Quy hoạch cán bộ chiến lược: Khắc phục tình trạng ‘Bố làm quan, con bố dứt khoát quan’
Nhà báo Nhị Lê cho rằng việc quy hoạch cán bộ chiến lược được làm sớm hơn sẽ ngăn chặn được những lỗ hổng mà xưa nay dư luận cứ râm ran mãi “Bố làm quan, con bố dứt khoát quan, cả làng cả xóm, họ hàng vào”.
Sáng nay (25/12), Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương khoá 12 khai mạc. Hội nghị dự kiến diễn ra trong 3 ngày (25 – 27/12). Các đại biểu sẽ bàn nhiều nội dung về công tác cán bộ, trong đó có quy hoạch Ban chấp hành Trung ương nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Nhà báo Nhị Lê, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản trong buổi trả lời phỏng vấn Báo điện tử Tổ Quốc khẳng định, cán bộ ngày hôm qua có thể tốt nhưng không qua rèn luyện thì hôm nay sẽ thành hư hỏng. Với việc tiến hành công tác nhân sự sớm, sẽ giúp Trung ương không bị động trong việc lựa chọn, kiến tạo đội ngũ lãnh đạo. Trong quá trình ấy cũng sẽ giúp sàng lọc kỹ càng cán bộ.
Không để những kẽ hở cho “con lươn con chạch” chui vào
- Hiện công tác quy hoạch nhân sự khoá 13 đã hoàn tất, ông đánh giá công tác này đặt trong bối cảnh có những thuận lợi và khó khăn gì?
Quy hoạch cán bộ là một trong những công tác quan trọng của công tác cán bộ, là thành quả mở đầu trong việc kiến tạo đội ngũ cán bộ các cấp. Nhiều kỳ đại hội (ĐH) chúng ta đã làm như vậy, kết quả cho thấy, chừng nào quy hoạch càng tốt, càng chặt chẽ, càng thiết thực đặt trên cơ sở một tầm nhìn rộng, xa, cơ chế tuyển chọn chặt chẽ, hiệu quả thì chừng đó chúng ta chủ động kiến tạo được đội ngũ cán bộ như mong muốn.
Nhưng điều đặc biệt của lần này, so với các nhiệm kỳ trước tôi thấy là tiến hành sớm hơn, thậm chí sớm hơn một năm rưỡi. Các nhiệm kỳ trở về trước thì thấy, việc chuẩn bị công tác cán bộ tức Ban chấp hành Trung ương thường tiến hành trước ĐH trên dưới 1 năm.
Việc này góp phần vào việc khắc phục tình trạng thừa thiếu, đến mỗi kỳ ĐH là “đốt đuốc đi tìm cán bộ” thì nhiệm kỳ này chúng ta chuẩn bị dài hơn với lộ trình rất cụ thể, với bước đi rất thiết thực để lựa chọn cho kỳ được những người xứng đáng để cấu tạo vào Ban chấp hành Trung ương.
Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng Sản, Nhà báo Nhị Lê. (Ảnh: Nam Nguyễn)
Tôi chỉ nói riêng từ lúc khởi động quy hoạch từ hơn 2 tháng trước đây, các đảng bộ trực thuộc Trung ương đã hoàn tất công việc của mình.
Trong tay cơ quan chức năng đã có trên dưới 350 đồng chí để Trung ương lựa chọn, tiếp tục đào tạo, rèn luyện kiểm tra giám sát. Tránh tình trạng một là bị động, hai là thậm chí đây đó có tình trạng tắc trách trong việc lựa chọn không chuẩn xác, hệ quả là có cán bộ vào được Trung ương nhưng không ngang tầm nhiệm vụ.
Rút kinh nghiệm vừa qua, ĐH mới được 2 năm thôi nhưng Trung ương phải xử lý một số cán bộ đủ các cấp. Điều đó cho thấy việc quy hoạch nếu không được chú trọng đào tạo, rèn luyện, không được chú trọng lựa chọn, tái lựa chọn qua nhiều vòng nhiều lần, nhiều mốc thời gian thì rất dễ nhầm lẫn.
Nói như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, những cán bộ như “con lươn, con chạch”, và đã một lần tôi nói, nhiều cán bộ lẻn vào Trung ương, lần này cố gắng khắc phục những vấn đề của các kỳ trước.
- Như vậy trong quãng thời gian 2 năm này, chúng ta hoàn toàn có thể bổ sung mới và loại bỏ những “con lươn, con chạch” trong hệ thống phải không, thưa ông?
Nguồn rộng thì sự lựa chọn sẽ rộng hơn, quy trình lần này theo tôi được hoạch định một cách chặt chẽ, không chỉ phương pháp, mà cách thức cũng chặt chẽ hơn.
Điều tôi muốn nhấn mạnh là “sống lâu mới biết đêm dài”, cán bộ ngày hôm qua có thể tốt nhưng không qua rèn luyện thì hôm nay sẽ thành hư hỏng, cho nên chúng ta không bị động trong việc lựa chọn, kiến tạo đội ngũ lãnh đạo.
Điều đó cũng cho thấy một thực tế, có những người được lựa chọn thì không dám làm gì cả, giữ mình mảy, không dám hành động. Có lần tôi từng nói, “đi nhẹ nói khẽ hay cười, làm trung bình, vừa làm vừa nghe, sợ mất lòng, mất phiếu, thế nên độ dài thời gian cũng cho thấy bản lĩnh cán bộ.
Với độ dài thời gian với lộ trình cụ thể, với những biện pháp khả quan như thế này sẽ ngăn chặn được những lỗ hổng mà xưa nay dư luận cứ râm ran mãi: Bố làm quan con bố dứt khoát quan, cả làng cả xóm, họ hàng vào. Ví dụ như vậy.
Điều quan trọng nữa đây không phải là công việc của Đảng, của riêng Đảng, mà công khai các đồng chí được lựa chọn để tăng cường sự giám sát của xã hội, toàn thể hệ thống chính trị, giúp đỡ, giám sát để cán bộ rèn luyện tốt hơn, và quyền kiểm soát quyền lực được thực thi hơn. Không để những kẽ hở cho “con lươn con chạch” chui vào, người này người kia lẻn vào Trung ương.
Quy hoạch của chúng ta động và mở, đây không phải một lượt là xong, không phải là công việc “nhất thành bất biến”, đây là liên tục được kiểm tra, giám sát, và liên tục tái lựa chọn, giám sát, để thấy mọi cán bộ phải có trách nhiệm phấn đấu ngăn chặn khắc phục tình trạng “nhất ngồi ỳ, thứ nhì lặng thinh; mũ ni che tai, vừa làm vừa nghe”.
Ngoài ra, lần này Trung ương hết sức coi trọng việc xin ý kiến người dân nơi cư trú. Trước nay vẫn làm theo Chỉ thị 76 của Bộ Chính trị thì đợt này lại càng chặt chẽ, cán bộ không chỉ được giám sát ở cơ quan mà còn cần giám sát ngay tại nơi cư trú…
Video đang HOT
- Quy hoạch cấp chiến lược nhiệm kỳ 2021-2026 theo phương châm “làm từng bước, làm đến đâu chắc đến đó”, với những vụ việc được phanh phui về nhân sự cấp cao vừa qua, ông thấy quan điểm trên thế nào?
Phương châm làm đâu chắc đó là hết sức chính xác, đặt cán bộ vào trong bối cảnh cụ thể. Chúng ta làm công tác cán bộ trong một không khí nhìn lại nửa nhiệm kỳ với những công việc rất trọng đại, rất cấp bách, chống tiêu cực, tham nhũng, kiểm soát quyền lực nên càng có điều kiện lựa chọn cán bộ.
Việc cảnh tỉnh những ai đã “dính” vào tiêu cực nói như Tổng Bí thư là tay trót nhúng chàm thì cố gắng mà gột rửa. Thêm nữa, nhìn vài đồng sự để tự cảnh tỉnh, tự răn mình.
Nhưng điều đáng nói nhất trong cuộc chỉnh đốn lần này bộc lộ rõ ra nhất mối quan hệ vô cùng phức tạp, chằng chịt đến mức rối rắm của cán bộ trong muôn vàn mối quan hệ.
Qua đây, chúng ta cũng sàng lọc, thanh tra, kiểm tra, giám sát để lựa chọn chính xác hơn. Đặc biệt là Quy chế 08 về nêu gương dành riêng cho đội ngũ cán bộ cấp chiến lược trước hết là 200 cán bộ Ủy viên Trung ương trở lên, theo tôi đây là một cuộc sàng tuyển, một bước quan trọng rất cụ thể để thực sự các đồng chí cán bộ cấp chiến lược thực sự là hình ảnh của Đảng, sự mất lòng tin nó cũng ở chỗ này đây.
Hành động là thước đo về khát vọng lý tưởng của cán bộ
- Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tổ chức Trung Ương Nguyễn Thanh Bình mới đây cho biết, trong quy hoạch, “không vì số lượng mà hạ thấp tiêu chuẩn”. Theo ông, nhân sự cần đảm bảo yếu tố nào nhất sau những bài học kinh nghiệm về công tác nhân sự thời gian qua?
Cán bộ là diện mạo của Đảng, cán bộ cấp chiến lược là hình ảnh của Đảng, là tinh hoa của Đảng nên trước hết phải bao hàm các đồng chí thực sự đủ tư chất đặc biệt về phẩm hạnh là nhân tố quyết định. Không vì số lượng chúng ta hạ thấp chất lượng. Không vì cơ cấu chúng ta hạ thấp chất lượng.
Chưa bao giờ như bây giờ khắc phục cho kỳ được tình trạng đông nhưng không mạnh, “thà ít mà tốt” như Tổng Bí thư nói. Cũng có thể bầu thiếu nhưng đồng chí được bầu thực sự xứng đáng như tôi vừa nói.
- Tức là chúng ta cũng không cần phải bám quá chặt vào các quy định, tỷ lệ, cơ cấu phải không thưa ông?
Tất nhiên đó là cơ cấu mềm. Việc xử lý giữa yếu tố toàn cục và cụ thể là việc hết sức nhạy cảm. Tiêu chí tuổi tác tôi nghĩ là tiêu chí mềm thôi. Các tiêu chí phải làm sao kiến tạo được một đội ngũ đủ sức dẫn dắt dân tộc.
“Đạo đức suông ai cũng làm được, chúng ta phải đạo đức hành động và hành động vì đạo đức”, nhà báo Nhị Lê nói.
- Theo ông, để kiến tạo được một đội ngũ như vậy thì cần phải có thêm các yếu tố gì?
Tất cả tiêu chí hiện chúng ta đưa ra đều quan trọng nhưng cái gì là căn bản vẫn chưa rõ, khát vọng thế nào là khát vọng? Thế nào là lý tưởng, đạo đức, chúng ta mới chỉ nghiêng về định tính, không đo lường được.
Đảng ta là cách mạng và đồng thời là Đảng hành động chứ không phải là câu lạc bộ, các tiêu chí chị vừa dẫn chứng thì khởi thủy là hành động. Đợt này tôi cho rằng, phải hành động, hành động và hành động. Đó là thước đo về khát vọng lý tưởng của cán bộ.
Đạo đức suông ai cũng làm được, chúng ta phải đạo đức hành động và hành động vì đạo đức. Tôi đọc các quy chế chưa động chạm một cách xứng đáng đến vấn đề này. Hành động nói thay tất cả, và chuyển sang việc chọn người dựa vào hành động.
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng từng lưu ý: “Dứt khoát không đưa vào quy hoạch những người có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, mất đoàn kết, gây rối nội bộ, tham nhũng tiêu cực, cơ hội chính trị như “con lươn, con chạch”. Theo ông, cần có những giải pháp gì để chọn đúng, trúng người, ngăn chặn những người không xứng đáng vào Trung ương?
Việc đánh giá cán bộ con người, đặc biệt là cán bộ cấp chiến lược đòi hỏi mấy điều sau đây. Như tôi vừa chia sẻ, tiêu chí đánh giá bậc nhất, định lượng là kết quả thực hiện nhiệm vụ hay nói rộng ra là hành động.
Đánh giá một cách đa diện từ nhiều phía như tôi trình bày ở trên: góc độ cán bộ thì tổ chức đánh giá, góc độ công dân thì cư trú sở tại đánh giá. Một người cán bộ được lựa chọn từ nhiều góc nhìn trong gia đình, có phải người cha người chồng tốt không, tổ dân phố xem đó có là công dân tốt không. Chỉ có hành động mới nói được.
Thứ hai là lấy việc mà thử. Ông cha ta để lại nhiều bài học lớn lắm.
Và thứ ba là thước đo của nhân dân – rất quan trọng đó là con đường của kiểm soát quyền lực, không có sự đánh giá của nhân dân tất cả mọi sự đánh giá đều khiếm khuyết.
Tôi xin nhắc lại lời của Bác Hồ: những việc khó cứ hỏi nhân dân nếu không như thế thì các cơ quan đoàn thể ngồi trong phòng nghĩ mãi không ra đâu. Trở lại câu hỏi của Bác Hồ về thăm Quảng Bình nói: “khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Việc lựa chọn cán bộ là việc khó, việc khó hãy hỏi nhân dân!
- Xin trân trọng cảm ơn ông!
Nguồn: Tổ Quốc
Quy hoạch cán bộ chiến lược: Khắc phục tình trạng "đốt đuốc đi tìm cán bộ"
Nhà báo Nhị Lê, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản trong buổi trả lời phỏng vấn với báo điện tử Tổ Quốc khẳng định, cán bộ ngày hôm qua có thể tốt nhưng không qua rèn luyện thì hôm nay sẽ thành hư hỏng. Với việc tiến hành công tác nhân sự sớm, sẽ giúp Trung ương không bị động trong việc lựa chọn, kiến tạo đội ngũ lãnh đạo. Trong quá trình ấy cũng sẽ giúp sàng lọc kỹ càng cán bộ.
Sáng nay 25/12, Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương khoá 12 khai mạc. Hội nghị dự kiến diễn ra trong 3 ngày (25 - 27/12). Các đại biểu sẽ bàn nhiều nội dung về công tác cán bộ, trong đó có quy hoạch Ban chấp hành Trung ương nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Dưới đây là nội dung cuộc trao đổi của phóng viên với Nhà báo Nhị Lê:
Không để những kẽ hở cho "con lươn con chạch" chui vào
- Hiện công tác quy hoạch nhân sự khoá 13 đã hoàn tất, ông đánh giá công tác này đặt trong bối cảnh có những thuận lợi và khó khăn gì?
Quy hoạch cán bộ là một trong những công tác quan trọng của công tác cán bộ, là thành quả mở đầu trong việc kiến tạo đội ngũ cán bộ các cấp. Nhiều kỳ đại hội (ĐH) chúng ta đã làm như vậy, kết quả cho thấy, chừng nào quy hoạch càng tốt, càng chặt chẽ, càng thiết thực đặt trên cơ sở một tầm nhìn rộng, xa, cơ chế tuyển chọn chặt chẽ, hiệu quả thì chừng đó chúng ta chủ động kiến tạo được đội ngũ cán bộ như mong muốn.
Nhưng điều đặc biệt của lần này, so với các nhiệm kỳ trước tôi thấy là tiến hành sớm hơn, thậm chí sớm hơn một năm rưỡi. Các nhiệm kỳ trở về trước thì thấy, việc chuẩn bị công tác cán bộ tức Ban chấp hành Trung ương thường tiến hành trước ĐH trên dưới 1 năm.
Việc này góp phần vào việc khắc phục tình trạng vừa thừa thiếu, đến mỗi kỳ ĐH là "đốt đuốc đi tìm cán bộ" thì nhiệm kỳ này chúng ta chuẩn bị dài hơn với lộ trình rất cụ thể, với bước đi rất thiết thực để lựa chọn cho kỳ được những người xứng đáng để cấu tạo vào Ban chấp hành Trung ương.
Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng Sản, Nhà báo Nhị Lê. Ảnh: Nam Nguyễn
Tôi chỉ nói riêng từ lúc khởi động quy hoạch từ hơn 2 tháng trước đây, các đảng bộ trực thuộc Trung ương đã hoàn tất công việc của mình. Trong tay cơ quan chức năng đã có trên dưới 350 đồng chí để Trung ương lựa chọn, tiếp tục đào tạo, rèn luyện kiểm tra giám sát. Tránh tình trạng một là bị động, hai là thậm chí đây đó có tình trạng tắc trách trong việc lựa chọn không chuẩn xác, hệ quả là có cán bộ vào được Trung ương nhưng không ngang tầm nhiệm vụ.
Rút kinh nghiệm vừa qua, ĐH mới được 2 năm thôi nhưng Trung ương phải xử lý một số cán bộ đủ các cấp. Điều đó cho thấy việc quy hoạch nếu không được chú trọng đào tạo, rèn luyện, không được chú trọng lựa chọn, tái lựa chọn qua nhiều vòng nhiều lần, nhiều mốc thời gian thì rất dễ nhầm lẫn.
Nói như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, những cán bộ như "con lươn, con chạch", và đã một lần tôi nói, nhiều cán bộ lẻn vào Trung ương, lần này cố gắng khắc phục những vấn đề của các kỳ trước.
- Như vậy trong quãng thời gian 2 năm này, chúng ta hoàn toàn có thể bổ sung mới và loại bỏ những "con lươn, con chạch" trong hệ thống phải không thưa ông?
Nguồn rộng thì sự lựa chọn sẽ rộng hơn, quy trình lần này theo tôi được hoạch định một cách chặt chẽ, không chỉ phương pháp, mà cách thức cũng chặt chẽ hơn. Điều tôi muốn nhấn mạnh là "sống lâu mới biết đêm dài", cán bộ ngày hôm qua có thể tốt nhưng không qua rèn luyện thì hôm nay sẽ thành hư hỏng, cho nên chúng ta không bị động trong việc lựa chọn, kiến tạo đội ngũ lãnh đạo.
Điều đó cũng cho thấy một thực tế, có những người được lựa chọn thì không dám làm gì cả, giữ mình mảy, không dám hành động. Có lần tôi từng nói, "đi nhẹ nói khẽ hay cười, làm trung bình, vừa làm vừa nghe, sợ mất lòng, mất phiếu, thế nên độ dài thời gian cũng cho thấy bản lĩnh cán bộ.
Với độ dài thời gian với lộ trình cụ thể, với những biện pháp khả quan như thế này sẽ ngăn chặn được những lỗ hổng mà xưa nay dư luận cứ râm ran mãi: Bố làm quan con bố dứt khoát quan, cả làng cả xóm, họ hàng vào. Ví dụ như vậy.
Điều quan trọng nữa đây không phải là công việc của Đảng, của riêng Đảng, mà công khai các đồng chí được lựa chọn để tăng cường sự giám sát của xã hội, toàn thể hệ thống chính trị, giúp đỡ, giám sát để cán bộ rèn luyện tốt hơn, và quyền kiểm soát quyền lực được thực thi hơn. Không để những kẽ hở cho "con lươn con chạch" chui vào, người này người kia lẻn vào Trung ương.
Quy hoạch của chúng ta động và mở, đây không phải một lượt là xong, không phải là công việc "nhất thành bất biến", đây là liên tục được kiểm tra, giám sát, và liên tục tái lựa chọn, giám sát, để thấy mọi cán bộ phải có trách nhiệm phấn đấu ngăn chặn khắc phục tình trạng "nhất ngồi ỳ, thứ nhì lặng thinh; mũ ni che tai, vừa làm vừa nghe".
Ngoài ra, lần này Trung ương hết sức coi trọng việc xin ý kiến người dân nơi cư trú. Trước nay vẫn làm theo Chỉ thị 76 của Bộ Chính trị thì đợt này lại càng chặt chẽ, cán bộ không chỉ được giám sát ở cơ quan mà còn cần giám sát ngay tại nơi cư trú...
- Quy hoạch cấp chiến lược nhiệm kỳ 2021-2026 theo phương châm "làm từng bước, làm đến đâu chắc đến đó", với những vụ việc được phanh phui về nhân sự cấp cao vừa qua, ông thấy quan điểm trên như thế nào?
Phương châm làm đâu chắc đó là hết sức chính xác, đặt cán bộ vào trong bối cảnh cụ thể. Chúng ta làm công tác cán bộ trong một không khí nhìn lại nửa nhiệm kỳ với những công việc rất trọng đại, rất cấp bách, chống tiêu cực, tham nhũng, kiểm soát quyền lực nên càng có điều kiện lựa chọn cán bộ. Việc cảnh tỉnh những ai đã "dính" vào tiêu cực nói như Tổng Bí thư là tay trót nhúng chàm thì cố gắng mà gột rửa. Thêm nữa, nhìn vài đồng sự để tự cảnh tỉnh, tự răn mình.
Nhưng điều đáng nói nhất trong cuộc chỉnh đốn lần này bộc lộ rõ ra nhất mối quan hệ vô cùng phức tạp, chằng chịt đến mức rối rắm của cán bộ trong muôn vàn mối quan hệ.
Qua đây, chúng ta cũng sàng lọc, thanh tra, kiểm tra, giám sát để lựa chọn chính xác hơn. Đặc biệt là Quy chế 08 về nêu gương dành riêng cho đội ngũ cán bộ cấp chiến lược trước hết là 200 cán bộ Ủy viên Trung ương trở lên, theo tôi đây là một cuộc sàng tuyển, một bước quan trọng rất cụ thể để thực sự các đồng chí cán bộ cấp chiến lược thực sự là hình ảnh của Đảng, sự mất lòng tin nó cũng ở chỗ này đây.
Hành động là thước đo về khát vọng lý tưởng của cán bộ
- Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tổ chức Trung Ương Nguyễn Thanh Bình mới đây cho biết, trong quy hoạch, "không vì số lượng mà hạ thấp tiêu chuẩn". Theo ông, nhân sự cần đảm bảo yếu tố nào nhất sau những bài học kinh nghiệm về công tác nhân sự thời gian qua?
Cán bộ là diện mạo của Đảng, cán bộ cấp chiến lược là hình ảnh của Đảng, là tinh hoa của Đảng nên trước hết phải bao hàm các đồng chí thực sự đủ tư chất đặc biệt về phẩm hạnh là nhân tố quyết định. Không vì số lượng chúng ta hạ thấp chất lượng. Không vì cơ cấu chúng ta hạ thấp chất lượng. Chưa bao giờ như bây giờ khắc phục cho kỳ được tình trạng đông nhưng không mạnh, "thà ít mà tốt" như Tổng Bí thư nói. Cũng có thể bầu thiếu nhưng đồng chí được bầu thực sự xứng đáng như tôi vừa nói.
- Tức là chúng ta cũng không cần phải bám quá chặt vào các quy định, tỷ lệ, cơ cấu phải không thưa ông?
Tất nhiên đó là cơ cấu mềm. Việc xử lý giữa yếu tố toàn cục và cụ thể là việc hết sức nhạy cảm. Tiêu chí tuổi tác tôi nghĩ là tiêu chí mềm thôi. Các tiêu chí phải làm sao kiến tạo được một đội ngũ đủ sức dẫn dắt dân tộc.
"Đạo đức suông ai cũng làm được, chúng ta phải đạo đức hành động và hành động vì đạo đức".
Theo ông, để kiến tạo được một đội ngũ như vậy thì cần phải có thêm các yếu tố gì?
- Tất cả tiêu chí hiện chúng ta đưa ra đều quan trọng nhưng cái gì là căn bản vẫn chưa rõ, khát vọng thế nào là khát vọng? Thế nào là lý tưởng, đạo đức, chúng ta mới chỉ nghiêng về định tính, không đo lường được. Đảng ta là cách mạng và đồng thời là Đảng hành động chứ không phải là câu lạc bộ, các tiêu chí chị vừa dẫn chứng thì khởi thủy là hành động. Đợt này tôi cho rằng, phải hành động, hành động và hành động. Đó là thước đo về khát vọng lý tưởng của cán bộ.
Đạo đức suông ai cũng làm được, chúng ta phải đạo đức hành động và hành động vì đạo đức. Tôi đọc các quy chế chưa động chạm một cách xứng đáng đến vấn đề này. Hành động nói thay tất cả, và chuyển sang việc chọn người dựa vào hành động.
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng từng lưu ý: "Dứt khoát không đưa vào quy hoạch những người có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, mất đoàn kết, gây rối nội bộ, tham nhũng tiêu cực, cơ hội chính trị như "con lươn, con chạch". Theo ông, cần có những giải pháp gì để chọn đúng, trúng người, ngăn chặn những người không xứng đáng vào Trung ương?
Việc đánh giá cán bộ con người, đặc biệt là cán bộ cấp chiến lược đòi hỏi mấy điều sau đây. Như tôi vừa chia sẻ, tiêu chí đánh giá bậc nhất, định lượng là kết quả thực hiện nhiệm vụ hay nói rộng ra là hành động. Đánh giá một cách đa diện từ nhiều phía như tôi trình bày ở trên: góc độ cán bộ thì tổ chức đánh giá, góc độ công dân thì cư trú sở tại đánh giá. Một người cán bộ được lựa chọn từ nhiều góc nhìn trong gia đình, có phải người cha người chồng tốt không, tổ dân phố xem đó có là công dân tốt không. Chỉ có hành động mới nói được.
Thứ hai là lấy việc mà thử. Ông cha ta để lại nhiều bài học lớn lắm.
Và thứ ba là thước đo của nhân dân- rất quan trọng đó là con đường của kiểm soát quyền lực, không có sự đánh giá của nhân dân tất cả mọi sự đánh giá đều khiếm khuyết. Tôi xin nhắc lại lời của Bác Hồ: những việc khó cứ hỏi nhân dân nếu không như thế thì các cơ quan đoàn thể ngồi trong phòng nghĩ mãi không ra đâu. Trở lại câu hỏi của Bác Hồ về thăm Quảng Bình nói: "khó vạn lần dân liệu cũng xong". Việc lựa chọn cán bộ là việc khó, việc khó hãy hỏi nhân dân!
- Xin trân trọng cảm ơn ông!
Song Đào (thực hiện)
Theo Tổ Quốc
Tặng quà cho người có uy tín tiêu biểu trong chương trình "Điểm tựa của bản làng" Ngày 22-12, tại Hà Nội, Tạp chí Cộng sản, Ủy ban Dân tộc và Bộ Tư lệnh BĐBP đã tổ chức buổi tặng quà cho các đại biểu là các già làng, trưởng bản, người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào các dân tộc thiểu số tham dự chương trình "Điểm tựa của bản làng", khép lại một chương trình đầy...