Quy hoạch hệ thống du lịch Việt Nam theo hướng là ngành kinh tế mũi nhọn
Ngày 9/8 tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội thảo “Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045″ để đưa ra những giải pháp quy hoạch hệ thống du lịch Việt Nam theo hướng là ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển bền vững.
Các đại biểu đóng góp cho “Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045″ trong ngày 9/8 tại TP Hồ Chí Minh.
Ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch cho biết, báo cáo “Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2045″ được triển khai trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng đơn vị thực hiện đã nhận được sự phối hợp của nhiều địa phương trên cả nước. Báo cáo này bao gồm nội dung đánh giá thực trạng hiện tại của ngành du lịch; quan điểm, mục tiêu phát triển trong giai đoạn tới; định hướng phát triển sản phẩm dịch vụ, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực… nhằm đưa ra những giải pháp phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững.
Theo đó, quy hoạch hệ thống du lịch Việt Nam lần này có nhiều điểm mới, hướng tới phát triển bền vững, chất lượng, có hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh. Mục tiêu của quy hoạch là đến năm 2025 sẽ phục hồi hoàn toàn ngành du lịch như trước đại dịch COVID-19; đến năm 2030, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển theo hướng tăng trưởng xanh. Theo đó, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, đáp ứng cơ bản các yêu cầu và mục tiêu phát triển bền vững.
Sau tổng hợp ý kiến đóng góp của các đại biểu tại buổi hội thảo, ông Đoàn Văn Việt, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho biết, đơn vị tư vấn cần tiếp thu, bổ sung nghiên cứu nhiều vấn đề mà các đại biểu đưa ra thảo luận; trong đó có vấn đề đô thị du lịch, đô thị di sản, bởi Việt Nam có quỹ đô thị di sản ở các địa phương rất quý giá cần phải được giữ gìn, tôn tạo và phát triển. Đối với các nhóm sản phẩm chính được đưa vào quy hoạch, nên chú trọng đến những loại hình du lịch mới, đặc biệt là du lịch cộng đồng cũng cần được làm rõ hơn để phát huy. Ngoài ra, ngành du lịch cũng cần làm đậm nét hơn quy hoạch phát triển du lịch gắn với bảo vệ giá trị, bản sắc văn hóa của các dân tộc vùng miền. Đây không chỉ là nét riêng của các địa phương mà còn là nét riêng của du lịch Việt Nam đối với du khách quốc tế.
Ông Đoàn Văn Việt, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu tiếp thu các ý kiến đóng góp tại hội thảo.
Theo ông Đoàn Văn Việt, việc quy hoạch ngành du lịch Việt Nam sắp tới cũng cần được thực hiện theo vùng và theo hướng mở, gắn với thế mạnh và vai trò, động lực trong liên kết, hợp tác phát triển du lịch; đồng thời làm rõ hơn các giải pháp chuyển đổi số để phát triển du lịch phù hợp theo lộ trình. Đối với khu du lịch quốc gia, cần rà soát lại các tiêu chí, bởi địa phương nào cũng muốn có khu du lịch quốc gia, thế nhưng cả nước hiện chỉ mới công nhận được 7 khu du lịch quốc gia.
Ngoài ra, ngành du lịch Việt Nam muốn phát triển bền vững cũng cần nắm bắt cơ hội và vượt qua các khó khăn. Du lịch Việt Nam cần thiết phải được định hướng quy hoạch phát triển với tầm nhìn dài hạn, lấy đó làm cơ sở để xây dựng các chương trình, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch phù hợp với nhu cầu phát triển của giai đoạn mới; đồng thời làm cơ sở vững chắc cho các định hướng phát triển du lịch tại các quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh để các địa phương có “kim chỉ nam” cho việc hoạch định, quản lý du lịch trên địa bàn.
Video đang HOT
Cần hạ nhiệt giá xăng dầu để ổn định đời sống người lao động
Thị trường lao động có thể đối mặt với nhiều khó khăn do áp lực tăng giá xăng, dầu và một số mặt hàng thiết yếu, cần hạ nhiệt giá xăng, dầu để góp phần ổn định đời sống của người lao động.
Đây là ý kiến của ông Nguyễn Trung Tiến, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, tại buổi họp báo về tình hình lao động việc làm quý 2 và 6 tháng đầu năm 2022 diễn ra sáng nay 6.7.
Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Trung Tiến khuyến nghị hạ giá xăng dầu để ổn định đời sống người lao động. Ảnh T.HẰNG
Thu nhập bình quân của lao động tăng trưởng ở cả 21 ngành kinh tế
Theo Tổng cục Thống kê, đến nay, tình hình dịch bệnh trên cả nước cơ bản đã được kiểm soát; các hoạt động kinh tế - xã hội cơ bản trở lại hoạt động trong trạng thái bình thường mới, thị trường lao động trong quý 2 tiếp tục duy trì đà phục hồi. Lực lượng lao động, số người có việc làm quý 2/2022 tăng so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước.
Thu nhập bình quân tháng của người lao động quý 2 là 6,6 triệu đồng, tăng 206.000 đồng so với quý trước và tăng 542.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.
Thu nhập bình quân tháng của lao động nam cao gấp 1,34 lần thu nhập bình quân tháng của lao động nữ (7,5 triệu đồng so với 5,6 triệu đồng). Thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị cao gấp 1,38 lần khu vực nông thôn (8 triệu đồng so với 5,8 triệu đồng).
Đánh giá về thu nhập bình quân của người lao động trong những năm gần đây, ông Phạm Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động (Tổng cục Thống kê), cho biết thông thường thu nhập lao động quý 2 thường giảm so với quý 1 do các khoản thu nhập phụ trội bổ sung từ tiền làm thêm cuối năm, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán thường được chi trả chủ yếu trong quý 1.
Tuy nhiên, trong năm nay, tình hình ngược lại, thu nhập bình quân của người lao động trong quý 2 tăng trưởng dương so với quý trước và cùng kỳ năm trước. "So với cùng kỳ năm 2021, thu nhập bình quân của người lao động quý 2 năm nay có tốc độ tăng trưởng khá, tăng 8,9%, tương ứng tăng khoảng 542.000 đồng; so với cùng kỳ năm 2020, thu nhập bình quân của người lao động tăng 19,7%, tương ứng tăng gần 1,1 triệu đồng. Đây là dấu hiệu chứng tỏ nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng tích cực và mạnh mẽ", ông Nam thông tin .
Đáng chú ý, theo ông Nam, quý 2/2022 cũng chứng kiến sự tăng trưởng trong thu nhập bình quân của lao động làm việc ở cả 21 ngành kinh tế so với cùng kỳ năm 2021.
Một số ngành có tốc độ tăng trưởng khá như: khai khoáng đạt mức 9,7 triệu đồng, tăng 17,1%, tương ứng tăng 1,4 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước; công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 7,4 triệu đồng, tăng 12,4%, tương ứng tăng khoảng 818.000 đồng; sản xuất và phân phối điện đạt 9,6 triệu đồng, tăng 10,7%, tương ứng tăng 928.000 đồng; dịch vụ lưu trú ăn uống đạt 6,2 triệu đồng, tăng 10,2%, tương ứng tăng 572.000 đồng.
Một số ngành gặp nhiều khó khăn do sự biến động của giá xăng dầu như ngành vận tải kho bãi cũng có mức tăng trưởng thu nhập khá, đạt mức 8,9 triệu đồng trong quý 2/2022, tăng 4,2% so với quý trước và tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước.
Quý 2/2022, thu nhập của lao động làm việc ở cả 3 khu vực kinh tế đều có mức tăng trưởng khá. Trong đó, lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng thu nhập bình quân cao nhất trong ba khu vực kinh tế.
So với cùng kỳ năm 2021, thu nhập bình quân tháng của lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng là 7,5 triệu đồng, tăng 11,5%, tăng tương ứng khoảng 774.000 đồng; lao động làm việc trong ngành dịch vụ có thu nhập bình quân là 7,8 triệu đồng, tăng 8,7%, tăng tương ứng khoảng 623.000 đồng. Lao động làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có thu nhập bình quân là 3,8 triệu đồng, tăng 3,6%, tăng tương ứng khoảng 132.000 đồng.
Mặc dù tăng bình quân tháng không nhiều, nhưng theo Tổng cục Thống kê, trải qua 2 năm dịch bệnh, thu nhập tăng như vậy là đáng khích lệ với người lao động.
Cần mọi giải pháp để hạ giá xăng, dầu
Trong bối cảnh giá tiêu dùng có xu hướng tăng, đặc biệt là giá xăng, dầu tăng liên tục, ông Phạm Hoài Nam cho rằng, cần có nhiều giải pháp để tăng thu nhập, giảm khó khăn cho người lao động.
"Việc đầu tiên cần làm là nhanh chóng tăng lương cho người lao động, hỗ trợ tiền thuê nhà trọ. Bên cạnh đó là chính sách an sinh xã hội là chính sách tài khóa, giảm thuế cho doanh nghiệp, đó là những giải pháp giúp người lao động ổn định cuộc sống", ông Nam nói.
Giá xăng, dầu tăng tác động đến thu nhập người lao động. Ảnh NHẬT THỊNH
Theo ông Nguyễn Trung Tiến, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, trong thời gian tới, thị trường lao động có thể khó khăn do áp lực tăng giá xăng, dầu và một số mặt hàng thiết yếu.
Trước tình hình, đó ông Tiến đưa ra khuyến nghị cần chú trọng kiểm soát lạm phát, hạ nhiệt giá xăng, dầu. "Chính phủ thời gian vừa qua đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ người dân, người lao động. Nếu giá xăng giảm từ 4.000 - 5.000 đồng/lít, sẽ tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống của người lao động", ông Tiến chia sẻ.
Số doanh nghiệp tại TP. HCM tăng hơn 26% so với năm 2016 Theo kết quả tổng điều tra kinh tế 2021, tổng số doanh nghiệp trên địa bàn TP. HCM là 216.170 đơn vị (tăng 26,2 % so với năm 2016). Ban Chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế năm 2021 TP. HCM vừa tổ chức Hội nghị tổng kết tổng điều tra kinh tế năm 2021 trên địa bàn TP. HCM. Doanh nghiệp tại...