình, vừa giúp người có phiếu tín nhiệm thấp hơn nhìn nhận lại để điều chỉnh, tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong thời gian tới.
Về công tác nhân sự, trong năm, Ban đã tham mưu xây dựng Quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016 – 2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo. Năm 2015, BTC T.Ư cũng xác định, nhiệm vụ trọng tâm, là tập trung tham mưu chuẩn bị và phục vụ tổ chức thành công Đại hội XII của Đảng, trong đó tham mưu xây dựng phương hướng công tác nhân sự và triển khai chặt chẽ quy trình giới thiệu nhân sự tham gia Ban Chấp hành T.Ư khóa XII.
Phát biểu kết luận Hội nghị, ông Tô Huy Rứa cho rằng, trong năm qua dù có nhiều công việc khó khăn, nhưng Ban vẫn hoàn thành, như Quy hoạch cán bộ cấp chiến lược.
Theo ông Rứa, đây là một việc khó, nhiều Đại hội đã nêu ra mà không làm được. Bản thân BTC T.Ư khi làm cũng không biết bắt đầu từ đâu. Nhưng cuối cùng cũng hoàn thành. T.Ư đã quyết định được 22 đồng chí vào quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tới đây sẽ tiếp tục giới thiệu, bầu bổ sung.
Video đang HOT
Về việc tổ chức luân chuyển cán bộ trong quy hoạch, ông Rứa khẳng định được thực hiện theo quy trình chặt chẽ, nên chống lại tiêu cực, chống lại “chạy”. “Làm sao mà có thể “chạy” được, 5, 6 cơ quan trên này với cả địa phương nữa. “Chạy” làm sao được”, ông Rứa nói.
Tuy nhiên, ông Rứa cho rằng, có thể vẫn có hiện tượng đi đến chỗ này, chỗ khác. Nên tới đây phải xây dựng quy định theo hướng: nhân sự nào mà đề xuất đến BTC T.Ư để bổ nhiệm, phong hàm, phong tướng… thì tất cả những người của Ban có liên quan không được quyền tiếp xúc với cá nhân đó cả ở nhà, cơ quan hay quán xá.
Ngược lại, nếu cán bộ thuộc diện xem xét mà cứ tìm cách gặp gỡ cán bộ phụ trách nhân sự ở Ban Tổ chức T.Ư thì cũng là vi phạm.
Theo Văn Kiên
Tiền Phong
Quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư có người dưới 40 tuổi
Trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị tổng kết, ông Trần Lưu Hải, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương cho biết, trong số 22 trường hợp vào quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư có cả trường hợp dưới 40 tuổi. Bởi chúng ta quy hoạch không chỉ cho nhiệm kỳ này mà cho cả nhiệm kỳ sau.
Ông Trần Lưu Hải - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương. Ảnh: Công Khanh.
Vừa rồi T.Ư đã lựa chọn 22 người vào quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Vậy tiêu chí quy hoạch cán bộ thuộc diện trên có gì khác biệt so với các cấp thấp hơn không, thưa ông?
Giới thiệu vào Bộ Chính trị được chúng ta thực hiện rất chặt chẽ. Chuẩn bị không những cho nhiệm kỳ này mà cho những nhiệm kỳ tiếp theo, dài hơi. Do đó, tiêu chuẩn đặt ra là người được giới thiệu phải kinh qua cán bộ cấp dưới; được rèn luyện, có tiêu chuẩn rõ ràng về đạo đức, tư tưởng, phẩm chất chính trị, năng lực công tác, được đào tạo, rèn luyện.
Những đồng chí được đưa vào quy hoạch, thì sẽ tiếp tục cho đi rèn luyện tại cơ sở, học hành. Sau đó lại đưa về T.Ư để đến kỳ Đại hội chúng ta bổ sung dần. Chúng ta có nguồn cán bộ rất dồi dào.
Trong quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư có đồng chí nào ở độ tuổi dưới 40 không, thưa ông?
Có dưới 40 chứ. Bởi chúng ta quy hoạch không chỉ cho nhiệm kỳ này mà cho cả nhiệm kỳ sau. Chúng ta đưa cán bộ vào đường ray này để họ rèn luyện, phấn đấu. Nếu họ thiếu kiến thức thì cho đi đào tạo. Thiếu thực tế thì cho đi luân chuyển để họ trưởng thành. Luân chuyển rất bài bản, chặt chẽ công phu.
Ví dụ đồng chí cấp vụ trưởng ở trên này, nằm trong quy hoạch chức thứ trưởng, hoặc bộ trưởng thì có thể cho đi cơ sở làm phó chủ tịch, hoặc làm phó bí thư. Đi ít nhất từ 3 đến 5 năm để rèn luyện thực tế. Sau đó cơ sở đánh giá tốt rồi thì mới đưa về T.Ư để tiếp tục giao nhiệm vụ. Cái này làm rất chặt chẽ.
Việc giám sát cán bộ nằm trong quy hoạch đi luân chuyển như thế nào, thưa ông?
Một đồng chí ở trên này trong quy hoạch sẽ là bộ trưởng, thứ trưởng chẳng hạn, sẽ được luân chuyển về địa phương làm phó chủ tịch tỉnh. Khi đưa xuống rèn luyện thì cấp tỉnh họ sẽ giao việc, đánh giá, rồi đảng bộ, nhân dân ở đó cũng đánh giá.
Nếu xác nhận là hoàn thành tốt thì mới tiếp tục đưa vào quy hoạch, còn không sẽ rút về. Thậm chí, có người trong quy hoạch khi đưa về cơ sở không phát triển được. Chứ đâu có phải ai được đưa đi luân chuyển cũng tiến bộ.
Ở Trung Quốc, người ta quy hoạch, rèn luyện cán bộ cấp cao từ nhiều kỳ đại hội trước, còn ở ta thì sao?
Ở mình cũng là như thế đấy. Vừa rồi là quy hoạch ở ba độ tuổi. Chuẩn bị từ xa. Quy hoạch không chỉ cho nhiệm kỳ này mà cho những nhiệm kỳ sau nữa. Như một đồng chí vừa nói tránh việc "đốt đuốc đi tìm cán bộ ở mỗi kỳ đại hội".
Mình chuẩn bị từ xa như thế sẽ có nguồn cán bộ để lựa chọn được cho tốt. Ví dụ như bây giờ chúng ta chọn quy hoạch cán bộ cấp chiến lược là khoảng gần 300 người rồi. Nay mai chúng ta sẽ chọn lọc trong số đó để đưa vào. Như thế quy hoạch cán bộ càng nhiều thì chất lượng lựa chọn cán bộ để đưa vào lại càng cao.
Cảm ơn ông!
Theo Văn Kiên
Tiền Phong
Đoàn chuyên gia y học cổ truyền bắt đầu điều trị cho ông Nguyễn Bá Thanh Sáng nay 13/1, đoàn chuyên gia y học cổ truyền đã bắt đầu tham gia điều trị cho ông Nguyễn Bá Thanh. Cũng trong sáng nay, Trưởng Ban tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa đã vào thăm ông Thanh. Trao đổi với báo chí vào cuối buổi sáng nay 13/1, ông Nguyễn Quốc Triệu - Trưởng Ban Bảo vệ chăm sóc sức...