Quy hoạch hợp lý nguồn nước lưu vực sông Cửu Long
Thứ trưởng Lê Công Thành Bộ TN&MT nhấn mạnh: Việc lập quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Cửu Long phải bảo đảm phân bổ công bằng và hợp lý nguồn nước giữa các vùng, nhóm đối tượng sử dụng nước và các tỉnh.
Điều này sẽ cơ bản giải quyết được tình trạng mâu thuẫn trong phân bổ, khai thác, sử dụng giữa các đối tượng sử dụng nước.
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) họp bàn về Quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Cửu Long.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành cho rằng, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng lại chịu tác động và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đặc biệt, nguồn tài nguyên nước bị phụ thuộc phần lớn vào lượng nước sản sinh từ ngoài lãnh thổ, chịu tác động của hệ thống các hồ chứa thủy điện thượng nguồn ở nước ngoài, biến đổi khí hậu, nước biển dâng và xâp nhập mặn… Do đó, các cơ quan chức năng cần xem xét lại và cụ thể hóa hơn nữa về những điểm mạnh, điểm yếu và các thách thức của tài nguyên nước cho các vấn đề liên quan đến quy hoạch.
Họp bàn về Quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Cửu Long. (Ảnh: TL)
Đối với mục tiêu phát triển kinh tế, quy hoạch cần bổ sung mục tiêu phát triển hạ tầng thủy lợi đồng bộ phù hợp với mô hình chuyển đổi sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa trên mục tiêu được đề ra theo Nghị Quyết 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về việc phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thứ trưởng Lê Công Thành nhấn mạnh: Việc lập quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Cửu Long phải bảo đảm phân bổ công bằng và hợp lý nguồn nước giữa các vùng, nhóm đối tượng sử dụng nước và các tỉnh. Điều này sẽ cơ bản giải quyết được tình trạng mâu thuẫn trong phân bổ, chia sẻ, khai thác, sử dụng nước giữa các đối tượng sử dụng nước.
Video đang HOT
Để đảm bảo các nguyên tắc đó, Thứ trưởng đề nghị, đơn vị chủ trì lập quy hoạch phải phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan cần sớm hoàn thiện công cụ mô hình toán; đánh giá thêm hiện trạng khai thác sử dụng nước nước từ năm 2016 đến nay.
Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu quan điểm phân vùng quy hoạch làm cơ sở phân tích, tổng hợp, dự báo các chỉ tiêu của quy hoạch; cân đối nhu cầu sử dụng nước của 4 vùng trong những năm cực hạn nhằm đưa ra giải pháp hữu hiệu để hạn chế dao động biên mặn. Đặc biệt, cần chú trọng đánh giá nhu cầu sử dụng nước có xét đến sự biến động nguồn nước do tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và do khai thác, sử dụng nước ở thượng nguồn sông Cửu Long…
Theo Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước quốc gia (Bộ TN&MT), theo tài liệu thu thập và kết quả điều tra khảo sát 13 tỉnh/thành, tổng lưu lượng khai thác toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 1.923.681 m3/ngày. Việc quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Cửu Long sẽ cụ thể hóa quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, hai bản quy hoạch sẽ được tiến hành đồng thời để đảm bảo tính thống nhất, phù hợp và nhất quán trong quy hoạch tổng hợp và quy hoạch vùng.
Do đó, thời gian tới, Cục Quản lý Tài nguyên nước sẽ có kế hoạch rà soát thêm hiện trạng khai thác sử dụng nước mặt, nước dưới đất… Đồng thời, xác định tỉ lệ phân bổ trong trường hợp bình thường và trường hợp hạn hán, thiếu nước, xác định nguồn nước dự phòng để cấp nước sinh hoạt trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước.
Tại cuộc họp, đại diện các đơn vị đã chia sẻ, đóng góp ý kiến để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nội dung Quy hoạch. Trong đó, tập trung vào quan điểm phân vùng quy hoạch của các Bộ, ngành liên quan, đồng thời, có xem xét hạ tầng và các trục giao thông đường thủy, đường bộ; định hướng phân vùng quy hoạch theo thủy văn – sinh thái và cảnh quan để tạo sự thống nhất với các ngành; định hướng các chỉ tiêu về phát triển kinh tế xã hội, phân bổ, bảo vệ, phòng chống, công trình điều tiết, mạng quan trắc giám sát làm cơ sở dự báo nhu cầu sử dụng nước…
Chống hạn hán, xâm mặn ở ĐBSCL: Bộ Tài nguyên và Môi trường giữ vai trò "nhạc trưởng"
Bộ TNMTgiữ vai trò "nhạc trưởng" trong quản lý tài nguyên nước - đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ TNMT Lê Công Thành tại cuộc họp với các đơn vị lĩnh vực tài nguyên nước để nghe báo cáo tiến độ xây dựng quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đã hoàn thành việc thu thập số liệu
Báo cáo tại cuộc họp, ông Nguyễn Ngọc Hà - Trưởng ban điều tra tài nguyên nước (Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia) cho biết, đến nay, trung tâm đã tổ chức thu thập thông tin, số liệu, tài liệu và các báo cáo chuyên ngành phục vụ xây dựng các nội dung phân tích, đánh giá hiện trạng tài nguyên nước.
Tuyến kênh ở xã Long Hòa, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang, bị khô cạn (chụp tháng 3/2020). Ảnh;: HUỲNH XÂY
Đến nay, ở ĐBSCL chưa có một giải pháp tổng thể, toàn diện về vấn đề trữ nước cho toàn vùng và các tiểu vùng, mang tính liên vùng, trên cơ sở tầm nhìn dài hạn và định hướng chuyển đổi mô hình phát triển ĐBSCL theo tinh thần của Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững đồng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.
Vì vậy, việc xây dựng giải pháp trữ nước tổng thể cho toàn vùng là một yêu cầu cấp thiết.
Đối với nước mặt, trung tâm đã thiết lập và hiệu chỉnh mô hình mưa - dòng chảy Mike -NAM phục vụ đánh giá tài nguyên nước và cung cấp số liệu làm biên đầu vào cho các mô hình thủy lực, cân bằng nước toàn vùng ĐBSCL.
Hoàn thiện xây dựng sơ đồ tính toán thủy lực 1 chiều (hơn 3.000 mặt cắt, hơn 1.000 công trình) và tiếp tục bổ sung mặt cắt, tiến hành hiệu chỉnh, kiểm định mô hình cho toàn hệ thống ĐBSCL.
Đối với tài nguyên nước dưới đất, theo ông Nguyễn Ngọc Hà, hiện có kết quả đánh giá tài nguyên nước dưới đất cho các tỉnh và toàn vùng ĐBSCL trên cơ sở bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1/200.000. Đã thiết lập xong mô hình nước dưới đất để phục vụ tính toán các phương án khai thác nước dưới đất.
Dự kiến, Cục Quản lý tài nguyên nước sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt thẩm định nhiệm vụ quy hoạch vùng ĐBSCL trong tuần tới. Bên cạnh đó, Cục cũng đã xây dựng dự thảo báo cáo quy hoạch vùng ĐBSCL và dự thảo báo cáo ĐMC đối với quy hoạch (dự kiến hoàn thành tháng 8/2020) và lấy ý kiến các bộ ngành, địa phương (tháng 9/2020), đồng thời họp hội đồng thẩm định, hiện thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (tháng 12/2020).
Ông Lê Anh Đức - Phó Viện trưởng Viện Khoa học tài nguyên nước nêu vấn đề: Trước tình hình hạn hán và xâm nhập mặn ở vùng ĐBSCL diễn biến ngày càng gay gắt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân trong vùng, các giải pháp trữ nước đã và đang được các bộ, ngành, địa phương đề xuất như là một trong những biện pháp ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn hiệu quả nhất. Tuy nhiên, các giải pháp trữ nước đã và đang thực hiện vẫn còn mang tính đơn lẻ, địa phương thiếu tính liên kết vùng.
Bộ sẽ giữ vai trò "nhạc trưởng"
Ông Châu Trần Vĩnh - Phó Cục trưởng phụ trách Cục Quản lý tài nguyên nước cho rằng, giải pháp trữ nước của đồng bằng đối với các công trình cần có thêm hoạt động rà soát, cân nhắc lại, không thể như "đào ao đắp đập" sẽ làm vai trò của ngành tài nguyên và môi trường rất yếu, không thành vai trò "nhạc trưởng" được. Cần phải tổ hợp các giải pháp trong đó tận dụng những cái gì đang có, đã có để biến thành của chúng ta, kể cả giải pháp công trình và phi công trình.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ TNMT Lê Công Thành đồng ý với ý kiến cho rằng lĩnh vực tài nguyên nước phải cùng làm với quy hoạch vùng và giao cho Cục Quản lý tài nguyên nước làm đầu mối.
Về tiến độ thực hiện quy hoạch, Thứ trưởng hoan nghênh Trung tâm Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước quốc gia đã triển khai các nhiệm vụ quy hoạch một cách kịp thời. Về vấn đề phân vùng, theo Thứ trưởng cần chọn tiêu chí dựa vào quan điểm nào để phân vùng. "Chúng ta phân vùng trên quan điểm của tài nguyên nước" - Thứ trưởng Lê Công Thành nhấn mạnh.
Thứ trưởng đề nghị Trung tâm Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước quốc gia thu thập đầy đủ báo cáo kinh tế xã hội của địa phương để lựa chọn thông tin, từ đó có các giải pháp sát với thực tế.
Nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của tài nguyên nước trong giai đoạn hiện nay, Thứ trưởng Lê Công Thành cho rằng, tài nguyên nước cần phải hiện diện khắp nơi, gây tiếng vang để mọi người cùng hiểu. Quan trọng nhất là cần có kịch bản tài nguyên nước, ứng với nó là có giải pháp ra sao. Thứ trưởng khẳng định, Bộ TNMT là "nhạc trưởng" về tài nguyên nước, đưa ra các giải pháp quản lý tổng thể; còn các giải pháp cụ thể thuộc về các bộ, ngành, địa phương như xây dựng, nông nghiệp... n
Hệ thống đo mưa tự động giúp giảm nhẹ thiên tai Anh Văn Phú Chính và cộng sự tại TP Đà Nẵng đã nghiên cứu thành công "Hệ thống đo mưa tự động chuyên dùng - Vrain" và ứng dụng hiệu quả tại nhiều địa phương trên cả nước. Hệ thống Vrain cho phép thông báo tình hình mưa trên cả nước, cảnh báo mưa lũ, hỗ trợ vận hành hồ chứa, giúp người...