Quy hoạch dịch vụ nhạy cảm để quản lý
Đó là khẳng định của ông Lê Đức Hiền – Phó cục trưởng Cục phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ-TB&XH), tại cuộc gặp mặt báo chí hôm qua, 29/1.
TPHCM không lập phố đèn đỏ
Trước ý kiến cho rằng nên lập phố đèn đỏ để dễ quản lý gái mại dâm tại TPHCM, ý kiến ông thế nào?
Có thông tin cho biết tại TPHCM có 45 nghìn người đang hoạt động mại dâm nhưng cũng có thông tin nói chỉ có khoảng 15 nghìn người. Dù là con số nào, tình hình mại dâm tại TPHCM đều phức tạp. Có rất nhiều ý kiến, trong đó có người đề xuất lập phố đèn đỏ để dễ quản lý.
Tuy nhiên, ý kiến chính thức của cơ quan phòng chống tệ nạn xã hội TPHCM là không phải lập khu đèn đỏ mà quy hoạch các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm vào một điểm để quản lý. Nghĩa là, dù quy hoạch vào một khu, nhưng cơ sở nào để xảy ra hoạt động mại dâm vẫn xử phạt.
Vậy từ trước đến nay, đã có địa phương nào quy hoạch các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm vào một điểm như đề xuất của TPHCM chưa, thưa ông?
Các cô gái được giải cứu khỏi điểm mát xa Tân Hoàng Phát (TPHCM). Ảnh: Hữu Vinh.
Video đang HOT
Quy hoạch các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm được quy định trong Luật phòng chống tệ nạn xã hội. Các địa phương làm là chuyện bình thường. Hà Nội cách đây vài năm đã quy hoạch các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm (đến năm 2020). Việc TPHCM đề xuất cũng là bình thường. Ở đây, phải hiểu quy hoạch là để quản lý chứ không thành phố đèn đỏ.
Tuy nhiên, khi quản lý một khu phố có sòng bạc, karaoke, mát xa… sẽ rất khó kiểm soát và xử phạt. Thực tế, người bán dâm lần đầu chỉ bị xử phạt 300 nghìn đồng, tái phạm lần thứ hai cũng bị phạt 300 nghìn đồng.
Trường hợp bán dâm cho nhiều người mà mang tính chất đồi truỵ, bị phạt từ 3-5 triệu đồng.
Do đó, nếu TPHCM có quy hoạch thành một khu cần đưa ra bàn cho kỹ. Hơn nữa, kinh phí để thực hiện quy hoạch cũng không hề đơn giản. Do đó, muốn quy hoạch cũng phải làm rõ nội hàm trong quy hoạch đó là gì, phải xây dựng đề án rõ ràng, rồi trình để xin ý kiến Chính phủ.
Khó hợp pháp hóa mại dâm
Dù không hợp pháp hóa mại dâm nhưng ở Việt Nam hiện nay có nhiều địa điểm như Đồ Sơn (Hải Phòng), Quất Lâm (Nam Định), TP Vũng Tàu… từ lâu mại dâm hoạt động khá công khai?
Theo tôi biết, hiện có khoảng 20 nước hợp pháp hoá mại dâm, nhưng chỉ có 5 nước thuộc diện phát triển, còn lại là các nước đang phát triển. Ở Việt Nam phong tục tập quán, đạo đức lối sống và ý thức tuân thủ pháp luật của người dân không cho phép chúng ta hợp thức hoá mại dâm hay công nhận là một nghề.
Chưa kể, các nước hợp pháp hoá mại dâm đang gặp những khó khăn rất lớn trong việc quản lý người bán dâm. Vì hợp pháp hoá mại dâm làm gia tăng những vấn đề liên quan tội phạm ma tuý, rửa tiền, buôn bán người…
Không cho hợp pháp hoá, vậy theo ông làm sao để ngăn chặn tệ nạn này?
Phải khẳng định tất cả các nước trên thế giới đều có hoạt động mại dâm. Tuy nhiên, cũng có nước có chính sách nhân đạo với người bán dâm và Việt Nam nằm trong số đó. Nước ta đang có chính sách để người bán dâm tái hoà nhập cộng đồng.
Hiện, chúng ta chỉ mới có mấy chục mô hình giảm hại, còn việc xây dựng được một hệ thống chính sách đầy đủ cần phải có thời gian.
Cảm ơn ông.
Theo 24h
"Dứt khoát không hợp pháp hóa mại dâm"
Cho đến nay, Nhà nước ta vẫn không coi hoạt động mại dâm là một nghề hợp pháp và chưa có ý định về việc hợp pháp hóa hoạt động mại dâm. Nhưng cũng đã có ý kiến đề xuất Việt Nam cần thành lập thí điểm "khu đèn đỏ".
Tại một cuộc hội thảo về phòng, chống tệ nạn xã hội (TNXH) mới đây ở TPHCM, có ý kiến đề xuất VN cần thành lập thí điểm "khu đèn đỏ" mại dâm. Điều này đồng nghĩa với việc coi hoạt động mại dâm là một nghề hợp pháp, trong khi hiện nay phần lớn gái mại dâm đã được "phóng thích" khỏi các "công trường" 05 - 06 theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi).
Phóng viên đã có cuộc phỏng vấn ông Lê Đức Hiền - Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống TNXH (Bộ LĐTBXH) - xoay quanh vấn đề trên.
Hoạt động mại dâm là "ổ" tập trung các tệ nạn xã hội khác
Gần 800 gái mại dâm đã hòa nhập cộng đồng
- Thưa ông, theo Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi) đã có hiệu lực, gái mại dâm không phải đưa vào các trung tâm giáo dục, chữa bệnh tập trung (trung tâm 05-06) như trước nữa. Vậy hiện trạng các trung tâm này trên toàn quốc như thế nào?
- Cho đến thời điểm hiện nay, về cơ bản chúng ta đã đưa hơn 800 người bán dâm về hòa nhập cộng đồng. Trong thời gian tới, gái mại dâm ở các trung tâm sẽ đưa về hết cộng đồng. Như Hà Nội vừa qua, hơn 200 gái mại dâm đều được phân loại và phần lớn đều được gia đình đến tận nơi đón về, kể cả những người ở ngoài tỉnh; còn lại hơn 20 người không có thân nhân đến đón, Sở LĐTBXH Hà Nội đã hỗ trợ họ tiền tàu xe để về địa phương, theo đúng Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 24/CP.
Hiện cả nước chỉ có 3 trung tâm chuyên biệt, còn lại đều là chung 05 (mại dâm) và 06 (ma túy), nhưng cũng không chuyên biệt hẳn. Ví như Trung tâm số 2 của Hà Nội cũng đưa một số phụ nữ nghiện ma túy vào đó cai nghiện và hàng chục cháu mồ côi không nơi nương tựa, hay các cháu nhiễm HIV cũng sống ở đó. Do vậy, các trung tâm sẽ làm thêm công tác cai nghiện ma túy.
Trung tâm ở Hải Phòng có 17 gái mại dâm, nhưng bên cạnh đó có đến gần 300 cô nghiện ma túy và hàng chục cháu nhiễm HIV. Việc tiếp tục sử dụng công năng của các trung tâm đã từng điều trị bệnh, giáo dục gái mại dâm sẽ không có gì phức tạp.
Sẽ hỗ trợ 4 nhóm yếu thế
- Trước đây, có quy định đưa gái mại dâm vào các trung tâm giáo dục nhưng vẫn chỉ là "bắt cóc bỏ đĩa"- có nghĩa là khi trở về hòa nhập cộng đồng họ vẫn tái diễn hoạt động mại dâm. Bây giờ, chỉ phạt tiền thôi rồi thả thì tình trạng hoạt động mại dâm càng phức tạp. Theo ông cần giải quyết thực trạng này như thế nào?
- Hiện đã có báo cáo về Cục Phòng chống TNXH là tại nhiều tỉnh thành phố, gái mại dâm có chiều hướng gia tăng. Trước đây, chúng ta có nhiều biện pháp phòng, chống quyết liệt, nhưng hoạt động mại dâm vẫn còn. Đây đang là vấn đề được xã hội quan tâm.
Mặc dù chúng ta đã xây dựng các chương trình về quản lý gái mại dâm, như hỗ trợ đào tạo việc làm, vay vốn hưởng lãi suất thấp. Hiện Cục Phòng, chống TNXH đã xây dựng phương án tổng thể nhằm hỗ trợ các dịch vụ để chị em tiếp cận, nhưng cần thời gian. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ LĐTBXH đang phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan để ban hành cơ chế hỗ trợ vay vốn, tạo việc làm cho 4 nhóm người bị yếu thế: Mại dâm, người nhiễm HIV và bị ảnh hưởng của HIV, người điều trị methanol và người sau cai nghiện ma túy; làm sao để người vay được hỗ trợ dễ dàng.
Ông Lê Đức Hiền - Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống TNXH (Bộ LĐTBXH)
Không hợp pháp hóa mại dâm
- Đã có ý kiến đề xuất về việc Nhà nước nên lập thí điểm "khu đèn đỏ" cho gái mại dâm hành nghề, cục có quan điểm như thế nào về vấn đề này?
- Theo lý lẽ này thì việc thành lập một "khu đèn đỏ" sẽ quản lý, kiểm soát tốt hơn hoạt động mại dâm và như vậy sẽ phải công nhận việc hoạt động mại dâm là một nghề hợp pháp. Nhưng đến thời điểm hiện nay, Nhà nước ta vẫn không coi hoạt động mại dâm là một nghề hợp pháp và chưa có ý định về việc hợp pháp hóa hoạt động mại dâm. Vì, sau nghiên cứu, tham khảo một số nước thì việc hợp pháp hóa hoạt động mại dâm là vấn đề hết sức phức tạp, không đơn giản là việc "quây" vào một khu phố và cấp phép rồi thu thuế, khám bệnh cho người mại dâm. Không hề đơn giản vậy!
Thực tế ở các nước coi mại dâm là hợp pháp đã phát sinh nhiều vấn đề như phong tục tập quán, quản lý, pháp luật và nhiều hệ lụy khác. Hoạt động mại dâm trên thế giới bao giờ cũng gắn liền với các hoạt động như buôn bán người, rửa tiền, buôn bán ma túy..., nếu thừa nhận sẽ rất khó khăn đối với các cơ quan quản lý. Ngoài ra, nó sẽ là tiền lệ cho các đối tượng môi giới, tổ chức mại dâm khác hoạt động.
Hiện cả nước có trên 100.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ khá "nhạy cảm" và khi cấp phép riêng cho "khu đèn đỏ" thì các cơ sở kinh doanh này sẽ như thế nào, chúng ta có đủ khả năng để quản lý không? Rõ ràng "lợi bất cập hại"!
Hoạt động mại dâm mang lại lợi nhuận rất cao, và là "ổ nhóm" tập trung các tệ nạn xã hội khác. Hoạt động mại dâm còn chà đạp lên nhân phẩm người phụ nữ. Nếu tính hơn-thiệt cả về luật pháp và phong tục tập quán, truyền thống đạo đức... thì không thể coi mại dâm là một nghề hợp pháp. Dứt khoát không hợp pháp hóa mại dâm!
- Xin cảm ơn ông!
Theo 24h
TPHCM kiến nghị gom dịch vụ "nhạy cảm" vào 1 chỗ Trên địa bàn TPHCM có khoảng 30.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội như vũ trường, karaoke, nhà hàng, khách sạn, xông hơi xoa bóp, hớt tóc thanh nữ... TPHCM kiến nghị "gom" các điểm kinh doanh "nhạy cảm" trên vào 1 chỗ cho dễ quản lý. Công nghệ cao khiến mại dâm thêm phức tạp...