Quý hóa quá, một lời cảm ơn sau đám cưới!
Ngạc nhiên và xúc động, đó là cảm nhận của tôi khi nhận được tin nhắn của Hải sau đám cưới của cậu ấy.
Bạn đã bao giờ nhận được lời cảm ơn sau khi mình gửi tiền mừng cưới họ? Trong 32 năm cuộc đời, hôm qua là ngày đầu tiên tôi nhận được. Không thể diễn tả được cảm xúc của mình: Ngạc nhiên, xúc động và thấy thật đáng giá.
Chúng tôi học cùng cấp ba, không phải là thân thiết, nhưng cũng hay liên lạc, đi cà phê, trà đá mỗi lần hội bạn cùng lớp trên Hà Nội tụ họp. Đám cưới bạn ấy tổ chức ở quê, do bận việc không về được nên tôi đành gửi tiền mừng qua một người bạn khác. Hôm đám cưới Hải, tôi cũng có gọi điện chúc mừng và Hải cũng đã có lời cảm ơn.
Thật không ngờ, ba ngày sau, tôi nhận được một tin nhắn của Hải với lời cảm ơn vô cùng ý nghĩa: “Vợ chồng mình đã nhận được quà của bạn. Cảm ơn Thủy rất nhiều”.
Nói chuyện với bạn bè, tôi được biết, ngoài việc nhắn tin cảm ơn đến những người không tham dự được đám cưới của mình, nhưng có gửi tiền mừng, Hải còn gửi một lời cảm ơn chung tới tất cả mọi người trên facebook.
Một người bạn thân của Hải cho biết, khi thấy cậu ấy ngồi nhắn tin cảm ơn từng người, mình đã bảo là không cần thiết. Người ta mừng mình, đến khi mình mừng lại, cứ nhắn tin cảm ơn từng người thì biết đến bao giờ.
Không đồng tính với ý kiến của cậu ấy, Hải bảo: Người ta mừng mình là vì họ quý mình, là tấm lòng thành của họ, mình phải cảm ơn. Họ cưới, mình đi lại chỉ là chuyện “trả nợ” trong cuộc đời mà thôi. Những người đến tham dự đám cưới, mình đã cảm ơn khi chúc rượu, còn những người không có mặt chưa thể cảm ơn được thì bây giờ có thời gian, mình phải làm.
Sẽ có nhiều người cho hành động của Hải là quá thừa thải, không cần thiết nhưng với tôi, đó là một hành động vô cùng cao đẹp, rất đáng trân trọng. Bởi khi nhận được tin nhắn cảm ơn của cậu ấy, tôi rất vui, rất cảm động. Thấy được rằng, khi bóc phong bì của mình, cái bạn ấy nhận được không chỉ là tiền, mà còn cả tình cảm, lời chúc phúc mà chúng tôi dành cho bạn.
Video đang HOT
Sẽ có nhiều người cho hành động của Hải là quá thừa thải, không cần thiết nhưng với tôi, đó là một hành động vô cùng cao đẹp, rất đáng trân trọng. (ảnh minh họa)
Từ tin nhắn của Hải, tôi ngồi ngẫm lại và nhớ ra, khi kết hôn, tôi cũng chưa làm được điều mà cậu ấy làm. Hồi đó, tôi cũng chỉ mang ít bánh kẹo lên cảm ơn các đồng nghiệp ở Công ty thôi, còn với những người không tham dự đám cưới của mình, tôi không hề có lời cảm ơn tới họ.
Có lẽ, không chỉ có tôi mà phần lớn những người đã từng kết hôn đều không làm được điều mà Hải đã làm. Trong suy nghĩ của chúng ta, lời cảm ơn là không cần thiết, mà không biết rằng, chỉ một lời cảm ơn sẽ khiến bản thân mình cũng như người nhận vui hơn, trân trọng nhau hơn.
Từ tin nhắn của Hải khiến tôi liên tưởng đến một vấn đề to lớn hơn, đó là việc nói “cảm ơn” đang bị chúng ta dần quên lãng, đặc biệt là giới trẻ.
Đi siêu thị, hay vào các cửa hàng, được các chú bảo vệ dắt xe hộ, nhưng chẳng có mấy người nói được lời cảm ơn, vì cho rằng đó là trách nhiệm của bảo vệ. Đi đường, quên gạt chân chống, được nhắc nhở nhưng cũng không có ý cảm ơn đối phương. Rồi cũng có không ít người, khi hỏi thăm đường cũng không cảm ơn người chỉ lấy một câu… Còn rất nhiều trường hợp khác nữa, người Việt Nam hầu như đang quên đi cách phải sử dụng cụm từ này.
Đặc biệt, trong giới trẻ, thay vì lời cảm ơn thì họ lại thích dùng từ “thanh kiu”. Muốn nói cảm ơn, nhưng họ lại ngại ngùng, thay vào đó là “thanh kiu”, có khi là “thanh kiu vinamiu”. Vẫn cùng một ngụ ý muốn cảm ơn, nhưng nếu nghe được từ cảm ơn thuần việt, người được cảm ơn sẽ thấy vui hơn và đáng giá hơn nhiều. Nói “thanh kiu”, hay “thanh kiu vinamiu” chỉ cảm thấy sáo rỗng, không thành tâm.
Chúng ta không biết rằng, giúp đỡ ai đó và nhận được lời cảm ơn từ họ sẽ khiến mình vô cùng vui vẻ. Những ai đã từng giúp một cụ bà qua đường nhận được lời cảm ơn; giúp một người ngã xe đứng dậy nhận được lời cảm ơn; bế con hộ chị hàng xóm khi chị đang bận việc nhận được lời cảm ơn … Tuy chỉ là những việc vô cùng nhỏ bé, nhưng nếu nhận lại được lời sự cảm ơn, trân trọng của họ, bản thân sẽ thấy vô cùng vui vẻ và thật đáng giá. Thấy điều mình làm thật có ích.
Bạn cứ tượng tưởng xem, đang ở trên xe buýt đông người, mình đứng dậy nhường ghế cho một chị mang thai. Chị ấy ngồi xuống không nói một lời, coi việc mình nhường ghế là điều tất nhiên thì bạn sẽ cảm thấy thế nào, lần sau bạn còn muốn nhường ghế nữa không?
Có khi giúp đỡ người khác và không hề mong báo đáp, nhưng nếu nhận được một lời cảm ơn chân thành, bạn sẽ thấy việc mình làm thật có ý nghĩa và muốn phát huy.
Trong khi, lời cảm ơn, xin lỗi vốn là lời nói đầu môi của người phương Tây trong giao tiếp, thì người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ ngày nay lại rất ít dùng. Nhiều người cho đó là “khách sáo”, không cần thiết mà không biết rằng, nếu được dùng đúng lúc, đúng chỗ thì lời cảm ơn sẽ phát huy tác dụng và có ý nghĩa rất lớn về mặt tinh thần. Nó cũng góp phần làm cho con người chúng ta hiện đại hơn, văn minh hơn, lịch sự hơn…
Theo VNE
Cưới ở quê, tôi chỉ mừng 100 nghìn thôi
Nếu không phải là bạn bè thân thiết, họ hàng gần thì 100 là được rồi. Đừng có sĩ làm gì!
Mấy hôm nay, cô bạn gọi cho tôi kêu ca quá. Cô ấy kể lể rằng phải đi cả tá cái đám cưới rồi, mà đám nào cũng to, cũng lắm tiền. Tôi hỏi mừng bao nhiêu mà tốn thế, cô ấy bảo, mừng mỗi người 1 triệu, ít cũng 5 trăm. Tôi giật thót cả mình: "bạn thân tới cỡ nào mà mừng lắm thế. Lương bà tháng 3 chục triệu à? Nếu kiếm được ngần ấy thì hãy sĩ".
Đúng là nghe cô bạn nói, tôi nghĩ lại cái chuyện phong bì. Hiện đang mùa cưới, tính ra mà chơi nhiều, quan hệ rộng thì mỗi mùa chơi tới cả chục, hơn chục cái đám cưới là ít chứ. Ai làm lương cao thì không nói làm gì, nếu làm lương thấp mà đi nhiều thì đúng là được phen &'méo mặt'. Tôi cũng đang dính mấy cái đám, nhưng tôi chẳng mừng nhiều như cô bạn, tầm 2 trăm là cùng, nhiều thì 3 trăm, đó là nếu tổ chức ở nhà hàng. Chứ thông thường tôi cũng chỉ đi từng ấy, lắm lắm, quá lắm, bạn thân rất thân thì mừng tới 5 trăm. Nhưng những đám ấy chỉ là hi hữu.
Tôi quan niệm, tiền mừng cưới giống như &'cái nợ'. Mình đi họ nhiều thì sau này họ cũng trả lại mình nhiều. Chí ít cũng bằng ấy. Bạn bè thân nhau thì không nói làm gì, bạn có điều kiện thì càng không nói. Nhưng chẳng may bạn nghèo, sau này có con cái ra rồi, trả nợ mình cũng là việc quá khó với họ.
Thú thực, nếu ở quê, tiền mừng cưới cho các bạn mà chơi lâu, kiểu học cùng cấp hai, cấp ba, lâu lâu mới gặp, thi thoảng về thì hẹn hò, tôi chỉ mừng 1 trăm nếu không ăn cỗ.(ảnh minh họa)
Cô bạn tôi chưa có gia đình, ấy vậy mà cứ sĩ diện. Bảo ở quê người ta cũng chỉ còn vài người bạn nên có thân họ mới mời. Nhưng dù là thân thì ở quê cũng chỉ tầm 2 trăm là được. Thú thực, nếu ở quê, tiền mừng cưới cho các bạn mà chơi lâu, kiểu học cùng cấp hai, cấp ba, lâu lâu mới gặp, thi thoảng về thì hẹn hò, tôi chỉ mừng 1 trăm nếu không ăn cỗ. Còn ăn cỗ thì mừng 2 trăm. Tôi thấy mức ấy cũng là ổn, vì dù sao, người ở quê làm gì có nhiều tiền. Mình cứ đi tầm ấy là được, nhiều quá người ta lại nghĩ ngợi.
Các cụ ở quê ngày trước còn đi 5 chục nghìn. Bây giờ thì không có nữa, nhưng 1 trăm thì quá nhiều. Chẳng biết cỗ nhà anh sang hay không sang, không biết chú rể, cô dâu giàu cỡ nào, chỉ cần người ta đi bao nhiêu thì mình đi bấy nhiều, quan trọng gì chuyện nhà giàu, nhà nghèo. Tôi cũng cứ theo cái tục ở quê mà làm vậy. Nhưng không biết, khi bóc phong bì ra bạn bè có cười chê không.
Nói tới câu chuyện này tôi lại nghĩ ngay tới một người bạn. Chỉ vì tôi mừng cái phong bì bạn ấy 2 trăm dù là về ăn từ hôm trước mà bạn ấy tỏ thái độ với tôi ngay sau ngày cưới. Số là, mời từ chiều hôm trước thì chắc nghĩ tôi sẽ mừng nhiều, nhưng tôi đi cả đám bạn, có sao mừng vậy. Họ đi chung, tôi cũng góp vào. Chia ra thì mỗi người tầm ấy. Đôi khi cưới xin cũng phải theo bạn, theo bè. Mình tỏ ra có tiền, chơi trội, nhiều khi lại không hay. Thế mà được phen hú hồn vì cô bạn trù luôn, từ đó giận tới giờ vẫn chưa muốn nhìn mặt. Vì cô ấy luôn coi mình là bạn thân. Còn với tôi thì bạn thân cũng vẫn bằng vậy, nếu là đám cưới ở quê. Dù nói là thân nhưng chỉ ở mức, về quê thì hay chơi với cô ấy nhất mà thôi.
Thôi thì, các bạn trẻ bây giờ cũng vậy, nhìn mà suy ngẫm. Cưới xin là chuyện trọng đại thật đó, nhưng mà cũng đừng nghĩ, tiền mừng dày là tình cảm đong đầy nhé. (ảnh minh họa)
Bây giờ, bạn bè cấp hai, cấp ba có mời, tôi không về được cũng chỉ gửi 100 nghìn. Để sau này họ đi lại mình cũng đỡ khổ. Còn nếu họ không đi thì cũng thôi, hoặc là chắc gì mình mời tới họ. Nghĩ vậy mà tôi cũng an lòng, vì coi như phong bì ấy, dù nhỏ nhưng cũng là món quà song hỷ.
Nếu mùa cưới này tôi cũng như cô bạn thì đúng là, cả tháng phải chạy tiền ăn mì tôm. Đi làm, lương lậu chẳng cao lại thêm cái khoản cưới xin, còn chưa kể tới sinh nhật, bạn bè tụ tập, chắc là chẳng còn đồng nào mà tiêu vặt, thậm chí là đi vay. May, tôi biết chi tiêu, tính toán kĩ càng nên được cái chi tiêu ổn thỏa trong tháng, không phải vay mượn gì.
Nay cô bạn hỏi tôi vay 2 triệu, tôi không có cũng cố cho cô ấy vay, nghĩ mà tội. Đi làm, chưa có tiền dự trữ, cứ phung phí, hoang tàn, rồi lại mắc cái bệnh sĩ thì bao giờ mới có của ăn, của để.
Thôi thì, các bạn trẻ bây giờ cũng vậy, nhìn mà suy ngẫm. Cưới xin là chuyện trọng đại thật đó, nhưng mà cũng đừng nghĩ, tiền mừng dày là tình cảm đong đầy nhé. Vì có đi thì có lại, đi rồi người ta cũng phải trả lại mình. Nên vừa vừa phải phải, nếu mình là người đi chứ không phải là người trả thì phiến phiến thôi, để hiện tại không túng thiếu, và sau này cũng chẳng ai khó lòng, chẳng ai phải giật mình thon thót khi có bạn mời cưới.
Theo VNE
Mừng cưới: bạn vợ sang, bạn chồng hèn Vợ còn khinh tôi ra mặt, bảo đúng là nhà nghèo thì chỉ có thế thôi. Tiền mừng thì ít lại còn đòi ăn sang. Tôi lấy vợ, đã tính toán chuyện hôn nhân một cách kĩ lưỡng. Vợ tôi vốn là con gái nhà khá giả, còn tôi chỉ là một chàng trai bình thường nhưng có công việc ổn định. Cũng...