Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất : Bao giờ mới đồng bộ?
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tạo hành lang pháp lý quan trọng trong việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), đồng thời, khắc phục tình trạng giao, cho thuê đất tràn lan gây lãng phí.
Một số dự án chồng lấn quy hoạch
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được từng bước hoàn thiện bổ sung và được cụ thể hóa tại 17 điều trong Luật Đất đai năm 2013. Các quy định về công tác này đã mang lại nhiều kết quả quan trọng như: Hoàn thành việc lập và điều chỉnh về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn rất nhiều hạn chế, bất cập cần sửa đổi cho phù hợp. Ảnh: T.G
Trong Tờ trình của Chính phủ vừa gửi Quốc hội vào giữa tháng 3/2019 về việc đề nghị rút dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai ra khỏi Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019; Chính phủ cho biết, nội dung dự thảo còn một số vấn đề phức tạp, cần có thêm thời gian để nghiên cứu, chuẩn bị và đánh giá kỹ hơn, trong đó có quy hoạch sử dụng đất và giao Bộ TNMT tiếp tục nghiên cứu, phân tích, đánh giá, trình Chính phủ sau năm 2020.
Kết quả triển khai cho thấy, công tác tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở nhiều địa phương còn bộc lộ những hạn chế, bất cập. Những tác động tiêu cực từ sự phát triển quá nóng của thị trường bất động sản, hiện tượng đầu cơ đất, tăng giá đột biến… tạo nên áp lực trong công tác giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư, giải quyết đất ở cho người thật sự có nhu cầu, cũng như các vấn đề về môi trường, dân sinh. Nhiều nơi lập quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn mới chưa đồng bộ với quy hoạch sử dụng đất; việc bố trí quỹ đất phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị, khu dân cư chưa phù hợp nhu cầu thực tiễn. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện các dự án khu dân cư, khu đô thị chưa quan tâm bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội, tái định cư; suất đầu tư chưa đa dạng, diện tích lô đất chưa phù hợp với điều kiện của người dân, nhất là vùng nông thôn.
Ngoài ra, một số dự án bố trí chồng lấn quy hoạch, xác định sai loại đất, phải điều chỉnh, bổ sung quy hoạch. Việc quy hoạch, bố trí quỹ đất công cộng một số nơi chưa hợp lý. Một số quy hoạch sử dụng đất đã công bố nhiều năm, nhưng không triển khai hoặc chỉ triển khai một phần diện tích ít quan tâm điều chỉnh quy hoạch làm ảnh hưởng đến quyền lợi người dân vùng dự án, phát sinh đơn thư khiếu nại, kiến nghị. Việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa sâu rộng, tính minh bạch trong thực hiện quy hoạch tại một số địa phương không cao; có dự án điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500, chuyển đổi mục đích sử dụng đất công cộng, công viên cây canh, cách ly sang đất thương mại, đất ở nhưng không kịp thời điều chỉnh phương án giá đất, nghĩa vụ tài chính đối với phần diện tích gia tăng, gây thất thu ngân sách Nhà nước và làm phá vỡ không gian kiến trúc cảnh quan đô thị…
Mặt khác, việc công khai quy hoạch theo quy định đã được thực hiện, nhưng người dân khi xem các bản đồ còn khó hiểu, chưa kể mối quan hệ phối hợp giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch của các ngành, lĩnh vực khác; giữa quy hoạch sử dụng đất của các cấp hành chính với quy hoạch đất quốc phòng, an ninh vẫn còn nhiều bất cập và chưa đồng bộ, thống nhất. Trong khi đó, Quốc hội đã thông qua Luật Quy hoạch và luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2019.
Video đang HOT
Nhiều dự án không phù hợp với thực tế
Ông Trần Ngọc Hùng – Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho biết, công tác quy hoạch đất đai còn nhiều bất cập thể hiện ở hàng loạt các dự án khu công nghiệp, khu chế xuất không được lấp đầy, hàng loạt dự án đô thị, cụm đô thị treo, chậm triển khai trong thời gian rất dài mà ở địa phương nào cũng có. Hàng chục vạn ha đất của các dự án treo, chậm triển khai, triển khai không đồng bộ…
Bên cạnh đó, các dự án quy hoạch không phù hợp thực tế, phải liên tục điều chỉnh, dẫn đến nhiều dự án phải chờ đợi điều chỉnh, thu hồi. Đặc biệt, việc cấp phép cho các chủ đầu tư một cách ồ ạt chiều theo tâm lý đầu tư đám đông, trong đó không loại trừ lợi ích nhóm trong đầu tư dự án sử dụng đất, có trường hợp đúng quy hoạch nhưng không đúng thời điểm, có thể phù hợp với quy định, kế hoạch sử dụng đất trong dài hạn nhưng trong ngắn hạn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội chưa có…
“Điển hình, hàng loạt dự án khu đô thị dọc Đại lộ Thăng Long (Hà Nội), khu đô thị phía đông TP.Hải Phòng, Khu đô thị Từ Sơn ( Bắc Ninh), Khu đô thị Đồng Nai, nhiều dự án ven biển của Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu…” – ông Hùng nêu.
Được biết, trong Tờ trình của Chính phủ vừa gửi Quốc hội vào giữa tháng 3/2019 về việc đề nghị rút dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai ra khỏi Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019; Chính phủ cho biết, nội dung dự thảo còn một số vấn đề phức tạp, cần có thêm thời gian để nghiên cứu, chuẩn bị và đánh giá kỹ hơn, trong đó, có quy hoạch sử dụng đất và giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục nghiên cứu, phân tích, đánh giá toàn diện các quy định của Luật Đất đai hiện hành và định hướng sửa đổi Luật, trình Chính phủ sau năm 2020.
Theo Danviet
Vụ sập tường 6 người chết: Nguyên nhân có thể từ sai thiết kế
Liên quan đến vụ tai nạn lao động (TNLĐ) sập tường công trình tại tỉnh Vĩnh Long khiến 6 người chết, ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, cho rằng cần rà soát lại công tác thẩm định thiết kế, cấp giấy chứng nhận hành nghề cá nhân, đơn vị thi công.
Rà soát lại công tác thẩm định thiết kế
Hàng năm, tai nạn lao động không chỉ tăng về số vụ, mà số người chết cũng tăng theo, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng với nhiều vụ nghiêm trọng nhất. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong năm 2017, cả nước xảy ra tổng số 8.956 vụ tai nạn lao động, làm chết 928 người... Riêng, 6 tháng đầu năm 2018, cả nước đã để xảy ra trên 9.000 vụ tai nạn lao động làm hơn 930 người thiệt mạng. Đây là một con số đáng báo động về tình hình mất an toàn lao động (ATLĐ), nhất là trong ngành xây dựng...
Mới đây, vụ tai nạn lao động đau lòng xảy ra tại công trình của Công ty TNHH Bo Hsing nằm trong KCN Hòa Phú (xã Hòa Phú, huyện Long Hồ, Vĩnh Long) đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Thông tin về sự việc, Giám đốc Sở Xây dựng Vĩnh Long Đoàn Thanh Bình, cho biết khoảng 10 giờ ngày 15.3, khi các công nhân đang tô trát đoạn tường dài khoảng 30 m, cao khoảng 12,57 m thì vách tường bị sập, đè lên các công nhân đang làm việc. Vụ tai nạn làm 6 người chết và 2 người bị thương.
Hiện trường vụ TNLĐ khiến 6 người chết, 2 người bị thương ở Vĩnh Long.
Nhận định về nguyên nhân vụ việc tai nạn lao động này, ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, cho rằng qua quan sát hiện trường từ báo chí nêu, tôi thấy có 1 điều nổi bật nhất là hệ thống bức tường này rất là cao, sừng sững một mình, nhưng nó lại không có một hệ thống liên kết giữa các cột nhà liền kế. "Thường thì những trường hợp này, dầm bê tông nằm ngang này phải được hàn, dính vào với hệ thống cột của công trình thì chắc chắn không đổ. Tường đổ xuống mà không thấy dính gì với cột thép cả, thì nguyên nhân có thể sai từ thiết kế", ông Hùng nhận định.
Cũng theo ông Hùng, hiện nay, nhiều đơn vị thi công rất nhanh để chạy vượt tiến độ. Do đó, dễ dẫn tới việc thi công ẩu, không đúng tiêu chuẩn, thiết kế. "Trong sự việc này, theo tôi, nguyên nhân nằm nhiều ở đơn vị thi công. Có thể, chủ đầu tư thuê những đơn vị thi công nhỏ lẻ, thiếu chuyên nghiệp, không đảm bảo được các quy định an toàn, cũng như việc giám sát thi công", ông Hùng nói thêm.
Ngoài ra, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cũng cho rằng, quy định về ATLĐ trong xây dựng rất chặt chẽ nhưng người sử dụng lao động vẫn thờ ơ không tuân thủ, thiếu trách nhiệm và không thực hiện đúng quy định. Đáng nói, Cơ quan quản lý nhà nước trong việc cấp chứng nhận hành nghề cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân đủ điều kiện hoạt động hay không cũng chưa chặt chẽ. "Vấn đề quan trọng nhất là công tác quản lý, công tác thẩm định cần phải siết chặt", ông Hùng nói.
Truy cứu trách nhiệm
Ngay sau khi sự việc xảy ra, chiều qua (16.3), đoàn công tác của Bộ Xây dựng do Thứ trưởng Lê Quang Hùng làm trưởng đoàn đã trực tiếp đến hiện trường vụ sập tường công trình đang xây dựng xảy ra tại Công ty TNHH Bo Hsing (KCN Hòa Phú).
Thứ trưởng Lê Quang Hùng đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Long chỉ đạo các ngành chức năng tổ chức giải quyết sự cố, giao dứt điểm cho một đơn vị chịu trách nhiệm là Sở Xây dựng hoặc Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh đứng ra cung cấp thông tin, hồ sơ... Phong tỏa hiện trường, chằng chống những bức tường xung quanh có kết cấu yếu, nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.
Đoàn kiểm tra của Bộ Xây dựng. (ảnh Xuân Phúc)
Thứ trưởng Lê Quang Hùng cũng đề nghị phong tỏa toàn bộ tài liệu có liên quan; thông báo cho chủ đầu tư có nhiệm vụ cung cấp thông tin và tham gia suốt quá trình điều tra, xác minh làm rõ nguyên nhân sự cố... Sau khi có kết quả, truy cứu trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan. Đồng thời, xem xét kết quả giám định, điều tra để tính đến mức xử lý hình sự.
Trước đó, ngày 15.3, Bộ Xây dựng vừa có công văn hỏa tốc gửi Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình XD; Cục Công tác phía Nam; Trường Đại học Xây dựng Miền Tây và Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng nhanh chóng tiếp cận hiện trường công trình, kiểm tra sự cố và phối hợp xác định nguyên nhân sập đổ, đề xuất hướng dẫn các giải pháp đảm bảo an toàn cho người và công trình cũng như các công trình lân cận.
Đồng thời, phối hợp với Sở Xây dựng địa phương tổ chức rà soát, kiểm tra các công trình trong khu vực xây dựng để yêu cầu chủ đầu tư có giải pháp khắc phục đảm bảo an toàn cho người và tài sản trong trường hợp cần thiết.
Nói về tình hình mất ATLĐ, ông Nguyễn Anh Thơ, Phó Cục trưởng Cục ATLĐ (Bộ LĐ-TB&XH), cho rằng có 3 nguyên nhân dẫn đến TNLĐ: Không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn (chiếm gần 15% số vụ); thiết bị không đảm bảo ATLĐ (chiếm 10%)... Đặc biệt, không huấn luyện hoặc huấn luyện ATLĐ chưa đầy đủ cho người lao động là nguyên nhân chính dẫn đến các tai nạn lao động chết người.
Nguyên nhân TNLĐ đến từ phía người lao động cũng chiếm tỷ lệ khá cao, trên 20%. Trong đó, lỗi vi phạm quy trình quy chuẩn ATLĐ chiếm tới 17% tổng số vụ. Ngoài ra, một số nguyên nhân chủ quan khác như: Biện pháp triển khai tại các công trình chưa triệt để, thậm chí nhiều biện pháp không tuân thủ theo đúng quy chuẩn Nhà nước.
Theo Danviet
Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM từ năm 1996 phải kiểm điểm vụ Thủ Thiêm Sở Xây dựng TP.HCM và giám đốc sở từ năm 1996 đến nay phải rà soát, kiểm điểm các vi phạm liên quan đến Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ngày 21.12, Sở Xây dựng TP.HCM gửi báo cáo lên UBND TP về kế hoạch tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, xử lý vi phạm đối với tập thể và cá...